Powered by Techcity

Niềm tự hào của làng Hồi Cù

Nằm ở phía Nam dãy Hoàng Sơn (cùng với dãy Nghiêu Sơn hình thành hệ thống núi Hoàng Nghiêu – căn cứ địa khi anh hùng Nguyễn Chích dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược thế kỷ XV), làng Hồi Cù (xã Hoàng Sơn, Nông Cống) vẫn còn lưu giữ được nhiều nét đẹp của cảnh sắc, lối sống nông thôn Việt. Trong những nỗ lực, phấn đấu XDNTM kiểu mẫu, các thế hệ cháu con làng Hồi Cù không thôi trăn trở hướng về nguồn cội, đồng lòng, chung sức gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống…

Niềm tự hào của làng Hồi CùPhiến đá còn lưu giữ được tại đền ghi dòng chữ “Hồi Cù mai – 1938”.

Hồi Cù là làng đầu tiên xã Hoàng Sơn được công nhận làng văn hóa (năm 2001). Tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy, song hành cùng sự phát triển của địa phương, các thế hệ cháu con của làng Hồi Cù luôn cần cù, hăng hái lao động sản xuất, nêu cao tinh thần, ý chí phấn đấu, đóng góp sức mình xây dựng quê hương. Trong đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm của người dân nơi đây với các bậc tiền nhân.

Những ngày này, khu vực nhà văn hóa làng Hồi Cù lúc nào cũng rộn ràng tiếng nói, cười. Từ sáng sớm, lãnh đạo thôn cùng các cụ cao niên, một số người dân trong làng đã ngồi lại với nhau, sôi nổi bàn bạc các nội dung liên quan đến việc hoàn thiện xây dựng ngôi đền làng, sắp xếp, bày trí bên trong và chuẩn bị cho buổi lễ khánh thành đền sắp sửa diễn ra. Chừng đó thôi cũng đủ cho thấy tấm lòng, tinh thần trách nhiệm, sự trân trọng của người làng Hồi Cù đối với những giá trị lịch sử – văn hóa của cha ông để lại.

Mặc dù đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, cụ Lữ Văn Minh vẫn luôn đau đáu với công việc chung. Đặc biệt, gia đình cụ Minh đã có 3 đời gắn bó, trông coi việc hương khói của làng. Cụ Minh thủ thỉ: Trước đây, làng Hồi Cù có một ngôi đình tọa lạc ngay tại vị trí xây dựng nhà văn hóa làng bây giờ. Đình có kết cấu 5 gian, làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch bát, phía ngoài là khu vực để bà con hội họp, sinh hoạt cộng đồng, phía trong có chánh tẩm thờ thành hoàng làng. Kiến trúc tuy đơn giản nhưng thẩm mỹ, trang trọng bởi có các hoành phi, câu đối, hoa văn chạm khắc tứ linh (long, ly, quy, phượng). “Tuy nhiên, vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ trước, do biến động thời cuộc lúc bấy giờ, đình đã bị tháo dỡ để lấy gỗ xây dựng trường học” – gương mặt hiền lành, chất phác của cụ Minh thoáng chút ngậm ngùi.

Niềm tự hào của làng Hồi CùDiện mạo ngôi đền mới được xây dựng của làng Hồi Cù (xã Hoàng Sơn, Nông Cống).

Giữa thời điểm còn biết bao bộn bề, khó khăn ấy, dân làng Hồi Cù vẫn bảo ban, động viên nhau giữ lấy hồn xưa nếp cũ. Do đó, dân làng đã dựng lên một gian thờ nhỏ để tiếp tục duy trì việc hương khói của làng. Cuộc sống giờ đây đã nhiều đổi thay, làng văn hóa đầu tiên ở xã Hoàng Sơn lại “bắt tay” vào thực hiện nhiệm vụ mới, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương. Cùng với mục tiêu thúc đẩy kinh tế, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, chỉnh trang diện mạo nông thôn, bảo vệ môi trường…, người dân làng Hồi Cù càng nhận thức sâu sắc hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư… Từ những trăn trở ấy, một lần nữa, người dân làng Hồi Cù lại nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng lòng, biến nhận thức thành hành động, chung tay xây dựng ngôi đền mới khang trang hơn, đẹp hơn.

Ngôi đền mới được xây dựng ngay tại vị trí trước đây người dân làng Hồi Cù dựng gian thờ nhỏ với tổng diện tích là 120m2. Nét đẹp truyền thống trong kiến trúc đền được thể hiện ở kết cấu 3 gian; mái dốc thẳng lợp ngói, phần diềm mái được cách điệu tạo cảm giác mềm mại, thanh thoát; phía trước đền có hai cột trụ; khuôn viên xung quanh đền rợp bóng cây xanh mướt mát… Các họa tiết chạm khắc công phu ở phía nóc, đầu mái, trên đỉnh cột trụ chủ yếu là hình tượng con rồng vừa làm tăng tính thẩm mỹ vừa diễn đạt ý nghĩa biểu trưng, uy linh cho ngôi đền. Bậc 7 cấp lên xuống trước đền toàn bộ được làm bằng đá nguyên khối… Hiện đền còn lưu giữ được một số hiện vật cổ: bệ đá, chân cột cờ, bát hương bằng đá, khối đá có khắc chữ “Hồi Cù mai – 1938”…

Không cầu kỳ, kiểu cách trong kiến trúc, lấy truyền thống làm chuẩn mực, ngôi đền mang bao tâm huyết, tình cảm, sức và lực của người làng Hồi Cù. Ông Lê Văn Diễn, trưởng làng Hồi Cù hào hứng cho biết: “Trong 3 năm qua, Nhân dân làng Hồi Cù đóng góp được khoảng 1 tỷ đồng để xây dựng khuôn viên, nhà văn hóa. Riêng toàn bộ kinh phí xây dựng, hoàn thiện ngôi đền là từ tấm lòng tự nguyện, phát tâm của gia đình anh Nguyễn Dư Mạnh – con cháu trong làng đầu tư, chi phí khoảng hơn 1 tỷ đồng”. Nói rồi, ông Diễn đưa chúng tôi đến gặp người đàn ông với vóc người cao, gầy đang tất bật ở phía trong đền. Anh Mạnh bộc bạch: “Mình sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này nên cũng chỉ mong có thể đóng góp thiết thực vào công việc chung của làng, xã như một cách bày tỏ lòng tri ân”.

Giữa vị trí trung tâm của làng, bên hồ sen đang bung nở những cánh hoa muộn, ngôi đền mới được xây dựng như điểm nhấn cho bức tranh làng Hồi Cù thêm sinh động, sức sống. Sức sống ấy là “điểm tựa”, nguồn “sức mạnh nội sinh”; sự hiện diện của ngôi đền trong không khí hăng hái xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, trước nhịp sống hiện đại đang dấy lên những lo ngại về việc mai một giá trị văn hóa truyền thống… Đó là niềm tự hào của cháu con nơi đây. Người dân làng Hồi Cù đang rộn ràng, háo hức chờ đợi ngày khánh thành ngôi đền. “Niềm mong mỏi lớn nhất là trong tương lai gần, ngôi đền sẽ được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa để người dân làng Hồi Cù làm tốt hơn nữa việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống địa phương”, anh Lê Văn Diễn, trưởng làng Hồi Cù bày tỏ.

Bài và ảnh: Thảo Linh

Nguồn

Cùng chủ đề

Thường Xuân giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, với 16 xã, thị trấn, có 124 thôn, bản, khu phố, trong đó 112 thôn, bản, khu phố miền núi. Toàn huyện có gần 23.000 hộ với hơn 96.000 người, gồm 3 dân tộc: Thái, Kinh, Mường, trong đó dân tộc Thái chiếm gần 55.000 người. Những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Thường Xuân đã và đang gìn giữ các giá...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp.Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân...

“Sắc màu hội tụ” tại đất thiêng Quảng Trị

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị diễn ra từ ngày 13-16/12 tập trung giới thiệu những nội dung có tính tiêu biểu trong bản sắc văn hóa các dân tộc của 16 tỉnh, thành phố.Tiết mục nghệ thuật tại Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)Tối 14/12, tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Quảng Trị (thành phố Đông Hà), Bộ Văn...

Khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ xứ Thanh (Bài cuối): Đô thị thông minh

Để tạo đà đưa TP Thanh Hóa “chuyển mình” bước vào thời kỳ mới, với tầm vóc mới, xứng đáng vai trò, vị thế trung tâm của đô thị tỉnh lỵ, thì một giải pháp có tính “chìa khóa” là đẩy mạnh quá trình xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh (ĐTTM), văn minh, hiện đại.Xây dựng đô thị thông minh là cơ sở để TP Thanh Hóa hướng đến phát triển bền vững và trở...

Ngọc Lặc tích cực thu hút đầu tư tạo việc làm cho người dân

Nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Ngọc Lặc tích cực triển khai các biện pháp cải cách hành chính, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp các dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.Nhà máy may của Công ty TNHH VietPan - Pacific Thanh Hóa tại thị trấn Ngọc Lặc tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động.Sau hơn 2 tháng...

Cùng tác giả

Lan tỏa tinh thần nhân văn, nhân ái

Chính sách phải hướng đến người dân, hay lấy người dân là trung tâm của việc xây dựng và thực thi các chính sách an sinh xã hội - là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, xây dựng nhà ở cho các đối tượng yếu thế là chính sách hết sức nhân văn, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vừa khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần “Tương thân...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 27/12/2024

Hôm nay (27/12), tại Hà Nội diễn ra Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024; tại Thanh Hóa, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Doãn Anh thăm, làm việc tại huyện Hà Trung; công bố Giám đốc Sở Công thương; khởi công dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-27-12-2024-234943.htm

Điểm tin nổi bật ngày 27/12

27/12/2024 06:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hóa tổng kết Nghị quyết số...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 27/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 27/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-27-12-2024-234956.htm

Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025, nhằm tạo ra một “đường ray” thu hút các đoàn tàu đưa du khách đến với xứ Thanh.Theo đó, trong số 150 sự kiện công bố tại hội nghị dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hóa, 25 sự kiện thể thao và...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất