Powered by Techcity

Núi Bà Đen, Tây Ninh cán mốc đón 3 triệu lượt khách vào đúng dịp lễ 30/4

Vào đúng kỳ nghỉ lễ 30/4, Tây Ninh ghi dấu mốc đón vị khách thứ 3 triệu đi cáp treo lên núi Bà Đen kể từ đầu năm 2024, trở thành một trong số các điểm đến hút khách hàng đầu Nam bộ.

Núi Bà Đen, Tây Ninh cán mốc đón 3 triệu lượt khách vào đúng dịp lễ 30/4

Núi Bà Đen cán mốc đón 3 triệu lượt khách vào dịp 30/4. Ảnh: Minh Tú.

Theo ghi nhận từ Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain, trong 5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4, KDL đón hàng chục ngàn du khách đến thăm quan, chiêm bái mỗi ngày. Tính đến đúng ngày 30/4, Khu du lịch cán dấu mốc đặc biệt với 3 triệu lượt khách đi cáp treo lên núi Bà Đen kể từ đầu năm 2024.

Bà Đào Thị Việt – PGĐ Sun World Ba Den Mountain cho biết: “Đón vị khách thứ 3 triệu vào đúng dịp kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thực sự là niềm vui bất ngờ đối với KDL. Với dấu mốc đặc biệt này, chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến người dân Tây Ninh và du khách đã dành tình yêu đối với ngọn núi cao nhất Nam bộ. Hi vọng rằng, với rất nhiều sản phẩm cùng các trải nghiệm du lịch liên tục được làm mới, nâng tầm, KDL quốc gia núi Bà Đen sẽ đưa Tây Ninh vượt kế hoạch đón 5,5 triệu lượt khách trong năm 2024”.

Núi Bà Đen, Tây Ninh cán mốc đón 3 triệu lượt khách vào đúng dịp lễ 30/4

Tấp nập du khách trên đỉnh núi Bà Đen trong kỳ nghỉ lễ 30/4. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain.

Sở hữu khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi Bà Đen không chỉ được mệnh danh là “đệ nhất thiên sơn” với không khí mát lạnh tựa miền tiên cảnh, mà còn là điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất Nam bộ gắn liền với hệ thống chùa Bà 300 năm tuổi cùng một hệ thống công trình tâm linh kỳ vĩ trên đỉnh núi. Các công trình tâm linh nổi bật nhất tại đây phải kể đến tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất châu Á toạ lạc trên đỉnh núi, tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới, cùng một trung tâm triển lãm Phật giáo trưng bày và lưu giữ hàng trăm phiên bản mô phỏng các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo kinh điển của Việt Nam và thế giới.

Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen còn được biết đến là điểm đến văn hoá tâm linh độc đáo với rất nhiều sự kiện văn hoá và lễ hội tâm linh quy mô diễn ra quanh năm như Hội xuân núi Bà, Lễ vía Bà Đen, Lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát, Lễ Vu Lan, và tới đây là Đại lễ Phật Đản sẽ diễn ra ngay trong tháng 4 âm lịch.

Núi Bà Đen, Tây Ninh cán mốc đón 3 triệu lượt khách vào đúng dịp lễ 30/4

Chương trình nghệ thuật mừng 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam trên đỉnh núi Bà. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain.

Cùng với các lễ hội tâm linh, đỉnh núi Bà Đen còn là không gian văn hoá đặc sắc với rất nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đậm sắc màu Nam bộ, là nơi tái hiện và nuôi dưỡng các di sản văn hoá phi vật thể quốc gia mang đặc trưng của người Nam bộ. Cùng với đó là các đêm dâng đăng thiêng liêng vào các tối thứ 7 hàng tuần, các show diễn độc đáo như show nhạc nước hiện đại hàng đầu Việt Nam bên tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, show diễn “Loảng Xoảng show” ngay tại không gian nhà hàng buffet…, tạo nên một điểm đến đa trải nghiệm, đa sắc màu ngay trên nóc nhà của Nam bộ.

Là điểm đến mang tính biểu tượng tại Tây Ninh, mỗi năm núi Bà Đen đón hàng triệu lượt khách đến hành hương, chiêm bái. Năm 2023, núi Bà Đen cán mốc đón 5 triệu lượt khách đi cáp treo, đưa Tây Ninh trở thành điểm đến hút khách hàng đầu Nam bộ với 5,1 triệu lượt khách, doanh thu ngành du lịch đạt 2.000 tỷ đồng.

Núi Bà Đen, Tây Ninh cán mốc đón 3 triệu lượt khách vào đúng dịp lễ 30/4

Đông đảo du khách tại Cầu Ước chiêm bái tượng Di Lặc Bồ Tát. Ảnh: Minh Tú.

Với sự đầu tư liên tục các sản phẩm du lịch đẳng cấp nhưng vẫn giữ trọn vẹn hồn cốt và giá trị văn hóa tâm linh lâu đời của ngọn núi thiêng bậc nhất cả nước, khu du lịch quốc gia núi Bà Đen được kỳ vọng sẽ sớm trở thành điểm đến văn hoá tâm linh hấp dẫn cả du khách trong nước và quốc tế, là điểm đến đẳng cấp của quốc gia và khu vực.

Tùng Dương

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển du lịch xanh: Chuyện không dễ (Bài cuối) – Du lịch xanh

Phát triển du lịch xanh là khái niệm rất rộng, song có thể hiểu đây là loại hình giảm thiểu tác động lên môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường. Để du lịch xanh phát triển bền vững, cần bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, chắc chắn làm được và có thể làm ngay, để xứ Thanh luôn là điểm đến an toàn, hấp...

Người dân tấp nập tham quan, mua sắm tại khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn

Trong những ngày qua, tại khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngoài tỉnh tham quan mua sắm.Đông đảo người dân và khu khách tham quan mua sắm tại khu trưng bày giới thiệu sản phẩm.Các sản phẩm nông sản đặc trương của huyện Hoằng Hóa tham gia trưng bày.Sản phẩm nón lá Trường Giang...

Những “món hời” từ du lịch cuối năm

Đối với địa phương chủ yếu phục vụ du khách trong nước như Thanh Hóa, những tháng cuối năm là thời điểm khá trầm lắng, đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần có chiến lược kích cầu linh hoạt, phù hợp. Chính vì vậy, du lịch những tháng cuối năm không chỉ tránh được tình trạng quá tải mà du khách còn được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách kích cầu.Khách sạn Ánh Phương...

Đằng sau trào lưu du lịch “chữa lành”

Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch "chữa lành” dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian “chữa lành” lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.Du...

Cùng tác giả

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Bão số 7 mạnh cấp 14, giật cấp 17

 Dự báo vị trí và hướng đi của bão số 7 sáng ngày 10/11. Ảnh: TT KTTV Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 335km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh...

CLB chủ quản lên tiếng!

Những ngày, thông tin ngôi sao hàng đầu đội tuyển bóng chuyền Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy sớm chia tay CLB Kuzeyboru (Thổ Nhĩ Kỳ) gây chú ý với nhiều người hâm mộ. Mới đây nhất vào ngày 9.11, Thanh Thúy không có tên trong danh sách đăng ký thi đấu của CLB Kuzeyboru ở vòng 8 giải bóng chuyền vô địch quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ dù trước đó vài ngày cô được ra sân ở Cúp...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 10/11/2024

Hôm nay (10/11), các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại một số khu dân cư trên địa bàn tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa khai mạc Giải Pickleball lần thứ I - năm 2024...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-10-11-2024-229940.htm

Thị trường đi ngang, giao dịch quanh mốc 61,8.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 10/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Cùng chuyên mục

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất