Powered by Techcity

Phát triển du lịch ở Như Thanh

Là địa phương có lợi thế về phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng, những năm qua, huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp để phát triển ngành công nghiệp “không khói”. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân.

Phát triển du lịch ở Như ThanhHồ Bến En luôn hấp dẫn du khách khi đến với Như Thanh. Ảnh: Vũ Khắc

Tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch

Các sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện tương đối đặc sắc và đa dạng, gồm: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Vườn Quốc gia Bến En. Du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng tại dốc Eo Gắm (xã Hải Long); thác nước dốc Bò Lăn (xã Thanh Tân); hang động núi Thủ Lợn, hang Lèn Pót (xã Xuân Thái); hang Ngọc gắn với cây lim xanh cổ thụ (xã Xuân Khang); mó nước thuộc thôn Liên Minh và thôn Cầu Hồ (xã Mậu Lâm); du thuyền trên lòng hồ – du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần thuộc một phần hồ Yên Mỹ (xã Thanh Tân và Thanh Kỳ). Du lịch văn hóa tâm linh tại đền Phủ Na (xã Xuân Du); đền Bạch Y công chúa (xã Phú Nhuận); đền Đức Ông Khe Rồng (thị trấn Bến Sung), đền Mẫu Phủ Sung và Di tích lịch sử quốc gia Lò cao kháng chiến (thị trấn Bến Sung). Gắn với các di tích là các lễ hội truyền thống như: Kin chiêng boọc mạy (Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia), Sết Bóoc Mạy, Cơm mới, rước bóng Phủ Na, rước linh vị Bạch Y công chúa… mang đến nhiều nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần, cũng như tín ngưỡng tâm linh của đồng bào nơi đây. Đặc biệt, tháng 11/2023, lễ hội Sết Bóoc Mạy của đồng bào Thái ở xã Cán Khê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể quốc gia.

Cùng với đó, các lễ hội truyền thống hiện vẫn được bà con nơi đây gìn giữ và phát huy, như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; trang phục, tín ngưỡng thờ thổ địa; đám cưới; lễ làm vía, lễ cầu mùa; các món ẩm thực… Nhiều di tích lịch sử, điểm tham quan hấp dẫn trên địa bàn các xã, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Di tích lịch sử quốc gia Lò cao kháng chiến Hải Vân; đền Đức Ông Khe Rồng (thị trấn Bến Sung); đền thờ Bạch Y công chúa (xã Phú Nhuận); Vườn Quốc gia Bến En (nằm trên địa bàn huyện Như Thanh, Như Xuân)… đã và đang được đầu tư, tôn tạo xứng tầm, ngày càng thu hút du khách tham quan, vãn cảnh.

Vườn Quốc gia Bến En được mệnh danh là “Hạ Long thu nhỏ” của xứ Thanh. Đến đây du khách sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, được du thuyền trên lòng hồ sông Mực với dòng nước bình yên, êm ả, bốn mùa xanh mát, cùng hít thở bầu không khí trong lành và thưởng ngoạn khung cảnh tuyệt mỹ của đôi bờ. Nơi đây, còn nổi tiếng với 21 hòn đảo lớn nhỏ như những viên ngọc lấp lánh giữa trời mây, non nước hữu tình. Đặc biệt, du khách còn được khám phá hệ sinh thái động, thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Xung quanh Vườn Quốc gia Bến En là những làng bản bình yên của người Thái, Mường với những phong tục tập quán và nét văn hóa vô cùng đặc sắc… Đến với Vườn Quốc gia Bến En, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương thơm ngon hấp dẫn.

Ông Lê Công Cường, Giám đốc Vườn Quốc gia Bến En, cho biết: Để phục vụ cho hoạt động du lịch, thời gian qua, Vườn Quốc gia Bến En đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp phương tiện phục vụ kinh doanh du lịch và mua sắm các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Tổ chức khai thác một số điểm, tuyến tham quan trong Vườn Quốc gia Bến En như từ đập Mẫy đi đảo Thanh Niên, đảo Thực Vật; tuyến tham quan từ đập Mẫy đi làng Vơn. Tiếp nhận nuôi bán hoang dã các loài động vật và trồng các loại cây có giá trị phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Nhờ làm tốt công tác quảng bá, từ đầu năm 2023 đến nay, Vườn Quốc gia Bến En đã thu hút được khoảng 20.000 lượt khách du lịch, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện nay, Đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045” đang được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Khi đề án được phê duyệt, là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xây dựng, quy hoạch cho phát triển du lịch; đồng thời, là điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào Vườn Quốc gia Bến En để phát triển du lịch…

Đầu tư hạ tầng cho phát triển du lịch

Đại hội Đảng bộ huyện Như Thanh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định phát triển du lịch là 1 trong 3 chương trình trọng tâm giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đến năm 2025, là một trong các trung tâm phát triển du lịch của tỉnh. Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, huyện Như Thanh đã tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện, gồm: Quy hoạch đề xuất đầu tư kè hệ thống bờ sông Khe Rồng; quy hoạch trung tâm ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ thị trấn Bến Sung; trung tâm thương mại thị trấn Bến Sung; Vườn Quốc gia Bến En; Lò cao kháng chiến Hải Vân; hang Lèn Pót và các hang động núi Thủ Lợn, thôn Yên Vinh (Xuân Thái); Eo Gắm, Eo Nga, thôn Đồng Bồi (Hải Long); thác nước Bò Lăn (Thanh Tân); Khu du lịch sinh thái cộng đồng làng Roọc (Xuân Phúc); phối hợp với UBND huyện Nông Cống, Ban Quản lý Khu Kinh tế nghi Sơn và các Khu công nghiệp thực hiện các bước đầu tư Khu nghỉ dưỡng cuối tuần hồ Yên Mỹ; quy hoạch các khu, điểm du lịch mới, điều chỉnh quy hoạch các khu, điểm du lịch khác… Cùng với đó, huyện kêu gọi thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực thực hiện các dự án du lịch đầu tư vào địa bàn huyện, như các tập đoàn lớn: Sun Group, Vingroup, FLC, ORG, T&T… Đôn đốc các nhà đầu tư tập trung nguồn lực triển khai, hoàn thành 4 dự án trọng điểm, gồm: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En của Sun Group; Dự án Khu du lịch sinh thái hồ Eo Gấm (Hải Long) của Công ty CP Khoáng sản Phong Thủy; Dự án du lịch tại các điểm di tích đền Phủ Na, đền Phủ Sung… Cùng với đó, huyện ưu tiên bố trí nguồn ngân sách đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng để nâng cao khả năng kết nối các khu, điểm du lịch trọng điểm của huyện, như: Kết nối các tuyến đường giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn đến Khu du lịch Bến En; nút giao thông Vạn Thiện đi Bến En, Bến En đi thị trấn Bến Sung; nâng cấp tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, hạ tầng thiết yếu nội khu, biển chỉ dẫn, công trình điện, nước sinh hoạt, nhà đón tiếp khách, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, bến thuyền, nhà chờ… tại các khu, điểm du lịch. Huy động các nguồn lực đầu tư, tu bổ, tôn tạo các khu di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh để hình thành và phát huy hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tâm linh.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08 của Huyện ủy Như Thanh về chương trình “Phát triển du lịch huyện Như Thanh giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030”, bằng các nguồn vốn, những năm qua, huyện đã trùng tu, tôn tạo Khu Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh đền Phủ Na (hay còn gọi là Na Sơn động phủ) ở xã Xuân Du; Di tích lịch sử cách mạng Lò Cao kháng chiến ở xã Hải Vân; đền Khe Rồng ở xã Hải Long; đền Bạch Y công chúa, xã Phú Nhuận… với tổng kinh phí 46 tỷ đồng. Ngoài ra, bằng nguồn vốn xã hội hóa, các đồng gia bản hội, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh khác trên địa bàn huyện cũng được trùng tu, tôn tạo. Gắn với đó, huyện đã và đang đẩy mạnh xây dựng, triển khai thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch; tập trung đầu tư, nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch; giao cho mỗi địa phương trong huyện phải có một sản phẩm du lịch; từng bước đầu tư 3 dự án du lịch, gồm: Quần thể Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư; du lịch cộng đồng làng Roọc, xã Xuân Phúc; dự án Du lịch sinh thái Eo Gắm ở xã Hải Long…

Bên cạnh đó, huyện Như Thanh tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước về du lịch và nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ quản lý về du lịch. Mở các lớp bồi dưỡng cho cộng đồng làm du lịch; kết hợp với các dịch vụ đi kèm các món ăn ẩm thực như: Cá mè sông Mực, lợn mán, nem chua lợn mán, dúi, gà đồi, mật ong rừng…; các cây lá nam như: chè vằng, lá lạc tiên, nấm lim, các sản phẩm OCOP nông nghiệp… Phát triển và khôi phục các làng nghề truyền thống như: nghề dệt thổ cẩm, nghề mây tre đan, nghề đan lát mỹ nghệ. Đầu tư hạ tầng cho các điểm du lịch cộng đồng, khôi phục nếp nhà sàn, phong tục tập quán, đời sống dân tộc Thái và Mường. Tính đến tháng 12/2023, huyện Như Thanh đã đón hơn 150.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 12 tỷ đồng.

Thời gian tới, huyện Như Thanh tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời kêu gọi các nguồn vốn tập trung trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, gắn với phát triển du lịch, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2025 trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa.

Khắc Công

Nguồn

Cùng chủ đề

Dự án trọng điểm tạo đà bứt phá cho khu kinh tế

Bước vào thực hiện Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt chỉ đạo hoạt động sản xuất và triển khai nhiều dự án trọng điểm. Cùng với đó, nhiều đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt. Nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới. Đây là những “bước...

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn tiếp xúc cử tri thị xã Nghi Sơn

Sáng 13/11, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh: Nguyễn Văn Thành, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Hợp Lực; Vũ Thị Huyền, Kế toán Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Thiết bị điện Duy Phát Lợi (thị xã Nghi Sơn) đã tiếp xúc cử tri thị xã Nghi Sơn trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVIII.Chủ tịch...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Như Thanh

Ngày 12/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Mai Xuân Bình, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Nguyễn Tiến Dũng, Bí thư Huyện ủy Như Thanh đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Như Thanh trước Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII.Các đại biểu và cử tri tham dự hội nghị.Tại buổi tiếp xúc, đại diện Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã thông báo tới cử tri huyện Như Thanh dự...

Phượng Nghi đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng 9/11, xã Phượng Nghi (Như Thanh) đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.Tiết mục văn nghệ tại buổi lễXã Phượng Nghi có tổng diện tích tự nhiên 3.610,87 ha, 1.127 hộ với 5.039 khẩu, có 4 dân tộc sinh sống hòa thuận, đoàn kết ở 7 thôn. Trong đó dân tộc Mường chiếm 87%, Kinh chiếm 11%, còn lại là dân tộc khác. Năm 2012 thực...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

Cùng tác giả

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh,...

Sáng 11/11/2024, Hội khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích trong giảng dạy và học tập trên địa bàn tỉnh. Toàn cảnh...

Dự án trọng điểm tạo đà bứt phá cho khu kinh tế

Bước vào thực hiện Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt chỉ đạo hoạt động sản xuất và triển khai nhiều dự án trọng điểm. Cùng với đó, nhiều đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt. Nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới. Đây là những “bước...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 14/11/2024

Hôm nay (14/11), Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phố Quảng Xá 1, phường Đông Vệ và làm việc với TP Thanh Hóa; các tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại các huyện Đông Sơn, Nông Cống...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-14-11-2024-230298.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 14/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 14/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-14-11-2024-230307.htm

Không có Thanh Thúy vẫn cực hay

Ở những mùa giải trước đây, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt, sau đó mới đến vòng chung kết tranh vô địch và trụ hạng. Kể từ mùa giải năm nay, giải đấu chỉ thi đấu một lượt, chia làm 2 giai đoạn. Ông Lê Trí Trường, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cho biết với thể thức mới, số trận sẽ ít hơn, tính cạnh tranh cao hơn, hạn chế tối đa việc...

Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh,...

Sáng 11/11/2024, Hội khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích trong giảng dạy và học tập trên địa bàn tỉnh. Toàn cảnh...

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất