Powered by Techcity

Những tín hiệu khả quan cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2024 có ý nghĩa then chốt trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả giai đoạn 2021-2025, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các chính sách, giải pháp về thuế, phí, tiền tệ, thương mại, đầu tư để thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Những tín hiệu khả quan cho tăng trưởng kinh tế

Thi công dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. (Ảnh: DUY LINH)

Tiếp đà phục hồi từ cuối năm 2023, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc ngay trong tháng đầu tiên của năm mới 2024 với các chỉ số thống kê trong nhiều ngành, lĩnh vực đều cho thấy đã có sự cải thiện đáng kể.

Nền kinh tế vững vàng vượt khó

Bước sang năm 2024, ngành sản xuất đón nhận tin vui khi Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lần đầu trở lại ngưỡng hơn 50 điểm sau bốn tháng liên tiếp sụt giảm. Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 1/2024 cho thấy, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt mức 50,3 điểm, tăng so với mức 48,9 điểm của tháng 12/2023. Chỉ số này phản ánh “sức khỏe” của ngành sản xuất đã có sự cải thiện khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại.

Chia sẻ tại hội thảo về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 diễn ra mới đây, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, các doanh nghiệp thành viên bắt đầu có đơn hàng trở lại, dù giá chưa được cải thiện.

Tiếp đà phục hồi từ cuối năm 2023, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc ngay trong tháng đầu tiên của năm mới 2024 với các chỉ số thống kê trong nhiều ngành, lĩnh vực đều cho thấy đã có sự cải thiện đáng kể.

Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm đáng kể, giúp giảm sức ép chi phí lãi vay; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ được kéo dài trong năm 2024 cũng là những yếu tố tích cực hỗ trợ để ngành dệt may đề ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023 và tương đương với kết quả kim ngạch xuất khẩu cao nhất của ngành vào năm 2022.

Sự tăng trưởng trở lại của ngành xuất khẩu chủ lực này cũng phản ánh vào không khí tích cực chung của toàn ngành sản xuất công nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 18,3% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,3%, đóng góp 15,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Đáng lưu ý, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2024 so với cùng kỳ năm trước đã tăng ở 60 địa phương và chỉ còn giảm ở 3 địa phương trên cả nước. Về tình hình đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký tháng 1/2024 tăng mạnh 40,2% so với cùng kỳ, vốn thực hiện đạt 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% là tín hiệu cho thấy nước ta đang tranh thủ được cơ hội từ những thành tựu đối ngoại, ngoại giao trong năm 2023.

Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức tăng trưởng gần 38% so với cùng kỳ; xuất siêu 2,92 tỷ USD cũng cho thấy tín hiệu khởi sắc sau thời gian dài doanh nghiệp chật vật vì thiếu đơn hàng. Dự kiến hoạt động đầu tư công năm 2024 cũng sẽ sôi động hơn nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong từng ngành, từng lĩnh vực và trong từng khâu của dự án đầu tư công đều được nhận diện, tìm giải pháp tháo gỡ. Kết quả là trong tháng 1/2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 16.900 tỷ đồng, bằng 2,58% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ cả về số tương đối và số tuyệt đối.

Những tín hiệu khả quan cho tăng trưởng kinh tế

Sản xuất linh kiện cơ khí siêu chính xác tại Công ty TNHH Fujikin (Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh). (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Đẩy mạnh cải cách thể chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức: sản xuất công nghiệp chậm phục hồi, doanh nghiệp rời bỏ thị trường vẫn ở mức cao. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro thể hiện ở việc xử lý ngân hàng yếu kém, cơ cấu lại các ngân hàng “0 đồng” còn nhiều khó khăn; thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều vấn đề cần xử lý,…

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đất nước đang đứng trước nhiều cơ hội mới nhưng để tận dụng được thời cơ đòi hỏi phải có sự đổi mới, cải cách thể chế mạnh mẽ. Cụ thể là phải xây dựng các cơ chế, chính sách mới, toàn diện trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước trong thu hút đầu tư, nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ… từ bên ngoài và phát huy được sức mạnh nội tại của nền kinh tế. Đây là những vấn đề lớn đặt ra cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn, trong đó năm 2024 cần được xác định là năm có ý nghĩa then chốt, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực ngay từ đầu năm.

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đất nước đang đứng trước nhiều cơ hội mới nhưng để tận dụng được thời cơ đòi hỏi phải có sự đổi mới, cải cách thể chế mạnh mẽ.

Theo Viện trưởng Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Trần Thị Hồng Minh, thể chế chính là nguồn lực, thậm chí là “chìa khóa” quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh phát triển mới. Không chỉ dựa vào các giải pháp tài khóa và tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã tạo dựng không ít động lực mới từ cải cách thể chế kinh tế. Đó là thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình kinh tế mới, cải cách môi trường kinh doanh, cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện quy hoạch và thể chế liên kết vùng.

Chính phủ cũng đã nhìn nhận thẳng thắn, cầu thị về các vấn đề cần tháo gỡ, trong đó có tình trạng nợ đọng văn bản, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, khó khăn đối với hấp thụ vốn,… để từ đó có những chỉ đạo, nghiên cứu tháo gỡ. “Công tác cải cách thể chế kinh tế có những chuyển biến quan trọng, đặc biệt đối với việc hoàn thiện khung chính sách cho kinh tế số, bước đầu hiện thực hóa một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế địa phương,… Nhờ đó, Việt Nam đã xử lý tương đối hiệu quả tác động của các diễn biến trên thị trường thế giới đối với tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn; đồng thời tiếp tục duy trì, củng cố niềm tin của cộng đồng nhà đầu tư trong nước và nước ngoài”, Viện trưởng CIEM nói về bài học thành công năm 2023.

Để đạt được mức tăng trưởng cao trong năm 2024, Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh kiến nghị Chính phủ cần quyết liệt hơn với cải cách thể chế kinh tế để tăng tốc phục hồi tăng trưởng với các yêu cầu sớm cụ thể hóa các giải pháp chính sách cho đổi mới sáng tạo gắn với cải thiện năng suất lao động và đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh.

Theo Báo Nhân Dân

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp

Với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 8% trong năm 2025, Chính phủ đã và đang triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc giảm, gia hạn nhiều sắc thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Dù các chính sách này có thể khiến nguồn thu ngân sách trong ngắn hạn bị giảm nhẹ, song về dài hạn sẽ tác động tích cực tới phục hồi kinh tế và...

Cụ thể hóa cam kết

Một tin vui vừa đến với Thanh Hóa, tại Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024, Thanh Hóa xếp vị trí thứ 2, vượt qua nhiều tỉnh, thành thuộc hàng đầu tầu kinh tế đất nước.Điểm số mà Thanh Hóa có được là 34,13/40 điểm, trong khi điểm số trung bình của 63 tỉnh, thành cả nước chỉ ở...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nâng cao chất lượng giám sát theo chuyên đề

Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực đổi mới hoạt động giám sát theo chuyên đề, tập trung vào những vấn đề còn nhiều bức xúc trong đời sống xã hội. Qua giám sát đã kiến nghị, đề nghị nhiều nội dung đến các cấp, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát theo chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển và sử dụng...

Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội

Ngày 9/4, Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các HTX trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh và hơn 100 đại biểu là đại diện các HTX tiêu biểu trên địa bàn.Đại diện các HTX đã được tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà...

Thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Sáng 8/4, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Đỗ Thị Lan làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Sở Y tế khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội khảo sát tình tình thực hiện chính...

Cùng tác giả

Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Đề án đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng.Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 15/4/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 15/4/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-15-4-2025-245610.htm

Hải đoàn 128 Hải quân phối hợp tuyên truyền biển, đảo gắn với thu hút nguồn nhân lực tại Thanh Hóa

Ngày 14/4, tại Trường THPT Sầm Sơn (TP Sầm Sơn) và Trường THPT Lương Đắc Bằng (Hoằng Hoá), Hải đoàn 128 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức tuyên truyền biển, đảo gắn với tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại.Đại tá Hoàng Lê Minh, Bí thư Đảng ủy Hải đoàn 128 chủ trì các buổi tuyên truyền.Tham dự các...

Xây dựng công trình trên đất lúa không quá 0,1% diện tích và tối đa 500m2

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định quy định về diện tích, vị trí và mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Đây là một bước cụ thể hóa Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ về quy định chi tiết về đất trồng lúa.Theo quyết định mới ban hành, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2025,...

BIDV Thanh Hóa tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030

Việc tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 tạo tiền đề quan trọng để Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Thanh Hóa (BIDV Thanh Hóa) tiếp tục tăng tốc, bứt phá, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra, góp phần xây dựng BIDV ngày càng phát triển lớn mạnh.Toàn cảnh Đại hội Đảng bộ BIDV Thanh Hóa lần thứ XII, nhiệm...

Cùng chuyên mục

Xây dựng công trình trên đất lúa không quá 0,1% diện tích và tối đa 500m2

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định quy định về diện tích, vị trí và mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Đây là một bước cụ thể hóa Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ về quy định chi tiết về đất trồng lúa.Theo quyết định mới ban hành, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2025,...

BIDV Thanh Hóa tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030

Việc tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 tạo tiền đề quan trọng để Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Thanh Hóa (BIDV Thanh Hóa) tiếp tục tăng tốc, bứt phá, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra, góp phần xây dựng BIDV ngày càng phát triển lớn mạnh.Toàn cảnh Đại hội Đảng bộ BIDV Thanh Hóa lần thứ XII, nhiệm...

Điểm đến chiến lược của các nhà đầu tư lớn

Trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn 14,6 tỷ USD, Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các Khu công nghiệp (KCN) chiếm tới 13,5 tỷ USD, tương đương hơn 92%. Đây là minh chứng rõ nét cho sức hút mạnh mẽ của các “cực tăng trưởng” xứ Thanh.Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp INTCO Việt Nam (KCN Bỉm Sơn).Tập trung nhiều dự án quy mô lớn, trọng điểm của...

Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn chưa như kỳ vọng

Vị trí thuận lợi mang tính chất kết nối vùng, lại được hậu thuẫn bởi nhiều chính sách kích cầu từ tỉnh, Cảng Nghi Sơn từng được đặt hy vọng như “bệ phóng” cho hoạt động logistics và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, kết quả thực tế vẫn chưa như kỳ vọng khi lượng hàng hóa, nhất là hàng container qua cảng còn khá khiêm tốn.Xuất khẩu hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn.Lợi...

Tìm hiểu, khám phá du lịch Thanh Hóa qua các nền tảng số

Những hành trình khám phá xứ Thanh đang chờ đón du khách, để đem lại cho các bạn những trải nghiệm thật đáng nhớ.Du khách đến tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí Anh Phát Hotels & Resorts (thị xã Nghi Sơn).Được ví như một “Việt Nam thu nhỏ” với đa dạng các hệ sinh thái, các vùng miền, gồm cả vùng núi cao, trung du, đồng bằng, biển, với đậm đặc các di tích lịch sử và...

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các địa phương

Công nhân tại một doanh nghiệp ở Bắc Giang. (Ảnh: Đồng Thúy/TTXVN)Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1 năm 2025 vừa được Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố mới đây cho thấy, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các địa phương, ngành kinh tế.Cụ thể, trong quý 1 năm 2025, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp...

Nhiều chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp

Với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 8% trong năm 2025, Chính phủ đã và đang triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc giảm, gia hạn nhiều sắc thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Dù các chính sách này có thể khiến nguồn thu ngân sách trong ngắn hạn bị giảm nhẹ, song về dài hạn sẽ tác động tích cực tới phục hồi kinh tế và...

Xây dựng ngân hàng xanh, hiện đại

Thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển từ ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng xanh và hiện đại.Agribank Nam Thanh Hóa hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng xanh, hiện đại.Cụ thể hóa mục tiêu xây dựng mô hình ngân hàng xanh,...

Tạo đà thu ngân sách Nhà nước

Năm 2025, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu dự toán tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh là 44.268 tỷ đồng, tăng 27% so với dự toán năm 2024. Ngay trong quý I, thu ngân sách tỉnh đã có kết quả tích cực, với tổng thu đạt 12.572 tỷ đồng. Kết quả này đã tạo đà để hoàn thành mục tiêu thu cả năm.Đội thuế liên huyện Hoằng Hóa-Nga Sơn-Hậu Lộc hướng dẫn người...

Góp phần đưa phong trào kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt vai trò cầu nối giữa các HTX, doanh nghiệp với thành viên trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Đồng thời, xây dựng nhiều mô hình HTX, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần đưa phong trào kinh tế tập thể (KTTT), HTX của tỉnh phát triển bền vững.Mô hình trồng lan ứng dụng công nghệ cao tại HTX dịch vụ cơ giới hóa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất