Powered by Techcity

Phát triển du lịch ở Vườn quốc gia Bến En còn nhiều khó khăn

Thiên nhiên ban tặng cho Vườn quốc gia Bến En nhiều cảnh đẹp thơ mộng, hùng vĩ. Đây là điều kiện quan trọng để nơi đây phát triển du lịch, giảm thiểu tác động đến an ninh rừng. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Bến En chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.

Phát triển du lịch ở Vườn quốc gia Bến En còn nhiều khó khănMột góc của Vườn quốc gia Bến En.

Vườn quốc gia Bến En có tổng diện tích tự nhiên hơn 14.305,9 ha và 30.000 ha rừng vùng đệm, phần lớn là rừng nguyên sinh với hệ sinh thái động, thực vật phong phú, đa dạng. Nơi đây có hồ Sông Mực rộng lớn, nước trong xanh, có các đảo biệt lập, cảnh quan thơ mộng. Xung quanh Vườn quốc gia Bến En là nơi sinh sống của đông đảo đồng bào các dân tộc Thái, Mường. Đồng bào dân tộc nơi đây, còn gìn giữ nhiều phong tục tập quán và nét văn hóa vô cùng đặc sắc.

Đến với Vườn quốc gia Bến En, du khách có thể thuận lợi để kết nối đến nhiều khu, điểm du lịch cộng đồng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, độc đáo của núi rừng hùng vĩ; khí hậu mát mẻ cùng những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái, Mường. Ngoài ra, du khách còn được khám phá hang Lèn Pót ở thôn Thanh Xuân, xã Xuân Thái (Như Thanh). Đây là hang động trong núi đá, còn rất hoang sơ, chưa có tác động nhiều của con người, với những nhũ đá trong hang đẹp, được tích tụ qua hàng nghìn năm về trước.

Để phục vụ cho hoạt động du lịch, thời gian qua, Vườn quốc gia Bến En đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp phương tiện phục vụ kinh doanh du lịch và mua sắm các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Tổ chức khai thác một số điểm, tuyến tham quan trong Vườn quốc gia Bến En như từ đập Mẫy đi đảo Thanh Niên, đảo Thực Vật; tuyến tham quan từ Đập Mẫy đi làng Vơn. Tiếp nhận nuôi bán hoang dã các loài động vật và trồng các loại cây có giá trị phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Nhờ làm tốt công tác quảng bá, từ đầu năm đến tháng 9/2023, Vườn quốc gia Bến En đã thu hút được khoảng 17.000 lượt khách du lịch, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Bến En đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư xứng tầm, các loại hình dịch vụ du lịch chưa phong phú đa dạng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, du khách tới Vườn quốc gia Bến En thường lựa chọn việc đi thuyền để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hồ Sông Mực và khám phá các hòn đảo nơi đây nhưng hiện nay, đơn vị chỉ có 5 chiếc thuyền và mỗi chiếc chỉ chở tối đa được 10 người. Vì vậy, vào các dịp lễ, tết khách du lịch phải chờ đợi để đến lượt, thậm chí có những trường hợp du khách không được phục vụ, khiến họ không hài lòng.

Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Bến En còn thiếu các cơ sở lưu trú, để phục vụ nhu cầu du khách. Hiện nay, đơn vị mới chỉ có 4 phòng nghỉ, với sức chứa 20 du khách, trong khi đó nhu cầu của du khách rất lớn. Các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm, ăn uống chưa phong phú đa dạng, chưa đủ sức “níu chân” du khách. Anh Ngô Ngọc Sơn, phường Quảng Đông (TP Thanh Hóa) cho biết: Vườn quốc gia Bến En có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, thơ mộng, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình hấp dẫn khách du lịch. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách tới tham quan, đặc biệt là nhu cầu lưu trú, ăn uống và giải trí. Nếu tình trạng này không được cải thiện thì rất khó để thu hút du khách.

Không chỉ thiếu về kết cấu hạ tầng, các dịch vụ du lịch, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Bến En vừa thiếu lại vừa yếu. Hiện đơn vị có 60 cán bộ, viên chức, người lao động chủ yếu là làm công tác chuyên môn, số ít bố trí làm kiêm nhiệm du lịch. Do không được đào tạo nghiệp vụ, nên kỹ năng làm du lịch của đội ngũ cán bộ nơi đây còn nhiều hạn chế, đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch.

Ngoài ra, Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bến En đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045, hiện chưa được phê duyệt đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút các nhà đầu tư vào Vườn quốc gia Bến En để phát triển du lịch. Ông Lê Công Cường, Giám đốc Vườn quốc gia Bến En cho biết: Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bến En đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay, đề án này đang trong quá trình chờ phê duyệt, khiến việc thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn.

“Thực tế cho thấy, việc phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Bến En đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế về nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, loại hình và sản phẩm du lịch, hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch, rất cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục mở rộng các tour, tuyến du lịch, phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn các huyện Như Thanh, Như Xuân để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, từng bước đa dạng hóa loại hình dịch vụ ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí cho du khách. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của Vườn quốc gia Bến En đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Tăng cường thực hiện việc quản lý Nhà nước về du lịch theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng tới phát triển bền vững du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng, chú trọng lợi ích giữa cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và nhà quản lý. Chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý du lịch. Qua đó, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của Vườn quốc gia Bến En, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển”, ông Lê Công Cường cho biết.

Bài và ảnh: Xuân Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa

Nhân Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 – 1/11/ 2024), sáng 30/10, Ban trị sự (BTS) Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa - 40 năm phát triển và trưởng thành.Các đại biểu tham dự hội thảo.Đại biểu tặng lẵng hoa chúc mừng hội thảo.Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số ban, ngành...

Cùng tác giả

Quốc hội tập trung thảo luận dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam

Phiên ngày 13/11, Quốc hội nghe về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam dự kiến nguồn vốn khoảng hơn 67,34 tỷ USD. (Ảnh: PV/Vietnam+)Ngày 13/11, các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có chủ trương đầu...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 13/11: Nắng gián đoạn, chỉ số tia UV cao

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, Mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Theo cơ quan khí tượng, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn. Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 13/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 13/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-13-11-2024-230212.htm

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

Phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(MPI) – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký ban hành Quyết định số 2500/QĐ-BKHĐT ngày 30/10/2024 phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh minh họa. Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2024 Theo đó, về tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra năm 2024, trong ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 100% đơn vị ứng dụng Nền...

Cùng chuyên mục

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất