Powered by Techcity

Phát huy giá trị di tích đền thờ Lê Phụng Hiểu


Xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa) là vùng đất giàu giá trị lịch sử, nơi còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể có giá trị lịch sử – văn hóa đặc sắc, trong đó có đền thờ Lê Phụng Hiểu. Những năm qua, xã luôn chú trọng đến việc giữ gìn, phát huy giá trị của đền thờ nhằm tri ân công đức của bậc tiền nhân.

Phát huy giá trị di tích đền thờ Lê Phụng HiểuĐền thờ Lê Phụng Hiểu, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa).

Đền thờ Lê Phụng Hiểu gắn liền với cuộc đời và công trạng của võ tướng Lê Phụng Hiểu – một nhân vật lịch sử đặc biệt, quê ở Kẻ Bưng, hương Băng Sơn, Châu Ái, nay là làng Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa). Ông phụng sự hai triều vua nhà Lý là Lý Thái Tổ (1009-1028) và Lý Thái Tông (1029-1054).

Hiện nay sử sách ghi chép về ông rất ít, chỉ có 3 sự kiện gắn với 3 chiến công của ông đó là: Dẹp yên vụ tranh giành đất đai địa giới ở làng. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư “Khi trẻ, Lê Phụng Hiểu là người có sức khỏe phi thường, khi hai thôn Cổ Bi và Đàm Xá tranh giành địa giới, đem đồ khí giới để đánh nhau, Lê Phụng Hiểu bảo người làng Cổ Bi rằng “một mình tôi có thể đánh được bọn họ”. Sau đó ông đã nhún mình nhổ cây lên đánh bừa làm bị thương nhiều người. Thôn Đàm Xá sợ quá phải trả lại ruộng cho thôn Cổ Bi”. Sau công trạng này, ông được vua Lý Thái Tổ tin dùng, cất nhắc làm võ tướng, thăng tới chức Vũ vệ tướng quân.

Ngoài ra, Lê Phụng Hiểu còn có công dẹp loạn “Tam vương”. Vào năm Mậu Thìn (1028), sau khi vua Lý Thái Tổ băng hà, các hoàng tử Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương không chấp nhận việc Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, đã đem quân vây thành để đoạt ngôi. Võ tướng Lê Phụng Hiểu đã có công giúp Thái tử dẹp loạn “Tam Vương”, lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Thái Tông, đặt niên hiệu là Thiên Thành. Cảm kích trước tấm lòng trung dũng của ông, vua Lý Thái Tông đã phong ông làm Đô thống Thượng tướng quân.

Lê Phụng Hiểu ngoài có công dẹp loạn “Tam vương”, chính sử còn cho biết vào khoảng niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1048) ông theo vua Lý Thái Tông đi đánh giặc Chiêm Thành, làm tướng tiên phong, phá tan được quân giặc, khi xét công ban thưởng ông chỉ xin lên núi Băng Sơn ném đao, đao rơi xuống chỗ nào thì xin làm sản nghiệp và được vua chấp thuận. Sau đó Lê Phụng Hiểu lên núi, ném đao xa hơn nghìn dặm, đao rơi xuống hương Đa Mi. Vua bèn lấy số ruộng ấy ban cho, tha thóc thuế cho ruộng ném đao ấy”. Cũng từ sự kiện Lê Phụng Hiểu ném đao dưới thời Lý, từ đây mới xuất hiện ruộng thưởng gọi là “thác đao” mà về sau chính sử nhiều lần ghi chép. Sau khi ông mất, dân làng lập đền thờ ngay dưới chân núi để ghi nhớ công ơn của ông.

Theo hương ước làng Băng Sơn và trí nhớ của người dân trong vùng thì đền thờ Lê Phụng Hiểu được lập dựng từ năm 1078 thời vua Lý Nhân Tông, trên một khu đất thoáng đãng tại chân núi Băng Sơn, hay còn gọi là đền Ông Bưng. Đền có quy mô bề thế, dáng hình cổ kính và trang nghiêm, có kết cấu hình “chữ Tam” gồm Tiền bái, Đại bái và Hậu cung (chính tẩm). Tòa chính tẩm đặt khám thờ long ngai bài vị ghi tên tuổi ngày sinh, ngày mất và hàm tước của ngài. Đại bái 5 gian và Tiền bái 7 gian. Tất cả đều làm bằng gỗ quý, mái lợp ngói mũi hài, tường xây gạch, loại gạch cổ xưa màu nâu xám có kích thước lớn.

Ngoài các điện thờ còn có nhà Tả vu, Hữu vu, cổng Nghi môn, tường vây và nhiều cây cổ thụ quanh năm xanh tốt. Bao quanh và liền kề với khu đền thờ là điện thờ và lăng mộ của thân mẫu Lê Phụng Hiểu nằm bên trái, tựa lưng vào núi Băng Sơn, bên phải là núi Băng Sơn nơi có ngôi chùa cổ “Hương Sơn tự” còn gọi là “Mã Yên tự”.

Trải qua hàng trăm năm tồn tại với sự biến thiên của lịch sử, sự tàn phá của thời tiết, ngôi đền đã bị hư hại và được các triều đại nối tiếp như: Trần, Lê, Nguyễn quan tâm tu sửa điện thờ và ban sắc phong với nhiều hiệu cao quý (hiện nay còn giữ được 23 đạo sắc phong). Trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, ngôi đền bị hư hại nặng nề, tòa Tiền bái, Đại bái và Nghi môn bị tháo dỡ hoàn toàn, nhiều đồ thờ có giá trị cũng bị thất lạc. Sau đó, người dân trong làng đã quyên góp sức người, sức của để tu sửa, xây dựng lại tòa Đại bái trên nền móng cũ bằng bê tông, cốt thép. Năm 2002, đền thờ Lê Phụng Hiểu đã được xếp hạng di tích quốc gia.

Để tiếp tục giữ gìn, phát huy giá trị của đền thờ, ngày 7/8/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 2976/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền thờ Lê Phụng Hiểu, xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa. Trên cơ sở đó, huyện Hoằng Hóa đang tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện dự án, góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của Nhân dân và du khách, phục vụ mục tiêu phát triển du lịch của địa phương.

Cùng với việc quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị di tích, để tưởng nhớ công ơn của võ tướng Lê Phụng Hiểu, hàng năm chính quyền cùng Nhân dân xã Hoằng Sơn đều tổ chức lễ hội đền thờ Lê Phụng Hiểu vào ngày 8/4 (âm lịch). Tuy nhiên, trên thực tế lễ hội mới chỉ tổ chức ở quy mô nhỏ với các hoạt động cúng tế, lễ dâng hương của các bản hội và du khách thập phương.

Do đó, để mở rộng quy mô lễ hội xứng tầm với giá trị và tầm vóc của đền thờ cũng như công trạng của võ tướng Lê Phụng Hiểu, nhiều ý kiến của các nhà sử học cho rằng trong thời gian tới chính quyền địa phương xã Hoằng Sơn và huyện Hoằng Hóa cần tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để tổ chức kiểm kê, phỏng vấn, nghiên cứu, khôi phục các trò chơi dân gian mang bản sắc và tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Phụng Hiểu theo quy mô, nghi thức truyền thống. Đồng thời, sớm lập hồ sơ đề nghị đưa lễ hội truyền thống đền thờ Lê Phụng Hiểu vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đó, góp phần tuyên truyền quảng bá công lao, đức nghiệp của Lê Phụng Hiểu cũng như thúc đẩy việc phát triển kinh tế du lịch của địa phương.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

(Bài viết có sử dụng tư liệu tại Hội thảo khoa học “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu và vùng đất Băng Sơn).



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/phat-huy-gia-tri-di-tich-den-tho-le-phung-hieu-223073.htm

Cùng chủ đề

Xây dựng và phát triển Hoằng Hóa đến năm 2030 trở thành thị xã

“Các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân huyện Hoằng Hóa cần phải thật sự đoàn kết, tiếp tục nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa, đề ra nhiệm vụ, giải pháp đột phá để sớm hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hoằng Hóa trở thành thị xã ” - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đề nghị tại buổi làm việc với lãnh...

Mở Đường (Bài 2): Một vòng xứ Thanh qua những tuyến đường động lực, kết nối

Đầu tư xây dựng những con đường động lực, kết nối là cách mà tỉnh Thanh Hóa khai phá tiềm năng, lợi thế, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mới, phát triển bền vững, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Nhà thầu gấp rút thi công DA tuyến đường nối cao tốc Bắc - Nam, QL 1A đi Cảng Nghi Sơn. Ảnh: Thảo LinhTừ “trái tim Nghi Sơn”...

Phát triển nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động nông thôn

Xác định phát triển bền vững các làng nghề tiểu thủ công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều địa phương đã chú trọng công tác khôi phục các ngành nghề truyền thống, du nhập, phát triển nghề mới. Từ đó, giúp sử dụng triệt để lao động nông nhàn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, góp phần giảm...

Giao lưu, tọa đàm với chủ đề “Tự hào truyền thống, viết tiếp chiến công, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”

Tối 19/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức chương trình giao lưu, tọa đàm với chủ đề “Tự hào truyền thống, viết tiếp chiến công, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và trao giải Cuộc thi tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và cuộc thi tìm hiểu 80 năm truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam...

Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 72 triệu đồng

Sáng 16/12, HĐND huyện Hoằng Hoá khoá XXI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 24 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, thảo luận mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025, đồng thời xem xét nhiều nội dung quan trọng khác.Quang cảnh kỳ họp.Theo báo cáo của UBND huyện trình bày tại kỳ họp, năm 2024 kinh tế huyện Hoằng Hóa tiếp tục tăng...

Cùng tác giả

Thanh Hóa sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước

Đó là thông tin nổi bật tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Gọi tắt là Nghị quyết 18), do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sáng nay (26/12).Huyện Đông Sơn chuẩn bị sáp nhập vào...

Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nông nghiệp Thanh Hóa “cán đích” năm 2024 với hàng loạt dấu ấn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa Cao Văn Cường, những kết quả đó chính là tín hiệu vui trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, theo xu thế và yêu cầu thực tiễn.Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh kiểm tra, trao đổi với đồng...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 26/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 26/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-26-12-2024-234841.htm

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

Tuyển Việt Nam: Dấu ấn ngôi sao và khát vọng hồi sinh, chinh phục AFF Cup

Dưới thời HLV Park Hang Seo, đội tuyển Việt Nam trải qua kỷ nguyên huy hoàng khi trở thành thế lực thống trị bóng đá Đông Nam Á. Sau kỳ tích giành ngôi á quân giải U23 châu Á 2018, “Những chiến binh sao vàng” tiếp tục lọt vào bán kết Asian Games. Chiến công của lứa đội tuyển trẻ là bản lề để đội tuyển quốc gia giành chức vô địch AFF Cup 2018, là đại diện duy nhất...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nông nghiệp Thanh Hóa “cán đích” năm 2024 với hàng loạt dấu ấn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa Cao Văn Cường, những kết quả đó chính là tín hiệu vui trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, theo xu thế và yêu cầu thực tiễn.Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh kiểm tra, trao đổi với đồng...

Tiến Nông được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024

Tối 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông (Tiến Nông) đã được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024. Đây là lần thứ 6 Tiến Nông ghi tên trong danh sách những thương hiệu xuất sắc nhất cả nước, minh chứng cho hành trình không ngừng đổi mới và cống hiến hơn 30 năm qua.Ông Nguyễn Trung Trụ, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Phục...

Phối hợp tuyên truyền thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nông dân 

Được sự thống nhất của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chiều 24/12, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tổ chức hội nghị đánh giá công tác phối hợp tuyên truyền giữa các chi nhánh Agribank với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh năm 2024; tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.Toàn cảnh hội...

Nỗ lực ngăn chặn khai thác IUU

Khắc phục và giải quyết các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các cấp, ngành, lực lượng, địa phương có biển. Đây cũng là nội dung được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa hết sức coi trọng, quyết liệt triển khai thực hiện, với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu...

Hyundai Lam Kinh: Tri ân khách hàng 2024

“Ngày hội khách hàng 2024 - Kết nối giá trị bền lâu” không chỉ là hoạt động được tổ chức thường niên của Đại lý Hyundai Lam Kinh nhằm tri ân đến những khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Hyundai, mà còn góp phần tạo sự gắn kết giữa khách hàng với đại lý, cũng như để khách hàng gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm với nhau, tạo nên một...

Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay từ ngày 1/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024.Theo Quyết định nêu rõ, đối tượng giảm lãi suất cho vay là khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng...

Hỗ trợ người nghèo “an cư” đón tết

Từ sự chung tay, góp sức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa), những năm qua, nhiều gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ xây dựng nhà ở khang trang, ấm áp nghĩa tình.Agribank Nam Thanh Hóa khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Lò Thị Tư ở thôn Tân Thành, xã Thanh Hòa...

Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông – lâm

Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.300 cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến đối với các nhóm này không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, mà còn gia tăng đáng kể giá trị cho vùng nguyên liệu dồi dào của xứ Thanh.Chế biến ngao xuất khẩu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa (Khu Công nghiệp Lễ...

Chủ động phục vụ nước tưới sản xuất vụ chiêm xuân năm 2025

Đến tháng 12/2024, hệ thống thủy lợi của huyện Hậu Lộc có 568,99km kênh mương. Trong đó, Chi nhánh Thủy lợi Hậu Lộc quản lý 106,43km; kênh thuộc xã quản lý 462,56km, đảm bảo phục vụ tưới, tiêu cho hơn 6.000ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.Nhân dân xã Đại Lộc phát dọn cây, rác thải trên hành lang công trình thủy lợi.Đối với kênh do Chi nhánh Thủy lợi Hậu Lộc quản lý mới có 35,87km...

Hàng Việt chiếm ưu thế

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường giỏ quà Tết những ngày này đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi nhu cầu mua sắm tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng quà biếu, quà tặng. Giỏ quà Tết năm nay ưu tiên các sản phẩm nội địa nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, đây cũng là xu hướng ngày càng được ưa chuộng bởi chất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất