Powered by Techcity

Nguy cơ thiếu lao động ngành may, da giày


Sau đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế thế giới, ngành may mặc, da giày Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng mất nhiều thị trường, nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc sản xuất cầm chừng. Sang năm 2024 hai ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động bậc nhất này đang dần phục hồi, vì thế nguồn lao động phục vụ phát triển lại trở thành vấn đề “nóng”.

Nguy cơ thiếu lao động ngành may, da giày6 tháng đầu năm 2024 Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (TP Thanh Hóa) tuyển thêm 1.267 công nhân để mở rộng sản xuất. Ảnh: Lê Đồng

Nhiều dấu hiệu phục hồi

Tại xã Công Liêm (Nông Cống), Công ty TNHH Sản xuất dịch vụ và thương mại Trường Phát vẫn duy trì hơn 300 công nhân. Nhiều thời điểm gần đây doanh nghiệp phải tổ chức cho người lao động tăng ca, làm thêm giờ để bảo đảm đơn hàng. Năm 2024 công ty đã có thêm những hợp đồng và các đơn hàng xuất khẩu quần áo đi thị trường Nga, nên người lao động có đủ giờ làm và tăng thu nhập. Doanh nghiệp cũng đang xây dựng thêm nhà máy mới để mở rộng quy mô, nâng năng lực sản xuất lên 5 triệu sản phẩm mỗi năm, dự kiến sẽ tuyển dụng thêm khoảng 1.000 lao động trong thời gian tới.

Hai doanh nghiệp da giày và may mặc tầm cỡ đến từ Nhật Bản có trụ sở tại KCN Lễ Môn (TP Thanh Hóa) đều tuyển thêm công nhân để khôi phục lại và mở rộng sản xuất. Trong đó, Công ty TNHH Sakurai VN (lĩnh vực may mặc) đã tuyển thêm 1.267 công nhân; Công ty TNHH Giầy SunJade Việt Nam (sản xuất giày da) tuyển thêm 874 công nhân trong 6 tháng đầu năm.

Đại diện Công ty TNHH Sakurai VN cho biết: “Nhà máy cũ của công ty ở KCN Lễ Môn có 12.000 lao động, đã cơ bản ổn định, thỉnh thoảng tuyển thêm khoảng 5% do biến động lao động thường xuyên. Với sự phục hồi của ngành may mặc, công ty mới xây dựng nhà máy mới tại CCN Bắc Hoằng Hóa với 2 dây chuyền, trong đó chuyền 1 tuyển 500 lao động đã đủ, chuyền 2 đang tuyển thêm 500 công nhân trong khoảng từ nay đến cuối năm”.

Không chỉ với những doanh nghiệp đang hoạt động, nhiều tháng qua Thanh Hóa đã cấp phép và ghi nhận nhiều doanh nghiệp may mặc mới đang xây dựng. Điển hình trong số đó là Dự án Nhà máy dệt may Nam Ích Thái Thắng đang được gấp rút xây dựng tại CCN Thái Thắng (Hoằng Hóa). Đây là dự án may mặc lớn của Công ty TNHH South Asia Knitwer Limited, thuộc Tập đoàn Nam Ích (Hồng Kông) làm chủ đầu tư với tổng mức 1.090 tỷ đồng. Mục đích chính là sản xuất các sản phẩm dệt len, may mặc chất lượng cao phục vụ thị trường Việt Nam và xuất khẩu, hệ thống nhà xưởng gồm 2 khu chính: xưởng dệt rộng trên 33.000m2 và khu xưởng may có diện tích trên 22.000m2 cùng các công trình phụ trợ đang được đóng cọc, dựng khung. Theo kế hoạch của chủ đầu tư, đến tháng 1/2025 sẽ đưa các dây chuyền sản xuất hiện đại vào vận hành, giải quyết việc làm ổn định cho trên 5.000 lao động.

Thời gian gần đây có nhiều tín hiệu vui, thị trường truyền thống của da giày, dệt may Thanh Hóa là các nước châu Âu và Hoa Kỳ dần được chuyển hướng sang Nga, khu vực châu Á – nhất là các nước Trung Đông và một số thị trường mới trên thế giới. Từ sự chủ động thay đổi và những tín hiệu phục hồi, năm 2023 riêng các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa đã sản xuất đạt hơn 508 triệu sản phẩm. Cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 rất nhiều đơn hàng mới được ký kết, là cơ sở để ngành may Thanh Hóa phấn đấu sản xuất 530 triệu sản phẩm. Hiện nay nhiều doanh nghiệp tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường trao đổi kinh nghiệm cũng như xúc tiến hợp tác để có thêm các hợp đồng.

Liên tục tuyển dụng lao động

Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8/2024 Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam (KCN Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn) tiếp tục đăng tải thông tin tuyển dụng thêm 30 công nhân nữ. Doanh nghiệp sản xuất phụ liệu ngành may này đưa ra con số thu nhập khá cao với mức 7 đến 9 triệu đồng mỗi tháng. Sau hoàn thiện hồ sơ và phỏng vấn, chỉ cần ứng viên không bị cận thị, sẽ được bố trí đi làm ngay.

Việc tuyển dụng này đã trở thành “định kỳ” của doanh nghiệp FDI này bởi nhiều năm qua công ty liên tục phải bổ sung cho những thiếu hụt và sự biến động của người lao động. Được biết trong 6 tháng đầu năm, công ty đã tuyển dụng thêm 44 lao động để bổ sung cho quá trình sản xuất. Với những đơn hàng và sự phát triển thêm thị trường mới, trong những tháng cuối năm, công ty có kế hoạch tuyển dụng thêm 230 lao động.

Thông tin từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp (KKTNS & CKCN) tỉnh Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giày da, may mặc trên địa bàn đơn vị quản lý đều tuyển dụng thêm công nhân. Tại KCN Bỉm Sơn, Công ty TNHH May mặc Leading Star Việt Nam đã tuyển dụng thành công 696 công nhân, người lao động. Với những yêu cầu cho phát triển sản xuất giai đoạn mới, doanh nghiệp có kế hoạch và đang tuyển dụng thêm 820 công nhân may mặc trong khoảng từ nay đến cuối năm. Cách đó không xa, Công ty TNHH Oceanus Outwear cũng mới hoàn thành tuyển dụng thêm 100 lao động trong 6 tháng đầu năm, đang có kế hoạch tuyển thêm 22 người tiếp theo để hoàn thiện việc bổ sung cho dây chuyền sản xuất các sản phẩm quần áo xuất khẩu. Một doanh nghiệp may mặc khác tại KCN Bỉm Sơn là Công ty TNHH KH ViNa cũng đang tuyển dụng thêm khoảng 100 công nhân trong những tháng cuối năm. Trong các tháng đầu năm công ty đã tuyển thành công 58 công nhân.

Ở KCN Hoàng Long (TP Thanh Hóa), hai công ty giày da lớn cũng đồng loạt tuyển dụng thêm lao động. Trong 6 tháng đầu năm, Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam tuyển dụng thêm 770 lao động và có kế hoạch tuyến dụng tiếp khoảng 1.430 lao động trong khoảng từ nay đến cuối năm. Tương tự, Công ty TNHH Giầy Aleron Việt Nam cũng đã tuyển dụng thành công 625 lao động, đang tiếp tục tuyển thêm khoảng hơn 1.000 lao động những tháng cuối năm.

Từ đầu năm đến nay, tại các KCN của tỉnh và KKTNS có tới 11 công ty da giày, may mặc tuyển dụng hơn 6.000 lao động. 10 doanh nghiệp trong số đó vẫn đang triển khai tuyển dụng thêm hơn 8.000 người trong những tháng cuối năm. Như vậy, nhu cầu lao động cho ngành may, da giày trên địa bàn toàn tỉnh còn rất lớn, chưa kể một số dự án mới đang được triển khai xây dựng.

Cần nhiều giải pháp chống thiếu hụt

Thống kê của Sở Công Thương, đến nay Thanh Hóa đang có gần 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, tạo việc làm cho khoảng 150.000 lao động. Với các doanh nghiệp da giày, đến hết năm 2023 đã có 27 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 133.000 người.

7 tháng năm 2024 tình hình thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư hạ tầng công nghiệp của tỉnh có nhiều khởi sắc. Điển hình KCN Giang Quang Thịnh (Thiệu Hóa) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công; KCN phía Tây TP Thanh Hóa đã được HĐND tỉnh ban hành nghị quyết để thông qua đồ án quy hoạch, triển khai các bước tiếp theo. Các cụm công nghiệp như: Đông Bắc TP Thanh Hóa, Thọ Nguyên (Thọ Xuân), Minh Tiến (Ngọc Lặc)… được thành lập hoặc đi vào hoạt động đã thu hút các dự án sản xuất công nghiệp, trong đó phần lớn là các nhà máy may mặc. Dự kiến trong những tháng tới, một số nhà máy sẽ khánh thành đi vào hoạt động như: Nhà máy giày tại xã Thiệu Phú (Thiệu Hóa) nhà máy giày tại xã Xuân Dương (Thường Xuân)…

Thanh Hóa là tỉnh có số dân đứng thứ 3 cả nước, lại đang trong thời kỳ “dân số vàng” với hơn 1,7 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, với việc phát triển thêm nhiều dự án và sự phục hồi của ngành may mặc, da giày, thời gian tới cần rất nhiều lao động. Nếu không có sự nhìn nhận để có giải pháp kịp thời, đó thực sự là vấn đề đáng lo ngại.

Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII mới đây Quyền Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Nguyễn Mạnh Hiệp đã trăn trở: “Trước dấu hiệu thiếu lao động ở một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất, kinh doanh, mỗi doanh nghiệp và các địa phương ngoài thu hút lao động tại chỗ, cần có giải pháp thu hút lao động ở ngoài tỉnh, nhất là lao động người Thanh Hóa đang làm ăn xa quê về làm việc tại địa phương. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần đổi mới quy trình, công nghệ sản xuất, nâng cao thu nhập mới thu hút được người lao động vào làm việc”.

Cũng theo ông Hiệp, việc thu hút các nhà máy may và da giày cần chú ý đến địa bàn cho hài hòa, phân bổ nhiều nơi trong tỉnh.

Trên thực tế, vấn đề này cũng đã được tỉnh và một số địa phương nhìn nhận. Đơn cử như, thay vì muốn đầu tư tại các đô thị hoặc khu vực các huyện đồng bằng, Công ty TNHH South Fame Garments Llimitted về tận huyện miền núi Thường Xuân để đầu tư nhà máy bởi dư địa nguồn lao động ở đây rất lớn. Vượt qua giai đoạn khó khăn của ngành may, công ty có thêm các đơn hàng. Nguồn lao động luôn dồi dào, bảo đảm tiến độ sản xuất nên năm 2023 doanh nghiệp sản xuất tới 5 triệu sản phẩm, giao đúng tiến độ theo ký kết với các đối tác ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu. Với hơn 1.800 công nhân hiện có, công ty tự tin ký và chủ động được các đơn hàng trong những tháng cuối năm 2024.

Theo đại diện Sở Công Thương, tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp may chuyển hướng đầu tư dần từ hình thức gia công sang sản xuất sản phẩm cuối cùng, xây dựng thương hiệu riêng để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm. Đồng thời, ưu tiên bố trí các doanh nghiệp may tại các khu, cụm công nghiệp, chuyển dịch dần về các khu vực thị trấn, thị tứ, vùng xa để thu hút lao động tại chỗ và cung cấp sản phẩm ngay trên địa bàn. Giai đoạn 2021-2025 các dự án may mặc, da giày nên thu hút đầu tư có chọn lọc tại huyện đồng bằng, ven biển. Đồng thời khuyến khích thu hút đầu tư các dự án may mặc, da giày ở khu vực trung du, miền núi để thu hút lao động tại chỗ và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các huyện miền núi. Giai đoạn 2026-2030, tỉnh Thanh Hóa sẽ hạn chế thu hút đầu tư mới các dự án may mặc, da giày sản xuất còn tính chất thủ công, nhiều lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp này đổi mới công nghệ, quy trình quản lý để nâng cao công suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm.

Lê Đồng



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/nguy-co-thieu-lao-dong-nganh-may-da-giay-221432.htm

Cùng chủ đề

Nhanh nhạy nắm bắt xu thế, doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số

Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực ứng dụng các giải pháp công nghệ trong các quy trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm,... từ đó thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, kiến tạo giá trị mới, mở ra cơ hội phát triển.Anh Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty CP Nông...

Cát nhân tạo vẫn khó tiếp cận thị trường

Trong điều kiện nguồn cát tự nhiên làm vật liệu xây dựng đang ngày càng giảm và được dự báo sẽ thiếu hụt trong tương lai gần thì cát nhân tạo (cát nghiền) được xem là một trong những giải pháp thay thế. Tuy nhiên từ nhiều lý do khác nhau, đến nay việc tiêu thụ loại vật liệu này mới chỉ dừng ở mức độ nội bộ doanh nghiệp.Cát nhân tạo hoàn toàn có thể thay thế được...

Khởi công dự án Cụm công nghiệp Thọ Minh

Sáng 16/9, Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức lễ khởi công dự án Cụm công nghiệp (CCN) Thọ Minh.Các đại biểu dự buổi lễ.Dự án CCN Thọ Minh được Chủ tịch UBND tỉnh thành lập và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 02/6/2017 và giao cho Công ty CP Đầu tư...

Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam

Ngày 15/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.Các đồng chí: Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo LĐLĐ tỉnh và huyện Thiệu Hóa tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành lâm thời công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.Dự lễ...

Bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, đa phần hoạt động tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tuy nhiên cũng có những tác động...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Bắc Kinh

Đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Cùng với đó, 2 bên vẫn còn rất nhiều cơ hội, nhiều dư địa để tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác lên tầm cao mới trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch trong thời gian tới.Ngày...

Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp

   Tối 19/9, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Ảnh: TT KTTV Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia tối 19/9 cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Hòn Ngư (Nghệ An) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Kỳ Anh (Hà Tĩnh)...

gần 1.700 doanh nghiệp cần tuyển 45.000 lao động

19/09/2024 18:00(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin nổi bật: Bão số 4 đổ bộ miền Trung, người dân cần tiếp nhận thông tin chính thống; Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để Bộ Y tế thực hiện tiêm chủng mở rộng; Thanh Hóa: gần 1.700 doanh nghiệp cần tuyển 45.000...BTH Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/ban-tin-18h-thanh-hoa-gan-1-700-doanh-nghiep-can-tuyen-45-000-lao-dong-225342.htm

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Cùng chuyên mục

BĐBP Thanh Hóa triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống khai thác IUU

Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và thông báo kết luận số 446-TB/VPTU, ngày 12/9/2024 của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy...

“Đạp bằng chông gai đi tới”…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi về thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa, đã hơn một lần nhấn mạnh về bài học thành công, rằng “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy. Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới. Sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân”. Đây cũng chính là bài học để Thanh Hóa soi vào và tiếp tục hành trình “dụng thế”, “tạo lực” mà “đạp bằng chông gai đi tới”...Thủ tướng...

Nguy cơ mất an toàn tại mặt bằng dự án khu dân cư đang triển khai thi công

Tình trạng nhếch nhác, hạng mục hạ tầng bị hư hỏng, nhiều công trình đang thi công xây dựng thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn, đang là những bất cập tại Dự án khu dân cư Đông Nam đô thị Đông Phát (hay còn gọi là MB 584), phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa).Mặt bằng 584 đang trong quá trình xây dựng.Ghi nhận tại MB 584 cho thấy, bên cạnh các hộ dân đã hoàn thành xây...

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển mới 120 sản phẩm OCOP, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố mới phát triển được 52 sản phẩm OCOP. Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được đánh giá là khó hoàn thành. Chính vì vậy, các sở, ngành, địa phương đã và đang rà soát, hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể sản xuất có...

Triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và sản xuất vụ đông năm 2024-2025

Sáng 19/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và phương án sản xuất vụ đông năm 2024-2025. Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Tham dự có đại diện lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các công ty khai thác công trình thủy lợi,...

Tạo lực kéo “đoàn tàu” chuyển động…

Khi “đường ray” đã được tạo dựng, với “bộ khung” là những cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội, thì vấn đề còn lại là sự “điều khiển sắp đặt” ra sao để tạo lực kéo “đoàn tàu” tăng trưởng kinh tế - xã hội chuyển động.Lọc hóa dầu Nghi Sơn - dự án “xương sống” trong Khu Kinh tế Nghi Sơn. Ảnh: Minh Hằng“Mở khóa” tiềm năngTrước hết, cần nhận thức...

Tuyên truyền dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính

Chiều 18/9, Sở Công Thương phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường và UBND huyện Hậu Lộc tổ chức hội nghị tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính cho cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn huyện.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, cán bộ, công chức...

Triển khai đánh giá DDCI năm 2024

Nhằm nâng cao chất lượng điều hành kinh tế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI) năm 2024.Khảo sát DDCI năm 2024 hướng tới cung cấp cho lãnh đạo tỉnh một công...

Kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Cảng cá Lạch Hới

Sáng 18/9, đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn).Đoàn công tác kiểm tra công tác chấp hành chống khai thác...

Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

Nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Xuân Minh (Thọ Xuân) cho năng suất, chất lượng cao.Những năm gần đây, huyện Thọ Xuân đã liên kết sản xuất với một số công ty trong và ngoài tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất