Powered by Techcity

Người góp phần để Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy sống với thời gian

Tháng 2-2023, chúng tôi có dịp dự Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy – một lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái thôn Rộc Răm, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh. Lễ hội là nét sinh hoạt văn hóa dân gian của người Thái từ lâu đời, được các thế hệ người Thái nơi đây nuôi dưỡng, lưu truyền đến ngày nay, thu hút cộng đồng các dân tộc trong thôn cùng tham gia.

Người góp phần để Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy sống với thời gianNghệ nhân ưu tú Lô Đình Ước (áo dài xanh) trong lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy tổ chức tháng 2-2023.

Xưa kia, việc tổ chức “Lăm chá Kin chiêng boọc mạy” ở thôn Rộc Răm do dòng họ Hà (dòng dõi nhà Mo từ Mường Khoòng, Bá Thước di cư tới). Ngoài ra, thầy mo còn chọn người dòng họ Lò (Lô) để giúp thầy tổ chức lễ gọi là bào chớ (nam), sao chớ (nữ). Sau này, dòng họ Hà không còn người đủ khả năng để truyền “mo” nữa nên quyết định truyền nghề cho dòng họ Lò (Lô). Cũng từ đó, việc tiến hành “Lăm chá Kin chiêng boọc mạy” trong làng, bản do dòng họ Lô đảm nhiệm.

Ông Lô Đình Ước là đời thứ 9, thầy Mo giúp dân làng chủ trì tục “Lăm chá Kin chiêng boọc mạy”. Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy – Hát múa ăn mừng dưới cây bông của làng Rộc Răm, xã Xuân Phúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017. Ông Lô Đình Ước (sinh năm 1946) được công nhận Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể năm 2018. Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy diễn ra thành công trong đó có vai trò quan trọng của Nghệ nhân ưu tú Lô Đình Ước. Ông là người tiến hành các nghi thức quan trọng như tế lễ thần linh, mường trời, thổ địa, thần núi, thần rừng, thành hoàng; làm lễ cơm mới, lễ cầu may, cầu mát, giải hạn, cầu lành cho dân; hướng dẫn cộng đồng tổ chức chơi “bói hoa”, diễn tả một số trò chơi dân gian mô phỏng việc lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người xưa, trong xã hội Thái cổ truyền.

Trước kia dân làng Rộc Răm tổ chức lễ hội vào dịp tháng giêng, tháng hai, theo chu kỳ cứ ba năm làm “đại”, hàng năm làm “tiểu”. Năm làm “tiểu” diễn ra ở phạm vi các gia đình, còn những năm dân làng tổ chức làm “đại” thì tục lệ này được diễn ra tại Đền Cấm – nơi làng thờ thành hoàng làng là ông Trần Công Bát.

Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy – Hát múa ăn mừng dưới cây bông, diễn ra với mục đích tạ ơn thần linh, mở hội ăn mừng sau một năm lao động để cầu cho dân làng bình an, mạnh khỏe, ngô lúa tốt tươi. Cây bông được xem là “linh hồn” của lễ tục, tượng trưng cho cuộc sống sinh sôi, trù phú của bản mường, sự bảo tồn nòi giống của tự nhiên. Tùy thuộc vào thế hệ nhà Mo mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9 tầng. Cây bông trong lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy thôn Rộc Răm được làm 9 tầng (tương xứng với đời Mo thứ 9), mỗi tầng có hàng trăm nhánh.

Đến với lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy, được hòa vào các trò chơi, trò diễn bên cây bông; chứng kiến các nghi thức tế lễ thần linh do Nghệ nhân ưu tú Lô Đình Ước thực hiện, càng hiểu thêm ý nghĩa quan trọng của lễ hội trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái nói riêng, cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống ở thôn Rộc Răm nói chung. Trăn trở của nghệ nhân Lô Đình Ước là muốn truyền dạy di sản này cho nhiều người trong cộng đồng, nhất là cho lớp trẻ để di sản có sức sống lâu bền, không bị mai một.

Tại lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy, ở tuổi gần 80, Nghệ nhân ưu tú Lô Đình Ước vẫn thể hiện các bài cúng, lời khặp da diết, trầm bổng:

“Phia ơi ngài đang ngủ hay đang thức

Nàng mường tôi đến mời ngài dậy để xuống lương gian

Mường tôi nay làm lễ kin chiêng boọc mạy

Hoa rừng nở tháng 2, hoa vông nở khắp mường khắp bản

Chim toen khoen gọi mùa cơm mới

Nàng mường tôi mời phia xuống mường

Ngài xuống mường tôi, mừng lăm chá

Ngài xuống mường dưới, mừng lễ kin chiêng”

(Bài Khặp đánh thức “Phia” Then – Vua trời).

Nghệ nhân ưu tú Lô Đình Ước được ví như cây “đại thụ” góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số, là “linh hồn” lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy, vì vậy luôn dành sự kính trọng, ngưỡng mộ đối với ông. Vừa qua, khi biết tin Nghệ nhân ưu tú Lô Đình Ước qua đời do bạo bệnh, nhiều người không khỏi tiếc thương.

Chủ tịch UBND xã Xuân Phúc Nguyễn Hữu Sang cho biết: Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy là nét văn hóa dân gian của người Thái có từ lâu đời, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được Nhà nước công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy là sự nỗ lực, chung tay của bà con Nhân dân thôn Rộc Răm cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương, trong đó có những đóng góp quan trọng của Nghệ nhân ưu tú Lô Đình Ước.

Thời gian qua, Nghệ nhân ưu tú Lô Đình Ước đã truyền dạy cho con và một số người dân thôn Rộc Răm các nghi lễ cúng thần linh trong lễ hội. Người dân thôn Rộc Răm cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương định hướng, lựa chọn người đủ khả năng, được Nhân dân tín nhiệm để tiếp nối vai trò chủ đạo, dẫn dắt lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy, tiếp tục duy trì, phát huy giá trị lễ hội trong đời sống cộng đồng các dân tộc thôn Rộc Răm, xã Xuân Phúc.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

“Thổi” sức sống mới cho di sản

Nhiều di sản đã bị mai một hay đang đứng trước nguy cơ mai một. Trước tình trạng đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.Chương trình sân khấu hóa tại Lễ hội Lam Kinh.Di sản trong thời số hóaSố hóa di sản là xu hướng tất yếu của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời số hóa. Trong 2...

Ngân nga… điệu chèo

Các câu lạc bộ (CLB) văn hóa, văn nghệ dân gian được xem như “hạt nhân” của phong trào văn nghệ quần chúng, thúc đẩy cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Và chính hoạt động sôi nổi, tích cực của các CLB này đã góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghệ thuật chèo.Các thành viên CLB chèo thờ đền Mưng,...

Doanh nghiệp Thanh Hóa với các hoạt động an sinh xã hội

Cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD) thì công tác an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo luôn được các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh quan tâm thực hiện. Qua đó tiếp tục khẳng định thương hiệu, sẻ chia lòng nhân ái đến các đối tượng khó khăn trong xã hội.Các doanh nghiệp tham gia Giải bóng đá chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt...

Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam: Chung một khát vọng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng, nghĩa là sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng”. Ghi nhận đóng góp và khuyến khích cộng đồng doanh nhân dám nghĩ, dám làm, tỉnh Thanh Hóa đã và đang có những quyết sách nhằm kiến tạo nên môi trường kinh doanh thân thiện, tạo cơ hội cho doanh nghiệp (DN) hoạt động hiệu quả. Tất cả hướng tới một...

Cùng tác giả

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trần Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Sáng 8/11, đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ thôn Yên Mỹ, xã Luận Khê (Thường Xuân).Tiết mục văn nghệ trong ngày hội.Trong không khí đầm ấm, thắm tình đoàn kết của ngày hội, đại biểu và Nhân dân đã ôn lại truyền thống...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất