Powered by Techcity

Phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn


Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa trải qua một năm bứt phá, tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, cao nhất từ trước đến nay. Nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả cao, ngành NN&PTNT đang thực hiện quyết liệt các biện pháp tái cơ cấu, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.

Phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoànGiám đốc Sở NN&PTNT Cao Văn Cường kiểm tra sản xuất, thăm hỏi động viên bà con nông dân.

Gạo xứ Thanh vươn ra thị trường thế giới

Năm 2024, ngành NN&PTNT đã vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả, lấy lại được đà tăng trưởng đạt mức tăng trưởng khá toàn diện, góp phần vào tăng trưởng chung của cả tỉnh. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 77.671 tỷ đồng, đứng thứ 9 toàn quốc, chiếm 13,4% tổng cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Toàn tỉnh duy trì diện tích gieo cấy lúa 227.500 ha/năm, đứng thứ nhất khu vực Bắc Trung bộ và Miền Bắc, sản lượng lương thực duy trì 1,57 triệu tấn/năm. Trong chăn nuôi, toàn tỉnh duy trì đàn trâu 162.000 con; đàn lợn 1,4 triệu con; đàn gia cầm 27 triệu con; đàn bò 191 nghìn con. Mặc dù dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp ở các địa phương lân cận, nhưng 3 năm liên tiếp trên địa bàn tỉnh không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Diện tích rừng 650.000ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,86%; diện tích tre luồng lớn nhất cả nước với hơn 78.000ha. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 219.702 tấn. Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đạt hơn 289,2 triệu USD. Nhiều mặt hàng xuất khẩu nông sản Thanh Hóa đã có mặt ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đặc biệt, năm 2024 lần đầu tiên Thanh Hóa có đơn hàng xuất khẩu gạo đến các thị trường Singapore, Nhật Bản, Australia. Trong tháng 11/2024 Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã xuất đi Singapore 300 tấn gạo giá trị 200.000 USD, được sản xuất từ giống lúa thuần Japonica J02 có nguồn gốc từ Nhật Bản. Gạo được trồng theo quy trình nông nghiệp công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn VietGAP và đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh.

Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hóa” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh. Đây là cơ sở để doanh nghiệp phối hợp với các địa phương trong tỉnh xây dựng mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất lúa theo chuỗi giá trị, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoànThu hoạch lúa mùa ở xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa).

Phó Giám đốc phụ trách thương mại xuất nhập khẩu, Công ty CP Mía đường Lam Sơn Trần Xuân Trung cho biết: “Hiện công ty đang hoàn tất thủ tục với đối tác Công ty Kematsu của Nhật là nhà kinh doanh gạo lớn thứ 2 của Nhật Bản và dự kiến tháng 6/2025 sẽ xuất lô hàng gạo đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Cũng trong năm 2025 công ty đã ký hợp đồng với đối tác xuất khẩu từ 1.200 tấn đến 1.500 tấn gạo sang thị trường các nước Singapore, Nhật Bản, Australia. Để có nguồn nguyên liệu gạo đạt chuẩn xuất khẩu, ngoài 500ha sản xuất lúa gạo của công ty ở huyện Thiệu Hóa, công ty còn liên kết trồng lúa với người dân các huyện Đông Sơn, Hà Trung, Triệu Sơn”…

Linh hoạt phát triển sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, ngành NN&PTNT đã linh hoạt lồng ghép các chương trình, đề án, nhiệm vụ thực hiện phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó, từng bước chuyển đổi tư duy từ sản xuất truyền thống phụ thuộc các yếu tố đầu vào, chưa quan tâm đến nguồn phụ phẩm và môi trường sang sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng tài nguyên hiệu quả và bền vững gắn với nhu cầu thị trường.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường rõ rệt. Tiêu biểu như các mô hình: Lúa – cá tại huyện Hà Trung đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 200ha; lúa – rươi tại các huyện Quảng Xương, Nông Cống với diện tích 13ha; bưởi hữu cơ tại huyện Yên Định, rau hữu cơ tại TP Thanh Hóa; lúa nếp hạt cau với tổng diện tích 830ha tại các huyện Ngọc Lặc, Bá Thước, Thạch Thành, Vĩnh Lộc và Hà Trung; nếp cái hoa vàng tại huyện Hà Trung với diện tích 220ha; xây dựng hoàn chỉnh quy trình và ứng dụng trên diện tích 6.900ha lúa sản xuất thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại các huyện Yên Định, Thiệu Hóa; sản xuất lúa theo hướng giảm phát thải, tạo tín chỉ carbon 90ha…

Phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoànNgười dân xã Nga Hải (Nga Sơn) sản xuất dưa vàng ứng dụng công nghệ cao.

Bên cạnh đó, thông qua các chương trình, dự án các hệ sinh thái tự nhiên rừng đã bị suy thoái được phục hồi, tái sinh tăng 11,41% tương đương với 10.287,48ha, nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 53,86%. Đặc biệt, trong năm 2024 toàn tỉnh có hơn 393.000ha rừng bán tín chỉ

carbon thu về hơn 200 tỷ đồng. Trong chăn nuôi có tới 75% trang trại chăn nuôi lợn, 72% trang trại chăn nuôi gia cầm, 100% trang trại chăn nuôi bò sữa áp dụng quy trình VietGAP, an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh đảm bảo hiệu quả trong phát triển chăn nuôi của tỉnh trên tổng số trang trại.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Cao Văn Cường, phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vừa là xu hướng tất yếu và là một giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Hiện đơn vị đang tích cực phối hợp với các địa phương trong tỉnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân về kinh tế tuần hoàn, các yêu cầu, chủ trương và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Đồng thời, lồng ghép nội dung kinh tế tuần hoàn vào các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, chương trình sản xuất hữu cơ, áp dụng đồng bộ khoa học – kỹ thuật theo chu trình khép kín, giảm sử dụng các vật tư đầu vào có nguồn gốc hóa học. Trong đó, tận dụng tối đa chất thải và phế, phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác nhằm giảm thiểu sự lãng phí, thất thoát sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao và nhất là giảm thiểu và đi đến triệt tiêu chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích các tổ chức cá nhân, danh nghiệp, HTX áp dụng công nghệ tái chế, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế tuần hoàn. Cùng với đó, đơn vị khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng và chuyển giao các công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, công nghệ thông tin, công nghệ xanh… phục vụ sản xuất, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bài và ảnh: Lê Hợi



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-tuan-hoan-238015.htm

Cùng chủ đề

Dấu ấn hoạt động xúc tiến đầu tư

Nhiều năm gần đây, Thanh Hóa tiếp tục ghi dấu ấn xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Cách làm này đã đưa lại những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động thu hút đầu tư vào tỉnh.Hiệp hội Xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc tìm hiểu về quy hoạch KKTNS.Năm 2024, hoạt động đối ngoại tiếp tục được tỉnh Thanh Hóa quan tâm đặc biệt. Lãnh đạo tỉnh đã tiếp...

Tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững

Để nâng cao giá trị, khẳng định chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản trên thị trường trong nước và quốc tế, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.Chế biến lâm sản xuất khẩu tại Công...

Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng 686 dự án

Theo kế hoạch, trong năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) cho 686 dự án, với tổng diện tích cần giải phóng là 2.590,719 ha.Ảnh minh họa.Đầu tháng 1/2025, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh năm 2025. Theo kế hoạch, trong năm nay toàn tỉnh sẽ thực hiện giải phóng mặt...

16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025

Theo Nghị quyết số 608/NQ- HĐND ngày 14/12/2024 của HĐND tỉnh Thanh Hóa, năm 2025 có 16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.Dự án nhà ở xã hội tại Khu Công nghiệp Hoàng Long (TP Thanh Hóa) (tháng 11/2024). Ảnh Đồng Thành.Trong đó có 9 khu đất các dự án trên địa bàn TP Thanh Hóa thuộc các phường: Lam Sơn, Quảng Hưng, Đông Hương, Đông Sơn,...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

Cùng tác giả

Năm thành công của Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh

Sau một thời gian “ngủ đông”, năm 2024 - năm phục hồi của nền kinh tế đất nước, cũng là năm ngành nghệ thuật đã tạo nên nhiều dấu ấn. Trong không khí ấy, Nhà hát nghệ thuật truyền thống (NHNTTT) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức được nhiều chương trình lớn, tham gia nhiều hội diễn, các nghệ sĩ có điều kiện thể hiện tài năng và sự đam mê.Các nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh kiểm tra công tác chuẩn bị tết tại Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công...

Sáng 28/1 (tức ngày 29 tết), đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho các đối tượng chính sách đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hóa. Cùng đi có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy...

[E-Magazine] – Trên hành trình hiện thực hóa khát vọng Thanh Hóa thịnh vượng

(Baothanhhoa.vn) - Thiết lập nền móng vững chắc, hay tạo dựng nên thế và lực căn bản từ những thành tựu có tính đột phá, để từ đó kiến tạo nên một tương lai rạng rỡ. Đó là mục tiêu, cũng là sự lựa chọn duy nhất đúng trên hành trình hiện thực hóa khát vọng Thanh Hóa văn minh, thịnh vượng, hạnh phúc. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/e-magazine--tren-hanh-trinh-hien-thuc-hoa-khat-vong-thanh-hoa-thinh-vuong-238133.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa Ấn phẩm đặc biệt Xuân Ất Tỵ

(Baothanhhoa.vn) - Với mạch nguồn khát vọng vươn cao, hòa nhịp vào dòng chảy thời đại, dòng chảy phát triển; xuyên suốt là cảm hứng mùa xuân, phong vị tết, với cố gắng tạo ra một giai phẩm đẫm đượm sắc xuân, sức xuân, tô điểm cho bức tranh xuân đa sắc, tiếp tục thể hiện quyết tâm bứt phá vươn tầm cao mới trong năm 2025, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn...

Người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng vay vốn Agribank

Trong suốt 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp - Chi nhánh Thanh Hóa (ABIC Thanh Hóa) đã trở thành “lá chắn”, là người bạn đồng hành tin cậy của nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. ABIC Thanh Hóa không chỉ cung cấp bảo hiểm thiết yếu, bảo vệ khách hàng, mà còn chứng minh giá trị nhân văn của mình qua việc hỗ trợ...

Cùng chuyên mục

Người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng vay vốn Agribank

Trong suốt 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp - Chi nhánh Thanh Hóa (ABIC Thanh Hóa) đã trở thành “lá chắn”, là người bạn đồng hành tin cậy của nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. ABIC Thanh Hóa không chỉ cung cấp bảo hiểm thiết yếu, bảo vệ khách hàng, mà còn chứng minh giá trị nhân văn của mình qua việc hỗ trợ...

Khẳng định vai trò “Bưu điện là của Nhân dân”

Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, thông qua việc triển khai các dịch vụ bảo đảm nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm, hiệu quả và linh hoạt, Bưu điện tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định vai trò chủ đạo, vị thế dẫn đầu trong ngành bưu chính tại địa phương. Trên hành trình đó, với vai trò là doanh nghiệp bưu chính công ích được nhà nước tin tưởng giao nhiệm vụ chi trả các dịch...

Gieo niềm tin, mầm hy vọng đến với hộ nghèo, gia đình chính sách

Gần 22 mùa xuân đồng hành với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, ủy thác của các tổ chức, đoàn thể, bảo đảm nguồn vốn đến đúng người thụ hưởng. Với phương châm “nơi nào có người nghèo, nơi đó có mạch nguồn tín dụng ưu đãi”, các cán bộ NHCSXH Thanh Hóa đang...

Hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 30/TB-VPCP ngày 25/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị lần thứ XII Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).Phấn đấu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững, hiệu quả.Thông báo nêu: Từ sau Hội nghị lần thứ XI Ban...

Nhộn nhịp phiên giao dịch tài chính cho hộ nghèo, gia đình chính sách

Những ngày này, không khí làm việc tại tất cả các điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) trở nên khẩn trương, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Bởi đây là những phiên giao dịch tài chính cuối cùng của năm cũ, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 để kịp thời giải ngân nguồn vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu...

Dấu ấn hoạt động xúc tiến đầu tư

Nhiều năm gần đây, Thanh Hóa tiếp tục ghi dấu ấn xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Cách làm này đã đưa lại những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động thu hút đầu tư vào tỉnh.Hiệp hội Xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc tìm hiểu về quy hoạch KKTNS.Năm 2024, hoạt động đối ngoại tiếp tục được tỉnh Thanh Hóa quan tâm đặc biệt. Lãnh đạo tỉnh đã tiếp...

Không gian văn hóa – tâm linh Thái miếu nhà Hậu Lê

Tọa lạc trên phố Kiều Đại, trải qua 220 năm lịch sử với biết bao “vật đổi sao dời”, Thái miếu nhà Hậu Lê vẫn đinh ninh nét trầm mặc, cổ kính, linh thiêng. Lịch sử hình thành và phát triển của Thái miếu nhà Hậu Lê bắt đầu từ dấu mốc năm 1805, vua Gia Long cho dời Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long về đất Bố Vệ. Thái miếu được xây dựng trên nền điện...

Người nặng lòng với tín ngưỡng thờ Mẫu

Với mong muốn bảo vệ và nhân rộng giá trị tốt đẹp của “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Nguyễn Thị Dược ở phường Bắc Sơn (thị xã Bỉm Sơn) đã dành hàng chục năm để thực hiện.NNƯT Nguyễn Thị Dược. Ảnh: Vân AnhNNƯT Nguyễn Thị Dược cho biết, lần đầu tiên bà biết đến tín...

Công nhận 11 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Chiều 23/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân...

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định, chưa đảm bảo thời gian cách ly, vứt bao gói bừa bãi sau sử dụng cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe người dân. Nhận thức được vấn đề trên, các địa phương đã tích cực tuyên truyền người dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất