Powered by Techcity

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc


Nghề đánh bắt hải sản trên biển là kế sinh nhai, nguồn sống của ngư dân ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển, trong đó, có ngư dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, họ vươn khơi theo hai mùa khai thác chính, bao gồm vụ cá Bắc và vụ cá Nam, luân phiên nối tiếp theo sự chuyển mình của thiên nhiên, tập tính di cư của từng loài cá. Sự phân chia này không chỉ giúp việc khai thác hiệu quả hơn, mà còn góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gìn giữ sự trù phú của biển khơi.

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc

Ngư dân xã Hoằng Trường (Hoằng Hoá) phấn khởi bội thu “lộc biển” sau những chuyến ra khơi khai thác vụ cá Bắc.

Theo bà con ngư dân vùng biển, vụ cá Bắc kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ nước biển giảm, ngư dân ra khơi vụ này chủ yếu khai thác các loài hải sản, như cá thu, cá nục, cá trích, mực, tôm ở khu vực từ Quảng Bình trở ra Bắc. Trong khi đó, vụ cá Nam diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9, khi thời tiết ổn định hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài hải sản, như cá ngừ đại dương, cá cơm, cá chim, mực nang, tôm hùm phát triển mạnh ở vùng biển từ Quảng Bình trở vào Nam.

Về Cảng cá Hoằng Trường (Hoằng Hóa) vào một buổi sáng cuối tháng 3, khi gió mùa Đông Bắc dần suy yếu, nhường chỗ cho những tia nắng xuân dịu nhẹ len lỏi trên mặt biển, không khí rộn ràng, tấp nập hơn bao giờ hết. Từng con tàu nối đuôi nhau trở về sau chuyến ra khơi vất vả, khoang thuyền đầy ắp tôm cá, mang theo niềm hân hoan của những ngư dân vừa chinh phục đại dương trở về, báo hiệu một mùa khai thác bội thu. Sau 10 ngày bám biển ở vùng khơi xa cách bờ 100 hải lý, chiếc tàu mang số hiệu TH-91125 của ngư dân Lê Văn Thành, thôn Thành Xuân, xã Hoằng Trường, vừa cập bờ, mang theo 4 tấn cá lưỡng và nhiều loại hải sản khác. Ước tính, chuyến đi này thu về gần 200 triệu đồng, đảm bảo thu nhập cho 11 thuyền viên trên tàu, trung bình mỗi người có thu nhập 14 triệu đồng. Không giấu được niềm phấn khởi, ông Lê Văn Tuấn – một thuyền viên trên tàu chia sẻ: “Vụ cá Bắc năm nay, dù có lúc thời tiết không thuận lợi, nước biển đục nhưng nếu biết chọn luồng cá và điều chỉnh phương thức đánh bắt phù hợp thì vẫn có thể đạt sản lượng khá. Quan trọng là không nản lòng, luôn sẵn sàng ứng phó với thời tiết để tìm ra những luồng cá lớn. Chúng tôi chỉ mong mưa thuận gió hòa để có thêm những mùa biển bội thu, đời sống đỡ vất vả hơn”.

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc

Nhiều loại cá được vận chuyển từ trên tàu sang đất liền để các thương lái chọn lựa và thu mua tại Cảng cá Hoằng Trường (Hoằng Hoá).

Tại các địa phương vùng biển khác của tỉnh Thanh Hóa, như Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn và TP Sầm Sơn bà con ngư dân cũng nô nức, phấn khởi vì bội thu vụ cá Bắc.

Những ngày cuối tháng 3, dọc Cảng cá Lạch Bạng, phường Hải Bình (thị xã Nghi Sơn), những con tàu với tôm, cá đầy khoang lần lượt cập bến sau những ngày lênh đênh đánh bắt trên biển. Nơi đây, rộn ràng tiếng gọi nhau í ới, tiếng động cơ tàu rền vang, không khí thu mua, vận chuyển tôm, cá thật nhộn nhịp. Phường Hải Bình hiện có 176 phương tiện khai thác hải sản. Trong đó, có khoảng 50 tàu làm nghề dịch vụ thu mua trên biển, số còn lại là tàu khai thác. Số lao động trực tiếp đi biển dao động từ 900 đến 1.100 người. Suốt mùa vụ vừa qua, nhiều tàu tấp nập ra vào cảng, vận chuyển từng mẻ cá đầy ắp, mang về nguồn thu đáng kể cho ngư dân. Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Bình, cho biết: “Vụ cá Bắc năm nay, tổng sản lượng các tàu thuyền ở Hải Bình khai thác được hơn 900 tấn và thu về cho ngư dân khoảng 5 tỷ đồng”.

Dù đã vào cuối vụ nhưng bà con ngư dân vẫn tranh thủ những ngày biển lặng để vươn khơi, tìm kiếm thêm những mẻ cá cuối cùng trước khi bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, sửa chữa tàu thuyền và chuẩn bị cho vụ cá Nam. Những chiếc tàu đầy ắp cá liên tục cập bến, không khí tại cảng vẫn nhộn nhịp với cảnh thương lái thu mua, ngư dân tất bật gỡ lưới, phân loại hải sản. Nhìn chung, dù thời tiết có lúc bất lợi, nhưng nhờ kinh nghiệm và sự kiên trì, bà con vẫn có một mùa khai thác tương đối thuận lợi. Hy vọng vụ cá Nam tới đây sẽ tiếp tục mang lại những chuyến biển bội thu, giúp đời sống ngư dân ngày một khấm khá hơn.

Gặp ngư dân Lê Văn Nhỏ trên chiếc tàu đánh bắt mang số hiệu TH-97077 vừa trở về Cảng cá Lạch Bạng sau chuyến biển cuối cùng của mùa vụ. Qua trò chuyện, tôi được biết, mỗi chuyến ra khơi, tàu của ông đi khoảng 14 ngày, len lỏi qua những ngư trường giàu tài nguyên để tìm kiếm những luồng cá lớn. Vụ cá Bắc năm nay, thời tiết khá thuận lợi, ít bão gió giúp việc khai thác thuận lợi hơn. “Nhờ trời thương, ngư dân chúng tôi trúng được nhiều luồng cá lớn, mang lại thu nhập cao. Mỗi chuyến biển, chúng tôi khai thác được khoảng 40 tấn hải sản, chủ yếu là cá cơm, tôm, mực” – ông Nhỏ vui mừng cho biết.

Ngay khi tàu vừa cập bến, các thương lái đã đứng chờ sẵn sàng thu mua những mẻ cá tươi ngon nhất. Cá cơm được thu mua tại cảng với giá 12.000 đồng/kg, sau đó được vận chuyển về thành phố và nhiều tỉnh, thành phố trong nước để tiêu thụ. Một số chủ cơ sở chế biến hải sản cũng đợi sẵn tại bến, mua những con cá cơm tươi ngon nhất. Ngoài ra, những loại hải sản có giá trị cao như tôm, mực được đưa vào các chợ đầu mối hoặc xuất khẩu.

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc

Các thương lái đã chờ sẵn ở cảng để thu mua những mẻ cá, tôm, mực tươi ngon nhất.

Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, vụ cá Bắc còn tiếp thêm niềm tin và động lực cho bà con ngư dân. “Sau mỗi chuyến ra khơi, mỗi tàu có thể thu về đến cả trăm triệu đồng, còn thuyền viên cũng có thể nhận mức thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống của gia đình. “Chúng tôi xem đây là tín hiệu tốt, báo hiệu một năm đánh bắt bội thu, giúp ngư dân có thêm động lực vươn khơi xa hơn. Khi vụ cá Bắc kết thúc, ngư dân lại tất bật bảo dưỡng tàu thuyền, chuẩn bị lưới cụ, chờ đón vụ cá Nam sắp tới với nhiều kỳ vọng mới” – ông Nhỏ nói thêm.

Toàn tỉnh hiện có 6.635 phương tiện đánh bắt trên biển. Vụ cá Bắc, toàn tỉnh khai thác được 69.809 tấn, trong đó, khai thác đạt 67.443 tấn và khai thác nội địa 2.366 tấn. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu khai thác với sản lượng 143.600 tấn hải sản, giá trị sản xuất 4.218 tỷ đồng. Để thực hiện được mục tiêu đó, Chi cục Thủy sản tiếp tục hướng dẫn, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển thủy sản của Trung ương, tỉnh và tổ chức lại cơ cấu nghề đi biển theo hướng hạn chế các nghề lưới kéo, lưới rê thu ngừ, phát triển các nghề khai thác có chọn lọc, thân thiện với môi trường. Đồng thời, phát triển khai thác xa bờ, gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển, mở rộng các tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ đồng quản lý, các mô hình khai thác thủy sản kết hợp du lịch sinh thái, ẩm thực, giải trí… để tạo ra giá trị gia tăng. Huy động đa dạng các nguồn lực, nhất là từ doanh nghiệp và nguồn xã hội hóa để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng theo đúng quy định.

Tiếp nối những chuyến biển là nhịp sống của ngư dân. Ngay từ bây giờ, ngư dân các địa phương vùng viển trong tỉnh lại tất bật chuẩn bị cho vụ cá Nam. Tàu thuyền được kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng, ngư cụ được sửa sang, thuyền viên tranh thủ nghỉ ngơi và cập nhật thông tin về các ngư trường tiềm năng. Nhiều ngư dân còn mạnh dạn đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả đánh bắt. Ai cũng đặt kỳ vọng vào vụ cá Nam – mùa biển mang lại những sản vật phong phú như cá ngừ đại dương, cá nục, cá chim, mực nang và tôm hùm.

Công việc mưu sinh, nghề biển đã trở thành niềm tự hào của biết bao thế hệ ngư dân Thanh Hóa. Mỗi chuyến ra khơi không chỉ mang lại nguồn thu nhập, mà còn là hành trình khẳng định sự kiên cường, bền bỉ của những con người bám biển. Và tinh thần vươn khơi bám biển vẫn luôn là khát khao của mỗi ngư dân, trên từng con tàu, mang theo hy vọng những chuyến biển bội thu.

Lan Chinh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/ngu-dan-thanh-hoa-trung-vu-ca-bac-244819.htm

Cùng chủ đề

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn...

Phát triển sản phẩm lưu niệm thủ công gắn với hoạt động du lịch miền núi

Sản phẩm lưu niệm là một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn, khuyến khích chi tiêu và lan tỏa hình ảnh du lịch cộng đồng khu vực miền núi xứ Thanh. Trong đó, các sản phẩm lưu niệm thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn tạo nên sức hút đặc biệt đối với đông đảo du khách.Quầy hàng lưu niệm tại khu nghỉ dưỡng PuLuong Retreat (Bá Thước) với...

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực 7

Chiều 4/4, tại TP Thanh Hóa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn; công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN Khu vực 7.Các đại biểu tham dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Quang...

“Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”!

Với chiến thắng giòn giã trên mặt trận Hàm Rồng những ngày đầu tháng 4/1965, quân và dân Thanh Hóa đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Giỏi lắm! Nhân dân Hàm Rồng giỏi, công nhân Hàm Rồng giỏi. Nông dân Hàm Rồng cũng giỏi. Cả bộ đội, dân quân Hàm Rồng đều giỏi. Cố gắng sản xuất và chiến đấu giỏi hơn nữa, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”!Đò Lèn chiến thắng.Trong cuộc chiến...

Hàm Rồng Chiến thắng mãi là bản anh hùng ca bất tử, để lại những bài học quý giá cho các thế hệ hôm...

Tối 3/4, tại Trung tâm Hội nghị TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025); Báo Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi lễ.Kính thưa Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.Kính thưa các đồng chí lãnh...

Cùng tác giả

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc

Hướng tới việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc. Qua đó, từng bước nâng cao dân trí, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, đẩy mạnh xây...

Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025

Sáng ngày 10/4/2025, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo (ĐBCG) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có...

Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân Thanh Hóa, Nghệ An không thuộc diện sáp nhập

Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.Bên cạnh diện tích tự nhiên, dân số, các tiêu chí khi sáp nhập cũng tính đến yếu tố về quốc phòng, an ninh, phát triển...

Thanh Hóa có 2 đơn vị được trao giải thưởng “Ngôi sao Hợp tác xã năm 2025” 

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thanh Hóa có 2 đơn vị được bình chọn, trao danh hiệu này.Kho vật tư sản xuất, kinh doanh của HTX Sản xuất, dịch vụ thương mại tổng hợp Chung Nghĩa (Hà Trung).Năm 2025, Ban Tổ chức đã lựa chọn 100 HTX tiêu biểu trên toàn quốc để trao giải, bao gồm: 55...

Cùng chuyên mục

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Thanh Hóa có 2 đơn vị được trao giải thưởng “Ngôi sao Hợp tác xã năm 2025” 

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thanh Hóa có 2 đơn vị được bình chọn, trao danh hiệu này.Kho vật tư sản xuất, kinh doanh của HTX Sản xuất, dịch vụ thương mại tổng hợp Chung Nghĩa (Hà Trung).Năm 2025, Ban Tổ chức đã lựa chọn 100 HTX tiêu biểu trên toàn quốc để trao giải, bao gồm: 55...

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn

Trước thực trạng tiến độ của một số dự án đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, trọng điểm của tỉnh còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, ngành nông nghiệp và môi trường đang tích cực phối hợp với chủ đầu tư và các địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án.Dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao...

Thanh Hóa đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng FTA Index 2024

Tại lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương tổ chức tại trụ sở Chính phủ diễn ra vào chiều 8/4, có 10 tỉnh, thành được xếp hàng dẫn đầu cả nước, trong đó Thanh Hóa đứng ở vị trí thứ 2.Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu khai mạc Lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index. Ảnh: BTCTheo...

Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp và Nhân dân

Ngày 8/4, Công ty Điện lực Thanh Hóa tổ chức Hội nghị cung ứng điện và dịch vụ điện lực năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị.Lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc; Hiệp hội Doanh...

Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (ANTT), nhất là cơ sở cho thuê lưu trú, karaoke, cơ sở bar, pub... cũng phát triển nhanh. Bên cạnh những mặt tích cực, các lĩnh vực này đã phát sinh và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về ANTT.Lực lượng công an kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều...

Phát triển ngành nghề tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn

Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thông qua việc khôi phục nghề truyền thống, du nhập, phát triển nghề mới. Đó là giải pháp mà nhiều địa phương đang thực hiện nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Qua đó, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo diện mạo mới vùng nông thôn.Nghề đan chao đèn lồng xã Hải Nhân (thị xã Nghi Sơn)...

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa

Xác định truy xuất nguồn gốc (TXNG) là công cụ quan trọng nhằm minh bạch hóa thông tin sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực để tuyên truyền, phổ biến và từng bước đưa hoạt động TXNG đi...

Tín hiệu tích cực của ngành công nghiệp

Bước sang năm 2025, bức tranh kinh tế Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ khu vực công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ lực. Với đà phục hồi và tăng trưởng ổn định từ cuối năm 2024, nhiều sản phẩm có thế mạnh như: Sản xuất điện, thép, vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, chế biến nông - lâm sản... tiếp tục ghi dấu ấn...

Định vị lại để sớm thích ứng

Thanh Hóa hiện có 304 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất.Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Thanh Hóa sang thị trường này đạt tới 755 triệu USD, với nhiều mặt hàng chủ lực như may mặc, giày da, máy vi tính, thiết bị điện tử, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, thép... Quý 1/2025 giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa đạt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất