Powered by Techcity

Nhìn lại những lần sáp nhập tỉnh, thành phố của Việt Nam


Tính từ năm 2008 cho đến nay, Việt Nam duy trì tổng số 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và thành phố Huế (Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 1/1/2025).

Nhìn lại những lần sáp nhập tỉnh, thành phố của Việt Nam

Năm 2008, Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập tỉnh Hà Tây cùng với một số xã của Hòa Bình và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) vào thành phố Hà Nội. Trong ảnh: Đường giao thông liên xã ở huyện Đan Phượng – huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của Hà Nội. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

Theo dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức lại hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sau sắp xếp, chính quyền địa phương sẽ có 2 cấp là cấp tỉnh và cấp cơ sở. Sau sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm gần 50%, đơn vị hành chính cấp cơ sở giảm khoảng hơn 70% so với hiện nay.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Đảng ủy Chính phủ gửi đề án lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, sau đó tổng hợp và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, dự kiến vào trung tuần tháng 4/2025.

Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

Nhìn lại những lần sáp nhập tỉnh, thành phố của Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về đề án sắp xếp các đơn vị hành chính. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thực tế, Việt Nam đã trải qua nhiều đợt sắp xếp, chia tách và sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh theo từng giai đoạn.

Nhìn lại lịch sử, việc tổ chức các đơn vị hành chính dưới các triều đại phong kiến ở Việt Nam có nhiều biến động cả về quy mô và tên gọi các đơn vị hành chính.

Các đơn vị hành chính dưới cấp trung ương có tên gọi và vị trí khác nhau trong hệ thống hành chính các cấp như châu, quận, đạo, lộ, phủ, thừa tuyên, dinh, tỉnh, huyện, giáp, hương, trấn, tổng, lý, xã…) tùy theo từng giai đoạn.

Bộ máy hành chính địa phương thời Vua Minh Mệnh

Theo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, việc tổ chức lại bộ máy hành chính địa phương thời Vua Minh Mệnh (Minh Mạng) là một dấu ấn đặc biệt quan trọng mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Vua Minh Mệnh là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến hết năm 1840. Trong 20 năm cầm quyền, vua Minh Mệnh được đánh giá là vị hoàng đế năng động, quyết đoán, có nhiều cải cách đổi mới.

Năm 1831-1832, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, Vua Minh Mệnh thực hiện một công cuộc cải tổ cực kỳ rộng lớn trong toàn quốc. Vua cho rằng nước dựng đặt các trấn làm bình phong, đặt quan chức để cai trị, đó là chính sách lớn của triều đình nhưng phải thường xuyên xem xét sửa đổi sao cho thích hợp với công cuộc. Vì vậy, đối với tổ chức hành chính địa phương, Vua cho xóa bỏ 2 trấn lớn là Bắc Thành và Gia Định cùng các doanh Trực lệ đặt ra dưới thời Vua Gia Long. Vua cho đổi toàn bộ đơn vị hành chính doanh, trấn, thống nhất gọi là tỉnh, sau đó phân chia địa lý toàn quốc thành 3 khu vực gọi là Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.

Bắc kỳ gồm 13 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn Tây, Quảng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình.

Trung kỳ gồm 1 phủ Thừa Thiên đặt làm Kinh đô và 11 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Nam kỳ gồm 6 tỉnh còn gọi là “Nam kỳ lục tỉnh”: Gia Định (Phiên An), Biên Hòa, An Giang, Vĩnh Long, Định Tường và Hà Tiên.

Sau khi phân định lại tỉnh, để tiện cho việc quản lý, Vua Minh Mệnh cho gộp 2 hoặc 3 tỉnh làm một hạt và thiết đặt các chức quan coi giữ.

Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh những năm đầu 1830 đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng, không chỉ đối với lịch sử nhà Nguyễn. Đây được coi là một trong những cuộc cải cách có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Đặc biệt, bộ máy hành chính địa phương sau khi khi sắp xếp cải tổ dưới thời Vua Minh Mệnh hoạt động khá hiệu quả. Tổ chức đơn vị hành chính hầu như không thay đổi nhiều cho đến khi có sự can thiệp của người Pháp.

Những lần chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Theo Vụ Chính quyền địa phương-Bộ Nội vụ, sau khi Việt Nam giành được độc lập tháng 8/1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Theo Hiến pháp năm 1946, đất nước được chia làm ba Bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, và Nam Bộ. Giai đoạn 1945-1946, nước ta có 65 tỉnh.

Nhìn lại những lần sáp nhập tỉnh, thành phố của Việt Nam

Bản đồ kiến thiết Hà Nội tỷ lệ 1/25.000 do kiến trúc sư Phạm Gia Hiền lập ngày 31/7/1951. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Theo báo cáo về tình hình địa giới hành chính nước ta trong Tờ trình số 51/BCSĐ Ban Cán sự Đảng Chính phủ ngày 24/8/1995, trước ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, miền Bắc có 28 tỉnh, thành phố, đặc khu, còn miền Nam có 44 tỉnh, thành phố. Tổng cộng là 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong cả nước.

Từ năm 1975 đến nay, Việt Nam trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, đã có thời điểm giảm từ 72 xuống còn 38 tỉnh, thành.

T háng 12/1975 , Quốc hội khóa V đã thông qua nghị quyết về việc bãi bỏ cấp khu và tiến hành hợp nhất các đơn vị hành chính, thực hiện sáp nhập một loạt các tỉnh thuộc miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Năm 1976 , quá trình sáp nhập tiếp tục được thực hiện ở diện rộng từ Bắc Trung Bộ đến các tỉnh Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau các cuộc sáp nhập này, cả nước chỉ còn 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Theo đó, tỉnh Cao Bằng sáp nhập với Lạng Sơn thành Cao Lạng. Tuyên Quang sáp nhập với Hà Giang thành Hà Tuyên. Hòa Bình sáp nhập với Hà Tây thành Hà Sơn Bình. Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành Hà Nam Ninh. Ba tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nghĩa Lộ sáp nhập thành Hoàng Liên Sơn.

Ngoài ra, miền Bắc còn có tỉnh Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Vĩnh Phú và hai thành phố trực thuộc Trung ương Hà Nội, Hải Phòng.

Ở miền Trung, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành Nghệ Tĩnh. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh sáp nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên.

Hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và TP Đà Nẵng sáp nhập thành Quảng Nam – Đà Nẵng. Quảng Ngãi sáp nhập với Bình Định thành Nghĩa Bình. Phú Yên và Khánh Hòa sáp nhập thành Phú Khánh. Ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy sáp nhập thành Thuận Hải.

Kon Tum và Gia Lai sáp nhập thành tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Các tỉnh Thanh Hóa, Đăk Lăk, Lâm Đồng giữ nguyên từ trước đó.

Ở Nam Bộ, năm 1976, Quốc hội đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố trực thuộc trung ương.

Ba tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long sáp nhập thành tỉnh Sông Bé. Tỉnh Biên Hòa, Tân Phú, Bà Rịa-Long Khánh sáp nhập thành tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Đồng Tháp thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong.

Tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc sáp nhập thành An Giang. Tỉnh Mỹ Tho, Gò Công và thành phố Mỹ Tho sáp nhập thành tỉnh Tiền Giang.

Tỉnh Hậu Giang thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Phong Dinh, Ba Xuyên, Chương Thiện. Tỉnh Kiên Giang tái lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tỉnh Rạch Giá và ba huyện Châu Thành A, Hà Tiên, Phú Quốc của tỉnh Long Châu Hà trước đó.

Tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh sáp nhập thành Cửu Long. Bạc Liêu và Cà Mau sáp nhập thành Minh Hải. Ngoài ra, tỉnh Kiến Hòa đổi tên thành Bến Tre. Nam Bộ còn có tỉnh Tây Ninh và Long An.

Như vậy, đến năm 1976, tổng số đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam có 38, gồm 35 tỉnh và 3 thành phố trung ương. Ba thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.

35 tỉnh gồm Bắc Thái, Cao Lạng, Hà Nam Ninh, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Hà Tuyên, Hải Hưng, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Vĩnh Phú; Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam-Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Gia Lai-Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cửu Long, Minh Hải.

Nhìn lại những lần sáp nhập tỉnh, thành phố của Việt Nam

Bản đồ hành chính Việt Nam năm 1976 đăng trên báo Sài Gòn Giải Phòng. (Ảnh: SGGP)

Năm 1978, Quốc hội đã phê chuẩn việc mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội, đồng thời sáp nhập thêm 5 huyện vào thành phố. Tỉnh Cao Lạng được chia thành hai tỉnh riêng biệt là Cao Bằng và Lạng Sơn, nâng tổng số tỉnh và thành phố lên 39.

N ăm 1979 , Việt Nam có thêm một đơn vị hành chính cấp tỉnh là Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, tổng số đơn vị hành chính lúc này là 40.

Năm 1989 , số lượng đơn vị hành chính của cả nước đã tăng lên 44, gồm 40 tỉnh và 3 thành phố trực thuộc trung ương, cùng với Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo.

Trong thời kỳ này, tỉnh Bình Trị Thiên được tách thành ba tỉnh riêng biệt là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế; tỉnh Nghĩa Bình được chia thành hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định; và tỉnh Phú Khánh cũng được tách thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Đến năm 1991 , cả nước có 53 đơn vị hành chính cấp tỉnh, khi đó một số tỉnh trước đây lại được chia lại như tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành Hà Tây và Hòa Bình; tỉnh Hà Nam Ninh được chia thành Nam Hà và Ninh Bình; tỉnh Nghệ Tĩnh được chia thành Nghệ An và Hà Tĩnh; tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở ba huyện tách ra từ tỉnh Đồng Nai và đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo.

Năm 1997 , số tỉnh thành tăng lên 61 khi một số tỉnh tiếp tục chia tách.

Cụ thể, Bắc Thái được chia thành Bắc Kạn và Thái Nguyên; Hà Bắc được chia thành Bắc Giang và Bắc Ninh; Nam Hà tách thành Hà Nam và Nam Định; Hải Hưng tách thành Hải Dương và Hưng Yên.

Cùng năm này, Quảng Nam-Đà Nẵng cũng chia thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, còn tỉnh Sông Bé tách thành Bình Dương và Bình Phước.

Đến năm 2004 , Việt Nam lại tiếp tục tách ba tỉnh, nâng tổng số đơn vị hành chính cấp tỉnh lên 64. Đắk Lắk, Cần Thơ và Lai Châu lần lượt được chia thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn.

Năm 2008 , Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập tỉnh Hà Tây cùng với một số xã của Hòa Bình và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) vào thành phố Hà Nội.

Tính từ năm 2008 cho đến nay, Việt Nam duy trì tổng số 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.

Nhìn lại những lần sáp nhập tỉnh, thành phố của Việt Nam

Bản đồ hành chính hiện nay với 63 tỉnh, thành phố của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính, gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính nhằm tạo không gian phát triển; phát huy tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của các địa phương phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay; nêu cao tính tự chủ, tự lực, tự cường của các cấp chính quyền địa phương; đặc biệt để chính quyền gần dân hơn, sát dân hơn, giải quyết công việc của người dân nhanh hơn, thuận lợi hơn; mang lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân nhiều hơn./.

Theo TTXVN



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/nhin-lai-nhung-lan-sap-nhap-tinh-thanh-pho-cua-viet-nam-243122.htm

Cùng chủ đề

Mô hình trồng xen canh cây ăn quả với cây ngắn ngày

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân tại các địa phương đang dần chuyển hướng sang mô hình trồng xen canh cây ăn quả ngắn ngày nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tối ưu hóa diện tích đất và giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Không chỉ giúp cải thiện thu nhập, mô hình này còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng đất trồng.Trang trại trồng cây ăn quả tại...

Tích cực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Nhằm tạo phong trào bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (NLTS) lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các biện pháp tái tạo phát triển NLTS tại các thủy vực tự nhiên nội địa, hồ chứa và vùng biển ven bờ của tỉnh.Các tổ chức phối hợp với huyện Nga Sơn thả tôm giống khu vực ven biển.Theo thống kê của ngành...

Quảng bá các điểm du lịch tiềm năng

Du lịch Thanh Hóa đã và đang hướng đến đa dạng hóa sản phẩm, trải nghiệm. Trong đó, việc tăng cường quảng bá các điểm đến tiềm năng sẽ góp phần thu hút du khách, nhà đầu tư, đưa du lịch Thanh Hóa phát triển xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh sẵn có.Đồi Hích với nhiều tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh.Nằm giữa vùng đất trung du thơ mộng của xã...

Đoàn công tác huyện Thọ Xuân thăm và làm việc với huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (26/3/1975 - 26/3/2025), nhằm tăng cường mối quan hệ đặc biệt, sắt son nghĩa tình kết nghĩa giữa huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá và huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, sáng 26/3, đoàn công tác của huyện Thọ Xuân do đồng chí Thái Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với huyện Quế Sơn,...

Nâng cao năng lực triển khai chương trình giảm nghèo bền vững

Chiều 26/3, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa (NKTTMC&BVQTE) phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực triển khai chương trình giảm nghèo bền vững cho cán bộ, hội viên đang làm công tác hội trên địa bàn tỉnh”.Toàn cảnh lớp tập huấn.Trong thời gian 2 ngày (26-27/3) hơn 100...

Cùng tác giả

Xứng danh Hàm Rồng – Nam Ngạn chiến thắng

Cách đây 60 năm, trong hai ngày 3 và 4/4/1965, tại mảnh đất Hàm Rồng - Nam Ngạn, quân và dân Thanh Hóa anh hùng bằng ý chí và sự thông minh sáng tạo, cùng nghệ thuật chiến tranh Nhân dân, đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, bắn rơi 47 máy bay Mỹ, bảo vệ cầu Hàm Rồng an toàn, giữ vững mạch máu lưu thông giữa hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Hàm Rồng - Nam...

Mô hình trồng xen canh cây ăn quả với cây ngắn ngày

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân tại các địa phương đang dần chuyển hướng sang mô hình trồng xen canh cây ăn quả ngắn ngày nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tối ưu hóa diện tích đất và giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Không chỉ giúp cải thiện thu nhập, mô hình này còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng đất trồng.Trang trại trồng cây ăn quả tại...

Cây cầu “huyền thoại”

“Sừng sững bóng cầu Hàm Rồng đứng/ Soi bóng dòng sông Mã chảy mênh mang...". Lời bài hát “Chào sông Mã anh hùng” của nhạc sĩ Xuân Giao về cầu Hàm Rồng - một cây cầu từng được xem là “con đường huyết mạch” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, và là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đấu tranh đầy oanh liệt. Trải qua biết bao năm tháng đi...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 3/4/2025

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (3/4), tỉnh Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng; khai mạc giải Pencak Silat Quốc gia năm 2025. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-3-4-2025-244382.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 3/4/2025

Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 3/4/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-3-4-2025-244376.htm

Cùng chuyên mục

Xứng danh Hàm Rồng – Nam Ngạn chiến thắng

Cách đây 60 năm, trong hai ngày 3 và 4/4/1965, tại mảnh đất Hàm Rồng - Nam Ngạn, quân và dân Thanh Hóa anh hùng bằng ý chí và sự thông minh sáng tạo, cùng nghệ thuật chiến tranh Nhân dân, đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, bắn rơi 47 máy bay Mỹ, bảo vệ cầu Hàm Rồng an toàn, giữ vững mạch máu lưu thông giữa hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Hàm Rồng - Nam...

Cây cầu “huyền thoại”

“Sừng sững bóng cầu Hàm Rồng đứng/ Soi bóng dòng sông Mã chảy mênh mang...". Lời bài hát “Chào sông Mã anh hùng” của nhạc sĩ Xuân Giao về cầu Hàm Rồng - một cây cầu từng được xem là “con đường huyết mạch” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, và là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đấu tranh đầy oanh liệt. Trải qua biết bao năm tháng đi...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 3/4/2025

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (3/4), tỉnh Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng; khai mạc giải Pencak Silat Quốc gia năm 2025. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-3-4-2025-244382.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 3/4/2025

Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 3/4/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-3-4-2025-244376.htm

Từ khói lửa chiến tranh đến những nhịp cầu tương lai

02/04/2025 19:39 (Baothanhhoa.vn) - Chiến thắng Hàm Rồng ngày 3-4/4/1965 đã ghi dấu son chói lọi trong...

[Bản tin 18h] Đề xuất tiêu chuẩn và số lượng của đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp

02/04/2025 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Đoàn...

Âm mưu làm cho “cột xương sống của Hà Nội mềm đi”

Thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là lời cảnh báo về nguy cơ thất bại của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Để cứu vãn tình thế, Mỹ buộc phải tính toán đến một chiến lược chiến tranh mới. Với việc mở rộng “biên giới” đánh phá ra phía Bắc vĩ tuyến 17, đế quốc Mỹ chính thức khởi động cuộc chiến leo thang đánh phá miền Bắc.Cầu Hàm Rồng năm 1964. Ảnh:...

Đoàn đại biểu tỉnh dâng hương kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Đoàn đại biểu tỉnh dâng hương kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng Sáng ngày 2/4/2025, nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn...

Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965

Chiến thắng Hàm Rồng là “bản hùng ca bất tử” của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Cuộc đụng đầu giữa “hai thể chế, hai đội quân, hai ý thức hệ chính nghĩa và phi nghĩa” là minh chứng hùng hồn về chiến thắng của chính nghĩa và lương tri thời đại. Để rồi, tinh thần quyết thắng nơi mặt trận Hàm Rồng ngày ấy, sẽ trở thành ngọn lửa tinh thần bất diệt, thành...

Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng...

Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 2/4, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất