Powered by Techcity

Như Thanh bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Như Thanh – vùng đất gắn với những nét độc đáo về văn hóa và phong phú về điều kiện tự nhiên, là nơi hội tụ của 4 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống gồm: Kinh, Thái, Mường, Thổ. Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn, như: ngôn ngữ, chữ viết, lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian… Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào DTTS nói riêng, huyện Như Thanh nói chung.

Như Thanh bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịchLễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy của đồng bào dân tộc Thái, thôn Rộc Răm, xã Xuân Phúc đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống

Những ngày này, Khu di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh Phủ Na ở xã Xuân Du (Như Thanh) thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dâng hương, vãn cảnh. Gắn liền với khu di tích là lễ hội truyền thống Phủ Na diễn ra vào tháng 8 âm lịch hàng năm.

Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn động phủ, nằm ở chân dãy núi Nưa. Phủ Na là một trong những trung tâm tín ngưỡng lớn thờ Mẫu Thượng Ngàn, Đức Thánh Tản Viên, Mẹ Âu Cơ – một trong những tục thờ thần bản địa xuất hiện từ rất sớm trong các cộng đồng dân cư ở Việt Nam. Là vùng đất linh thiêng – nơi nữ Anh hùng Triệu Thị Trinh dấy binh đánh quân xâm lược Đông Ngô (năm 248). Tại đây, bà đã dừng chân để chiêu mộ binh lính, tập kết quân lương, luyện tập nghĩa sĩ, luận bàn kế sách hành quân đánh giặc. Bên cạnh hoạt động tế lễ, các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi trò diễn dân gian cũng được địa phương tổ chức với sự tham gia sôi nổi của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường trên địa bàn xã Xuân Du và du khách thập phương, làm nên nét đẹp văn hóa trong lễ hội.

Về với Như Thanh, vùng đất phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, nơi đồng bào các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Thổ cùng sinh sống, đoàn kết. Đồng bào DTTS ở đây vẫn còn gìn giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Tiêu biểu, đồng bào dân tộc Thái có lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy (thôn Rộc Răm, xã Xuân Phúc); Sết Boóc Mạy (thôn Mó 1, xã Cán Khê); lễ hội mừng cơm mới của người Mường thôn Bái Đa 1, xã Phượng Nghi diễn ra sau khi mùa màng đã xong nhằm bày tỏ lòng biết ơn với trời đất, tổ tiên, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Hiện nay, lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy – “Hát múa ăn mừng dưới cây bông” đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội không chỉ thu hút cộng đồng dân tộc Thái mà đồng bào dân tộc Mường sinh sống ở thôn Rộc Răm cũng cùng tham gia, tạo nên sự gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng. Thông qua lễ hội, đồng bào dân tộc nơi đây gửi gắm ước vọng mưa thuận gió hòa, cầu thần linh che chở để bình an, khỏe mạnh.

Ngoài lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy (xã Xuân Phúc), lễ hội Sết Boóc Mạy của Nhân dân thôn Mó 1, xã Cán Khê là một hoạt động tín ngưỡng dân gian đặc sắc được lưu truyền từ thời xa xưa. Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội là dịp tái hiện lại một phần trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Thái từ thời khai thiên lập mó đến nay thông qua những làn điệu dân ca giao duyên, những âm thanh vang vọng khắp núi rừng của tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khua luống… hòa quyện với nhau. Đặc sắc hơn nữa là người dân tộc Thái từ thời xa xưa đã tự tạo cho mình một niềm tin hướng thiện là sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc và họ đã dày công vun đắp mà tạo nên. Lễ hội đang trong quá trình làm hồ sơ đệ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Không chỉ gìn giữ các lễ hội truyền thống, hiện nay, bà con nơi đây vẫn còn gìn giữ nhiều giá trị văn hóa riêng biệt và đặc sắc như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; trang phục, tín ngưỡng thờ thổ địa; đám cưới; lễ làm vía, lễ cầu mùa; các món ăn ẩm thực… Nhiều di tích lịch sử, điểm tham quan hấp dẫn trên địa bàn các xã, thị trấn có đồng bào DTTS sinh sống như: Di tích lịch sử quốc gia Lò cao kháng chiến Hải Vân; đền Đức Ông Khe Rồng (thị trấn Bến Sung); đền thờ Bạch Y công chúa (xã Phú Nhuận); Vườn quốc gia Bến En (nằm trên địa bàn huyện Như Thanh, Như Xuân)… đã và đang được đầu tư, tôn tạo xứng tầm, thu hút du khách tham quan, vãn cảnh. Tính đến tháng 9-2023, huyện Như Thanh đã đón hơn 130.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 12 tỷ đồng.

Tạo đà cho du lịch phát triển

Thời gian qua, huyện Như Thanh luôn quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nhiệm vụ bảo tồn văn hóa DTTS. Đẩy mạnh việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi (&MN) giai đoạn 2021-2030. Trong đó, có bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS. Đầu tư hạ tầng cho các điểm du lịch cộng đồng, khôi phục nếp nhà sàn, phong tục tập quán, đời sống dân tộc Thái và Mường. Thành lập các câu lạc bộ bảo tồn, gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện. Huy động sự tham gia của các nghệ nhân dân gian, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng cùng tham gia tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, bảo đảm tốt nhất quyền công dân trong sáng tạo, thực hành và thụ hưởng thành quả văn hóa.

Thực hiện Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 5-5-2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN năm 2023 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 2540/KH-SVHTTDL ngày 30-5-2023 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN năm 2023, thuộc Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. UBND huyện Như Thanh đã ban hành Kế hoạch số 218/KH-UBND ngày 6-7-2023 về thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Như Thanh, năm 2023. Hiện nay, các phòng, ban chức năng của huyện, UBND các xã, thị trấn có đồng bào DTTS sinh sống đã và đang tích cực triển khai thực hiện các nội dung chương trình.

Theo kế hoạch, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, huyện triển khai thực hiện các nội dung như: Cải tạo, sửa chữa nhà văn hóa, công trình phụ trợ thuộc các xã Thanh Tân, Thanh Kỳ, Xuân Khang; hỗ trợ hoạt động cho các đội văn nghệ truyền thống thuộc các xã: Xuân Khang, Xuân Thái, Hải Long, Phú Nhuận, Xuân Du, Xuân Phúc, Cán Khê, Phượng Nghi; tổ chức thi đấu giải thể thao truyền thống các DTTS (quý IV); hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS; hỗ trợ tôn tạo, chống xuống cấp di tích lịch sử quốc gia Lò Cao kháng chiến Hải Vân; hỗ trợ hoạt động 6 tháng cho nghệ nhân ưu tú người DTTS…

Cùng với đó, xác định phát triển du lịch là 1 trong 3 chương trình trọng tâm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Như Thanh đã ban hành chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa chương trình trọng tâm của huyện. Cùng với triển khai thực hiện Kế hoạch số 218, UBND huyện Như Thanh đã ban hành Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 6-7-2023 tổ chức hội nghị “Giới thiệu, quảng bá tiềm năng, kết nối phát triển du lịch” huyện Như Thanh năm 2023 (dự kiến tổ chức tháng 11-2023). Mục tiêu là quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch “Hương sắc 4 mùa” của tỉnh Thanh Hóa. Tạo cơ hội, mời gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch và khách hàng gặp gỡ, liên kết, hợp tác để đem lại sản phẩm, dịch vụ du lịch hoàn chỉnh với chất lượng ngày càng cao, giá thành phù hợp. Liên kết xây dựng tour, tuyến du lịch kết nối du lịch Như Thanh với các điểm du lịch khác trong tỉnh nhằm thúc đẩy du lịch trên địa bàn không ngừng phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn

Nguồn

Cùng chủ đề

Đảm bảo an ninh trật tự lễ hội đầu xuân

Những ngày đầu xuân, các khu du lịch, di tích, danh thắng và lễ hội tâm linh trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài tỉnh đến du ngoạn, tham quan, chiêm bái. Để bảo đảm cho Nhân dân và du khách thập phương phấn khởi, yên tâm du xuân trong dịp đầu năm mới, Công an tỉnh đã tăng cường lực lượng, triển khai các phương...

Khai mạc Lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê

Sáng 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng), TP Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025.Đội tế Câu lạc bộ văn hóa - nghệ thuật truyền thống phường Quảng Thắng thực hiện nghi thức tế miếu.Dự lễ hội có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ...

Vui hội Pồn Pôông

Xuân đến, đất trời nở hoa, bà con người Mường lại cùng nhau vui hội Pồn Pôông. Hương sắc của núi rừng hòa quyện với thanh âm rộn ràng của tiếng cồng chiêng, tiếng trống, tiếng nói cười của người dân tham gia lễ hội làm không khí xuân nhộn nhịp khắp xóm làng.Các trò diễn đều xoay quanh cây bông, mô phỏng phong tục, tập quán, phản ánh đời sống tâm linh, văn hóa của người Mường.Lễ hội...

Sức sống các môn thể thao truyền thống

Mỗi dịp xuân về, nhiều bản làng miền núi xứ Thanh lại rộn ràng hoạt động vui chơi mang đậm nét văn hóa gắn với đời sống, lao động và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, các môn thể thao truyền thống mùa xuân đang góp phần “giữ lửa” cho nét đẹp đó.Ông Lương Hồng Kim (bên phải) và con trai Lương Hồng Chí ở thôn Thanh Sơn, xã Thanh Kỳ (Như Thanh)...

Triển lãm sách, báo Xuân Ất Tỵ 2025 tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa

Sáng 21/1, Thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc triển lãm sách, báo xuân và lễ hội thư pháp Xuân Ất Tỵ 2025.Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc.Tại triển lãm lần này, Thư viện tỉnh trưng bày, giới thiệu hơn 250 bản báo xuân của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương thuộc 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các sách, báo đều có nội dung phong phú, hấp dẫn,...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh kiểm tra tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm tại Khu Kinh tế Nghi...

Ngày 6/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tiến độ triển khai và thi công một số công trình, dự án trọng điểm tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS).Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh và các thành viên trong đoàn nghe Công ty Xi măng Long Sơn báo cáo tiến độ thực hiện dự án bến Cảng Container Long Sơn.Cùng đi có các đồng chí...

Kết nối Quốc lộ 45 với Quốc lộ 1A

Dự án tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đến xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa) có tổng chiều dài 14,6km với tổng mức đầu tư 1.417 tỷ đồng được UBND tỉnh khởi công xây dựng từ tháng 1/2023. Với sự quyết tâm của Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công, sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã thông xe kỹ thuật, đưa vào sử...

Quyết liệt, kiên trì, nhất quán, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở trong thực hiện chuyển đổi số và Đề án 06

Chiều 6/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về CĐS và Đề án 06 năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.Toàn cảnh hội...

Quản lý trật tự xây dựng năm 2024

Năm 2024, công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng công trình vi phạm giảm còn 1,71% (93/5.437 công trình được kiểm tra), thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,98% của năm 2023 và 4,8% của năm 2022. Toàn tỉnh đã cấp được 7.587 giấy phép xây dựng, tăng 986 giấy phép so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số...

Rộn ràng Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Thọ Xuân

Sáng 6/2, Hội Nhà Báo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, huyện Thọ Xuân tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Báo chí Thanh Hoá hướng tới 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.Các đại biểu tham quan các gian trưng bày của Hội báo Xuân Ất Tỵ tại huyện Thọ Xuân.Hội báo Xuân tại huyện Thọ Xuân trưng bày...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Chiều ngày 3/2/2025, tại xã Đông Khê, TP. Thanh Hóa; UBND tỉnh đã tổ chức lễ phát động Tết trồng cây “đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. Các đại biểu tham dự buổi lễ phát động. Tham dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên...

Thiệu Hóa tổ chức hội thao “Mừng Đảng

Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao và trưng bày sách, báo, ấn phẩm xuân Ất Tỵ 2025 trên tinh thần an toàn, tiết kiệm. Qua đó, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân trong dịp đầu năm mới.Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Hoàng Trọng Cường trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia hội thao.Hội thao gồm...

Đảm bảo an ninh trật tự lễ hội đầu xuân

Những ngày đầu xuân, các khu du lịch, di tích, danh thắng và lễ hội tâm linh trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài tỉnh đến du ngoạn, tham quan, chiêm bái. Để bảo đảm cho Nhân dân và du khách thập phương phấn khởi, yên tâm du xuân trong dịp đầu năm mới, Công an tỉnh đã tăng cường lực lượng, triển khai các phương...

Vĩnh Lộc liên hoan văn nghệ quần chúng mừng Đảng, mừng Xuân

Tối 3/2, huyện Vĩnh Lộc tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng “Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.Các đại biểu tham dự liên hoan văn nghệ quần chúng.Ban Tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đội.Chương trình diễn ra không khí ấm áp, vui tươi, phấn khởi trước sự cổ vũ của đông đảo người dân địa phương.Tại chương...

Bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa của người dân miền biển

Nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn được thiên nhiên ban tặng 42km bờ biển và ở mảnh đất này vẫn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của người miền biển với những trò chơi, trò diễn dân gian mỗi độ tết đến, xuân về.Người dân tham gia nấu cơm thi, một nét đẹp văn hóa được giữ gìn và phát huy ở thôn Thượng Nam và thôn Thượng Bắc, xã Hải Nhân,...

Gương mặt xuân trong thơ ca Thanh Hóa

Đã đành mùa xuân là tươi mới, trẻ trung. Chỉ mới nghĩ thôi bao trắc trở, gian nan lùi lại phía sau, mọi thứ hồi sinh “xanh non, biếc rờn”. Một chút đỏng đảnh của “cành tơ phơ phất”, hay rộn ràng “của yến anh này đây khúc tình si” cũng làm đủ nao lòng người lữ thứ xa quê. Có những hạnh phúc đong đầy đẹp tựa đào, mai vừa chớm nở. Lại cả những nhớ nhung, cách...

Như ngọn triều dâng…

Chúng ta vẫn thường hay nói về giấc mơ “du lịch bốn mùa” nơi thành phố biển xinh đẹp Sầm Sơn. Nhưng nếu thử đổi góc nhìn mới hơn một chút, chúng ta sẽ ngỡ ngàng nhận ra rằng: Vùng đất biển này đã tự mình định vị với bốn mùa qua những nét đẹp, đặc trưng riêng. Điều quan trọng là chúng ta có đủ tâm - tầm - lực để khơi dậy những tiềm năng, lợi thế,...

Khai mạc Lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê

Sáng 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng), TP Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025.Đội tế Câu lạc bộ văn hóa - nghệ thuật truyền thống phường Quảng Thắng thực hiện nghi thức tế miếu.Dự lễ hội có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ...

Sống và dấn thân với nghề

Nhà nghiên cứu Cao Sơn Hải: Mong hoàn tất những việc đang dang dởSinh năm 1935, năm 2025 này, nhà nghiên cứu (NNC) Cao Sơn Hải đúng 90 tuổi. Dường như tuổi tác không làm ông lo sợ. Những cán bộ, công chức khác nghỉ hưu là chỉ vui tuổi già, xả những bận rộn, thảnh thơi bên con cháu, thì với riêng ông, bắt đầu từ thời khắc đó là được làm những gì mình muốn. Hơn 15...

Du lịch Thanh Hóa đón lượng khách lớn trong kỳ nghỉ Tết

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du lịch tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định được sức hút mạnh mẽ khi đón được lượng khách lớn. Đông đảo du khách trẩy hội đền Nưa - Am Tiên (Triệu Sơn).Năm nay thời tiết thuận lợi, cùng với việc tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, Thanh Hóa thu hút được lượng khách đầu năm khá đông.Theo báo cáo của Sở Văn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất