Powered by Techcity

Phát triển kinh tế V-A-C trên vườn đồi Ngọc Lặc

Là huyện miền núi thấp, Ngọc Lặc có tiềm năng đất vườn đồi khá lớn. Thời gian gần đây, nhiều hộ dân đã mạnh dạn cải tạo, phá bỏ cây tạp, áp dụng các tiến bộ khoa học để hình thành nên nhiều mô hình vườn – ao – chuồng (V-A-C) hiệu quả.

Phát triển kinh tế V-A-C trên vườn đồi Ngọc LặcCải tạo cây tạp, gia đình ông Trương Thế Thanh ở thôn Thanh Sơn, xã Minh Tiến hình thành mô hình kinh tế vườn đồi cho lợi nhuận hơn 500 triệu đồng/năm.

Với diện tích vườn đồi tới gần 1 ha, từ năm 2018 gia đình ông Trương Thế Thanh ở thôn Thanh Sơn, xã Minh Tiến đã mạnh dạn phá bỏ vườn cao su, đồng thời cải tạo các cây tạp để phát triển vườn cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Phần diện tích trên đồi cao được gia đình ông chuyên canh 4.000m2 dứa gai, tiếp đến là khu chuồng trại nuôi lợn. Diện tích đất bằng quanh nhà được gia chủ bố trí 2.000m2 ổi lê, còn lại là bưởi, chanh và cây cảnh.

Dần thoát ly với phương thức canh tác lạc hậu, gia đình ông Thanh phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp an toàn. 20 con lợn nái sinh sản để phát triển và xuất chuồng trên dưới 600 con lợn thịt mỗi năm, nhưng vấn đề môi trường cơ bản bảo đảm bởi ông đã đầu tư hệ thống thu gom chất thải và các bể biogas hiện đại. Cây ăn quả như ổi, bưởi được bón phân hữu cơ được ủ bằng các chế phẩm vi sinh nên chất lượng quả ngon, được thương lái đến tận vườn thu mua.

Sau 5 năm đầu tư, cây – con trong vườn đồi gia đình ông đã cho thu nhập ổn định. Các cây ăn quả cho thu nhập hơn 100 triệu đồng, dứa gai hơn 200 triệu đồng, sản phẩm chăn nuôi hơn 800 triệu đồng… Trừ mọi chi phí sản xuất, khu vườn đồi gia đình mang về lợi nhuận hơn 500 triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên.

Với gần 4.400m2 đất vườn đồi, gia đình chị Phạm Thị Loan ở thôn Cao Thắng, xã Cao Thịnh đã hình thành nên mô hình sản xuất tổng hợp cho lợi nhuận trên dưới 400 triệu đồng mỗi năm. Ngay sau vườn nhà, một vườn bưởi chuyên canh trĩu quả đang được thu hoạch tỉa trong tháng 12 này.

Theo chủ vườn Phạm Thị Loan, khu vườn trước kia được gia đình trồng luồng, ngô, mít và nhiều cây tạp nên không hiệu quả. Thực hiện Chỉ thị 29/CT-HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Ngọc Lặc năm 2013 về cải tạo vườn tạp, đến năm 2015 gia đình đã mạnh dạn phá bỏ cây tạp trong vườn, trồng hơn 3.600m2 bưởi. Phía cuối khu vườn, gia đình đào ao thả cá, đồng thời chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng. Dưới tán bưởi, gia đình chăn thả đàn gà hàng trăm con mỗi lứa.

Vừa sản xuất, vừa học hỏi kinh nghiệm, gia đình chị Loan từng bước khắc phục hững hạn chế, chiếm lĩnh kỹ thuật trong canh tác bưởi để hạn chế sâu bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng cho quả bưởi. Đến năm 2017, vườn đồi này được xã Cao Thịnh chọn để xây dựng vườn mẫu NTM, gia đình tiếp tục đầu tư hệ thống đường ống tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Quy trình canh tác được tuân thủ theo hướng sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, gia đình chỉ dùng các chế phẩm sinh học để trị sâu bệnh cho cây, bón phân hữu cơ tự sản xuất. Phía trước sân nhà được gia đình trồng cây cảnh theo hướng kinh doanh.

Sau 8 năm miệt mài cải tạo vườn đồi, mô hình V-A-C của gia đình chị Phạm Thị Loan đã cho doanh thu ổn định khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Theo hạch toán của gia chủ, năm 2013 thu nhập từ bưởi đạt hơn 200 triệu đồng, ao cá 55 triệu đồng, các lứa gà cho thu nhập hơn 150 triệu đồng… Từ sự thành công của mình, gia đình đã truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ để 5 gia đình trong xã phát triển kinh tế vườn đồi với cách thức tương tự.

Tại xã Minh Sơn, gia đình ông Hà Văn Hoàng ở thôn Minh Thắng cũng trở thành điển hình trong phát triển kinh tế vườn hộ. Có diện tích vườn đồi gần 1,5 ha, trước đây ông chủ yếu canh tác mía, trồng ngô và cây hoa màu. Những năm 2015-2016, giá mía xuống thấp, gia đình quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển thêm chăn nuôi; đồng thời từng bước cải tạo, đến nay gia đình đang phát triển vườn bưởi, na, mít và 800m2 ao thả cá. Dưới gốc cây ăn quả, đàn gà thả vườn của gia đình cũng mang về thu nhập trên dưới 100 triệu đồng mỗi năm. Nhiều năm gần đây tổng thu nhập từ các loại cây, con trong vườn đồi gia đình ông Hoàng đã đạt gần 1 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 850 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 5 lao động.

Theo đại diện Hội Làm vườn và Trang trại huyện Ngọc Lặc, tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng trên địa bàn huyện có hàng trăm mô hình kinh tế V-A-C hiệu quả từ vườn đồi. Điển hình như hàng chục mô hình trồng sắn dây kết hợp chăn nuôi ở xã Ngọc Liên; các mô hình trồng măng tây, trồng nấm, mộc nhĩ, các loại cây ăn quả với chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp ao thả cá ở hầu khắp các xã trong huyện. Nhiều mô hình kinh tế vườn đồi đã cho doanh thu hàng tỷ đồng, khơi dậy được tiềm năng đất đồi địa phương, giúp nhiều hộ dân vươn lên giàu có ngay tại quê nhà.

Bài và ảnh: Lê Đồng

Nguồn

Cùng chủ đề

Hoằng Hóa: Khát vọng vươn mình

Đoàn kết, năng động luôn là sức mạnh và là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và người dân huyện Hoằng Hóa trong quá trình phát triển. Trước cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới, những giá trị đó càng cần được nhân lên, để Hoằng Hóa vững vàng tạo đột phá, phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng là địa phương có quy mô kinh tế nằm trong tốp đầu cả tỉnh.Bí thư...

Nhà bạn tôi ở phố Lò Chum

Tôi quen với nhà nghiên cứu phê bình (NCPB) văn học Chu Văn Sơn từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX tại Đại học Sư phạm Hà Nội, nơi ông vừa mới được nhận về làm cán bộ giảng dạy tại đó.Ảnh chụp tác giả và “bạn tôi” - Chu Văn Sơn trong lễ khánh thành “Bia thơ kỷ niệm” khắc bài thơ “Tre Việt Nam” nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Duy năm 2017.Lúc...

Gìn giữ nét đẹp tục xông đất và hái lộc đầu xuân

Tết Nguyên đán với người Việt nói chung, người dân xứ Thanh nói riêng không chỉ là dịp sum vầy, gia đình đoàn viên mà còn là thời điểm với rất nhiều phong tục, tập quán truyền thống. Trong đó, tục “xông đất” và “hái lộc đầu xuân” là hoạt động “mở màn” có ý nghĩa quan trọng trong ngày đầu tiên của năm mới.Chị Đỗ Thị Nga (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) đón người đến xông đất...

Người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng vay vốn Agribank

Trong suốt 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp - Chi nhánh Thanh Hóa (ABIC Thanh Hóa) đã trở thành “lá chắn”, là người bạn đồng hành tin cậy của nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. ABIC Thanh Hóa không chỉ cung cấp bảo hiểm thiết yếu, bảo vệ khách hàng, mà còn chứng minh giá trị nhân văn của mình qua việc hỗ trợ...

Truyền thống dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón Tết

Với quan niệm “tống cựu nghênh tân” để đón một năm mới ngập tràn may mắn, mỗi dịp tết đến xuân về, người dân Việt lại tất bật dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Đây đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của bao thế hệ người dân Việt.Nhiều trẻ em được trải nghiệm dọn nhà cùng bố mẹ...Công việc cuối năm bận rộn nên năm nào cũng cận tết vợ chồng anh Nguyễn Văn Phương...

Cùng tác giả

Rộn ràng Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Thọ Xuân

Sáng 6/2, Hội Nhà Báo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, huyện Thọ Xuân tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Báo chí Thanh Hoá hướng tới 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.Các đại biểu tham quan các gian trưng bày của Hội báo Xuân Ất Tỵ tại huyện Thọ Xuân.Hội báo Xuân tại huyện Thọ Xuân trưng bày...

Ứng dụng KH&CN trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực miền núi

Trên địa bàn một số huyện miền núi xứ Thanh đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.Người dân xã Xuân Dương (Thường Xuân) áp dụng khoa học - kỹ thuật để chăm sóc cây trồng.Năm 2020, gia đình anh Lương Văn Tưởng ở thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) đã...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lại Thế Nguyên dự lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Giầy Alivia...

Sáng 6/2, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã đến dự lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam đóng tại huyện Thiệu Hoá.Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cùng các thành viên trong đoàn thăm dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH...

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

Trong năm qua, Thanh Hóa tiếp tục thu hút thêm 423 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đưa quy mô nguồn vốn FDI trên lên con số 173 dự án, với số vốn đăng ký 15,2 tỷ USD. Vượt qua nhiều khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp (DN) FDI duy trì hoạt động ổn định, đóng góp quan trọng cho tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho người lao động.Công ty TNHH...

Hàng tồn kho sau tết

Trước tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao khiến các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất, nhập hàng số lượng lớn để đáp ứng thị trường. Tuy nhiên, ngay sau kỳ nghỉ lễ, sức mua chững lại khiến hàng hóa tồn đọng nhiều, gây áp lực lớn lên tài chính, chi phí lưu kho và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của nhiều DN trong những tháng đầu năm.Thực phẩm, bánh, kẹo là những mặt hàng tồn...

Cùng chuyên mục

Ứng dụng KH&CN trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực miền núi

Trên địa bàn một số huyện miền núi xứ Thanh đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.Người dân xã Xuân Dương (Thường Xuân) áp dụng khoa học - kỹ thuật để chăm sóc cây trồng.Năm 2020, gia đình anh Lương Văn Tưởng ở thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) đã...

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

Trong năm qua, Thanh Hóa tiếp tục thu hút thêm 423 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đưa quy mô nguồn vốn FDI trên lên con số 173 dự án, với số vốn đăng ký 15,2 tỷ USD. Vượt qua nhiều khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp (DN) FDI duy trì hoạt động ổn định, đóng góp quan trọng cho tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho người lao động.Công ty TNHH...

Hàng tồn kho sau tết

Trước tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao khiến các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất, nhập hàng số lượng lớn để đáp ứng thị trường. Tuy nhiên, ngay sau kỳ nghỉ lễ, sức mua chững lại khiến hàng hóa tồn đọng nhiều, gây áp lực lớn lên tài chính, chi phí lưu kho và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của nhiều DN trong những tháng đầu năm.Thực phẩm, bánh, kẹo là những mặt hàng tồn...

Kỳ vọng ngành bán lẻ bứt phá trong năm 2025

Năm 2025 ngành bán lẻ Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nền tảng vững chắc của hệ thống phân phối, sự phục hồi của nền kinh tế trong và ngoài nước, cùng với sự mở rộng của các “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử và phương thức bán hàng đa kênh sẽ tạo ra những cơ hội tăng trưởng đầy...

PC Thanh Hóa triển khai giải pháp nâng cao năng lực vận hành lưới điện hạ áp

Thể hiện quyết tâm cao nhất trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2025, ngay những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã bắt tay ngay vào công việc sau kỳ nghỉ tết.Ngày 04/02, PC Thanh Hóa đã tổ chức họp triển khai giải pháp thực hiện văn bản số 457/EVNNPC-KH+KT, ngày 24/01/2025 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc về việc lập phương án đầu tư...

Chủ tịch UBND tỉnh dự Lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại Dịch vụ Lê...

Chủ tịch UBND tỉnh dự Lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại Dịch vụ Lê Gia Sáng ngày 5/2/2025, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dự lễ ra quân sản xuất, kinh doanh đầu năm Ất Tỵ tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia, (H. Hoằng Hóa). Page Content ...

Hoằng Hóa quyết liệt giải phóng mặt bằng các dự án quan trọng

Hòa chung nhịp phát triển của tỉnh, huyện Hoằng Hóa là một trong những địa phương có nhiều công trình, dự án quan trọng, mang tính đột phá, liên kết vùng đã và đang được triển khai thực hiện.Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng Khu Công nghiệp WHA Smart Technology - Thanh Hóa thực hiện chi trả tiền bồi thường, GPMB cho các hộ dân liên quan.Điểm...

Agribank Bắc Thanh Hóa đồng hành với sự phát triển của các địa phương

Với vai trò chủ lực trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa (Agribank Bắc Thanh Hóa) luôn đóng vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn với hơn 80% thị phần tín dụng dành cho lĩnh vực này. Bên cạnh việc đầu tư cho vay đến hộ gia đình và cá...

Nét văn hóa của người kinh doanh

Bên cạnh tục xông đất, xuất hành... đầu năm mới, những người làm kinh doanh còn thường chọn ngày đẹp để mở hàng đầu năm với mong cầu một năm mới buôn may bán đắt, kinh doanh thuận lợi.Khách hàng mua hàng đầu năm mới tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào xứ Thanh.Quan niệm dân gian mở hàng đầu năm suôn sẻ là báo hiệu cho một năm làm ăn thuận lợi, tài lộc...

BIDV Bỉm Sơn đổi tên thành BIDV Trung Sơn Thanh Hoá

Trên cơ sở Quyết định của BIDV đối với việc thay đổi tên chi nhánh, từ ngày 01/02/2025 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn) sẽ chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Trung Sơn Thanh Hóa (BIDV Trung Sơn Thanh Hóa).Từ 01/02/2025 BIDV Bỉm Sơn chính thức đổi tên thành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất