Powered by Techcity

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống


Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thốngChợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).

Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm (Bá Thước), đã trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước để mua sắm, tìm hiểu về nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Theo tìm hiểu được biết: Chợ phiên phố Đoàn còn được gọi là chợ phố Đòn, đã có từ rất lâu đời. Chợ chỉ họp vào sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Nếu như trước đây, chợ chỉ bán những sản vật của đồng bào các DTTS sinh sống tại địa phương như, măng khô, cá suối, các mặt hàng thổ cẩm, rượu cần. Thì hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội và để đáp ứng nhu cầu của người dân, khách du lịch mua sắm thì chợ phiên phố Đoàn đã có thêm nhiều mặt hàng thiết yếu như, cam quýt, rượu cần, cua ốc, các loại gia vị như hạt tiêu, mắc khén, tới các sản phẩm kim khí vàng bạc.

Là người thường xuyên đến chợ phiên phố Đoàn để buôn bán, bà Vi Thị Anh, xã Lũng Niêm (Bá Thước), cho biết: Vào các phiên chợ tôi thường đem các mặt hàng như, rau, gà, gạo nếp, măng… do nhà tự nuôi, trồng đến bán. Những năm gần đây, nhờ du lịch phát triển, nhất là ở Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông nên du khách thường tìm đến để mua sắm, tham quan, do đó lượng hàng hóa của chúng tôi bán được khá nhiều.

Đây là lần thứ 2 ghé qua chợ phiên phố Đoàn để mua sắm, anh Đỗ Văn Minh (TP Thanh Hóa), chia sẻ: Mỗi khi có dịp cùng gia đình, bạn bè lên tham quan tại Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông nếu đúng dịp chợ phiên phố Đoàn chúng tôi đều ghé vào chợ để mua sắm, tham quan. Đến đây, tôi không chỉ được lựa chọn những đặc sản của người dân miền núi mà còn được hòa mình vào không gian văn hóa đặc trưng của địa phương.

Nằm bên dòng sông Chu, chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân) có lịch sử hình thành trên 100 năm, được xem là chợ trung tâm – điểm trung chuyển các mặt hàng kết nối giữa huyện Thọ Xuân với các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc. Những năm gần đây, nhờ du lịch ở các huyện này phát triển nên chợ cũng thu hút được khá đông du khách đến mua sắm. Có mặt tại chợ vào buổi sáng, chúng tôi thấy ở đây có khá nhiều mặt hàng được bày bán và chia ra thành các khu thuận tiện cho người dân, du khách mua sắm, như, khu vải vóc, khu thóc gạo, trầu cau, khu thực phẩm, khu chuyên sản xuất và bán nông cụ. Bà Đỗ Thị Hoa, tiểu thương trong chợ cho biết: Tôi buôn bán ở chợ cũng đã mấy năm nay, với mặt hàng là rau, củ, quả. Ở đây không chỉ thu hút được người dân trong vùng đến mua sắm mà còn có nhiều đoàn khách du lịch khi đến Thường Xuân cũng rẽ vào chợ mua sắm. Để phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng, ngoài rau, củ, quả do gia đình trồng tôi còn thu mua thêm sản phẩm của bà con địa phương như măng tươi, măng khô, ốc nhồi và một số loại gia vị khác như hạt tiêu, mắc khén…

Đi chợ truyền thống là một trong những thói quen của người Việt, bởi họ có thể vừa tham quan, vừa mua sắm, nhất là các mặt hàng quê, đặc trưng, đặc sản… lại vừa có thể giao lưu với người dân bản địa. Do đó, việc phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống đang là hướng đi mà nhiều địa phương quan tâm thực hiện, từ đó thu hút du khách đến tham quan, mua sắm. Theo đó, nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng chợ khang trang, sạch đẹp, chú trọng xây dựng chợ an toàn thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường vận động tiểu thương thay đổi cách phục vụ, buôn bán, đa dạng hóa các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Cùng với đó là đẩy mạnh quảng bá chợ truyền thống, buôn bán sản phẩm trên các trang mạng xã hội như zalo, facebook… Hướng đi này, không chỉ giúp các chợ truyền thống mở rộng thị trường, gia tăng sức mua, tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương, mà còn thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển và góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của làng quê.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/phat-trien-du-lich-gan-voi-nbsp-cho-truyen-thong-234187.htm

Cùng chủ đề

Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”

Trồng rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững. Dẫu vậy, việc phát triển rừng gỗ lớn tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ từ nguồn vốn đến khoa học - kỹ thuật thâm canh rừng trồng cho các chủ rừng.Cần tăng cường, đẩy...

Ngành Nội vụ nỗ lực lớn, quyết tâm cao, triển khai kịp thời, hiệu quả nhiều nhiệm vụ quan trọng 

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;...

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024

Chiều 20/12, UBND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch giữa tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.Các đại biểu tham dự hội nghị.Tham dự có các đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện các vụ, cục của...

“Gọn” để “Tinh”, “Mạnh”

Thời khắc chuyển giao năm 2024 bước sang năm mới 2025 là một dấu mốc quan trọng, với việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa. Cùng với TP Thanh Hóa, thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các địa phương trong tỉnh cũng đã khẩn trương triển khai việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, quy mô dân...

Phát triển nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động nông thôn

Xác định phát triển bền vững các làng nghề tiểu thủ công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều địa phương đã chú trọng công tác khôi phục các ngành nghề truyền thống, du nhập, phát triển nghề mới. Từ đó, giúp sử dụng triệt để lao động nông nhàn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, góp phần giảm...

Cùng tác giả

Điểm tin nổi bật ngày 24/12

24/12/2024 06:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý sau: Việc sắp xếp tổ chức bộ...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 24/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 24/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-24-12-2024-234577.htm

Nghệ An: Gặp mặt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo người DTTS lần thứ XI

Về dự Hội nghị gặp mặt có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung, đại diện lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Đặc biệt, buổi gặp mặt có sự tham dự của 59 đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo chủ chốt cấp huyện đã nghỉ hưu. Tại Hội nghị, Phó...

Hội Hữu nghị Việt- Nga tỉnh Thanh Hoá nâng cao công tác đối ngoại Nhân dân

Sáng 23/12, Hội Hữu nghị Việt – Nga tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh; các tổ chức liên hiệp hữu nghị trong và ngoài tỉnh.Các đại biểu tham dự Đại hội Hội Hữu nghị Việt - Nga tỉnh...

Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay từ ngày 1/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024.Theo Quyết định nêu rõ, đối tượng giảm lãi suất cho vay là khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng...

Cùng chuyên mục

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Du lịch Thanh Hóa có gì hút khách trong tháng cuối cùng của năm?

Từ trung tuần tháng 12, không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2024.Lễ thắp sáng cây thông Noel...

Quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch đã, đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách. Trong đó, trọng tâm là hướng đến các thị trường có nguồn khách lớn, với mức tăng trưởng nhanh trong nước và quốc tế.Quảng bá du lịch Thanh Hóa tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024.Năm 2024, du lịch là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Gặp mặt cán bộ quân đội, công an nghỉ hưu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Sáng 19/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu, Anh hùng lực LLVT Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các...

Đọc sách cũ trong thời đại số

Khi mà sách, báo điện tử ngày càng lên ngôi, nhiều người vẫn giữ thói quen đọc và sưu tầm sách, báo cũ. Với họ, đây vừa là niềm vui, cũng là một nét đẹp văn hóa rất riêng giữa “nhịp sống số”.Nhiều cuốn sách và tài liệu quý đã nhuốm màu thời gian được gìn giữ cẩn thận tại Thư viện Hà Duyên Đạt.Thư viện Hà Duyên Đạt của gia đình ông Hà Duyên Sơn ở xã Xuân...

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 ngành Văn hóa, Thể thao và...

Sáng ngày 18/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và...

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung nhiệm kỳ XI (2025

Sáng 18/12, tại TP Thanh Hóa đã diễn ra Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung nhiệm kỳ XI (2025 - 2030).Các đại biểu dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ XI (2025 - 2030) khu vực Bắc miền TrungTham dự Đại hội có nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.Về phía tỉnh Thanh Hóa, có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ,...

Tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất