Powered by Techcity

Ngoại giao văn hóa – Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về Việt Nam chân thành, hợp tác

Ngoại giao văn hóa đang có sức lan tỏa rất mạnh, vô cùng hữu hiệu quả, thiết thực, không chỉ thắt chặt quan hệ giữa các cá nhân lãnh đạo với nhau mà còn giữa người dân Việt Nam với các nước.

Ngoại giao văn hóa - Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về Việt Nam chân thành, hợp tác Đảo Ký Ức Hội An (Quảng Nam) vừa được World Travel Award vinh danh là “Tổ hợp du lịch văn hóa-giải trí hàng đầu thế giới 2023″ ngày 1/12/2023.

Cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa đã có những dấu ấn đậm nét, khẳng định là một cấu phần quan trọng không thể thiếu của đường lối “Ngoại giao Cây tre Việt Nam.”

Bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 và Hội nghị Ngoại vụ Toàn quốc lần thứ 21, một số đại biểu đã chia sẻ với báo chí cảm nhận của cá nhân về những dấu ấn của ngoại giao văn hóa và cách thức để phát huy hiệu quả hơn nữa phương thức ngoại giao này trong thời gian tới.

Phát triển địa phương theo hướng bền vững, xanh hơn

Theo ông Hoàng Hữu Anh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao, ngoại giao văn hóa đã đóng góp rất tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội các địa phương trên ba khía cạnh.

Khía cạnh thứ nhất, ngoại giao văn hóa cùng với địa phương phát triển thương hiệu, hình ảnh của địa phương. Nhiều địa phương đã có các danh lam, thắng cảnh, danh nhân được UNESCO ghi danh hoặc vinh danh.

“Trong 3 năm qua, chúng ta có 12 di sản để thế giới nhận diện Việt Nam. Có thể thấy rằng, rất nhiều địa phương của chúng ta đã xuất hiện trên các cơ quan thông tấn lớn của quốc tế cũng như Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Award)…” – ông Hoàng Hữu Anh cho biết.

Ở khía cạnh thứ hai, ngoại giao văn hóa thực sự đóng góp vào quá trình xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển địa phương trong thời gian tới. Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố đều triển khai chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, quy hoạch phát triển đến 2030 và trong tất cả các quy hoạch đều nhấn mạnh yếu tố phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc, bản sắc, đặc thù riêng của từng địa phương, dựa vào các danh hiệu UNESCO để định hướng phát triển bền vững địa phương.

Khía cạnh cuối cùng là ngoại giao văn hóa góp phần nâng cao đời sống của người dân. Ông Hoàng Hữu Anh chia sẻ, thương hiệu, hình ảnh địa phương tăng đưa khách du lịch trong và ngoài nước đến với địa phương ngày càng đông, qua đó góp phần nâng cao đời sống người dân sở tại, làm cho người dân ngày càng tự hào về quê hương. Bên cạnh đó, nhiều địa phương chủ động tìm đến nhau, liên kết để chuỗi di sản, hành trình di sản để tăng thêm tính hấp dẫn du khách.

“Các địa phương đã làm rất tốt theo hướng kết nối di sản, hình thành chuỗi hành trình di sản. Những chuỗi này đã tạo việc làm và đặc biệt là phát triển địa phương theo hướng bền vững hơn, xanh hơn. Đơn cử như Cao nguyên đá Đồng Văn năm 2010, trước khi chưa được công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO, hằng năm đón khoảng 200.000 lượt khách. Đến năm 2023, sau 13 năm, điểm đến này dự kiến đón được khoảng 3 triệu lượt khách, tăng 15 lần. Đây là cơ hội để địa phương phát triển, người dân tham gia vào phát triển, cải thiện đời sống của mình và trực tiếp bảo vệ di sản,” ông Hoàng Hữu Anh nói.

Cũng cho rằng, ngoại giao văn hóa đã thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của nhiều địa phương trong nước, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO cho biết, Việt Nam đến nay có 65 danh hiệu UNESCO, từ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, Di sản Văn hóa Phi vật thể, Công viên địa chất Toàn cầu, Khu Dự trữ Sinh quyển, thành phố sáng tạo, thành phố học tập… Hiện nay, một địa phương có thể có rất nhiều di sản. Việc gắn kết các danh hiệu UNESCO chính là điểm thu hút đầu tư, làm nên thương hiệu địa phương. Theo Đại sứ, các địa phương cần có kế hoạch phát huy, bảo tồn giá trị của danh hiệu gắn liền với phát triển bền vững.

Việt Nam hiện đã có Câu lạc bộ các Di sản thế giới. Đại sứ Lê Thị Hồng Vân cho rằng, các di sản cần gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, đồng thời câu lạc bộ di sản của Việt Nam cũng kết nối với các di sản thế giới của khu vực và trên toàn cầu.

Theo Đại sứ, tháng 8/2023, nước Anh đã công bố bản đồ mạng lưới 58 danh hiệu UNESCO, gợi ý đó là những điểm đến nên trải nghiệm trong mùa Hè. Đó là cách làm mà Việt Nam có thể học hỏi và Ủy ban quốc gia UNESCO nên phát huy vai trò trong việc kết nối chung này.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân nhấn mạnh, một trong những xu hướng hiện nay là tận dụng những lợi thế của công nghệ số trong việc quảng bá, phát huy những giá trị danh hiệu.

“Khi Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay sang thăm Việt Nam, bà đã đăng 7 tweet về Việt Nam và nhận được hàng trăm, hàng nghìn lượt like, retweet. Tôi nghĩ rằng, đấy là một cách có thể giới thiệu nhanh nhất về Việt Nam,” Đại sứ Lê Thị Hồng Vân nói.

Phát đi thông điệp hợp tác, hữu nghị mạnh mẽ tới quốc tế

Chia sẻ cảm nhận của bản thân về một số hoạt động ngoại giao văn hóa ở tầm lãnh đạo cấp cao, ông Hoàng Hữu Anh cho rằng, những hình ảnh như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc cùng uống trà; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng Tổng thống Hoa Kỳ cuốn sách “Một con người, một con đường và một lịch sử: Hồ Chí Minh – Thư gửi nước Mỹ” hoặc Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Thủ tướng Nhật Bản Kishida bức thư pháp, hay Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội cho Chủ tịch Quốc hội Cuba… đã gây chú ý rất nhiều không chỉ dư luận trong nước mà còn với cộng đồng quốc tế quan tâm đến quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước.

Ngoại giao văn hóa - Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về Việt Nam chân thành, hợp tác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thưởng thức trà.

“Qua những hình ảnh đấy, thấy rằng thông điệp của Việt Nam phát đi rất mạnh ở cấp cao, mang tới cho mọi người cảm nhận rõ ràng về đường hướng phát triển, sự chân thành, mong muốn hợp tác của Việt Nam đối với các đối tác,” ông Hoàng Hữu Anh chia sẻ và nhấn mạnh “ngoại giao văn hóa đang có sức lan tỏa rất mạnh, vô cùng hữu hiệu quả, thiết thực, đóng góp nâng tầm và tăng cường hiểu biết, không chỉ thắt chặt quan hệ giữa các cá nhân Lãnh đạo với nhau mà còn giữa người dân Việt Nam với các nước.”

Cùng quan điểm với ông Hoàng Hữu Anh, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân cho biết các hoạt động ngoại giao văn hóa ở cấp cao vừa qua là nhằm triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa.

Theo Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, các hoạt động này được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao vì đây thực sự là dịp để họ hiểu sâu hơn về Việt Nam; thấy được những nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam, từ lối sống thường nhật cho đến phong tục, tập quán.

“Những nét văn hóa đặc sắc hay những nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, bạn quốc tế được nghe nhiều rồi, nhưng đến, trải nghiệm tận nơi mới thấy được nét đẹp, bề sâu của văn hóa, sự hiếu khách, thịnh tình của người Việt Nam, họ cảm nhận được rằng Việt Nam thật sự là một đất nước của đổi mới, hội nhập, năng động nhưng vẫn giàu truyền thống, bản sắc. Điều đó chính là làm nên sức mạnh mềm của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và đổi mới, phát triển,” Đại sứ Lê Thị Hồng Vân chia sẻ.

Theo TTXVN

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa

Nhân Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 – 1/11/ 2024), sáng 30/10, Ban trị sự (BTS) Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa - 40 năm phát triển và trưởng thành.Các đại biểu tham dự hội thảo.Đại biểu tặng lẵng hoa chúc mừng hội thảo.Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số ban, ngành...

Tập huấn Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn liên quan cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh...

Ngày 27/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các chuyên gia của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế và Vụ Phát triển hạ tầng và Đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức tập huấn Luật Đấu thầu năm 2023 và các văn bản hướng dẫn liên quan cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.Các đại biểu tham dự tập huấn.Phát biểu khai mạc lớp...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trần Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Sáng 8/11, đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ thôn Yên Mỹ, xã Luận Khê (Thường Xuân).Tiết mục văn nghệ trong ngày hội.Trong không khí đầm ấm, thắm tình đoàn kết của ngày hội, đại biểu và Nhân dân đã ôn lại truyền thống...

Góp ý, hoàn thiện các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông...

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung, sửa đổi, làm rõ quy định về hoạt động vận tải; nâng cao điều kiện tiêu chuẩn về trình độ của giáo viên dạy lái xe; làm rõ quy định về phân cấp quản lý đường bộ.Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các tỉnh, thành trong cả nước.Sáng 8/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã...

Đại hội đại biểu lần thứ IV Hội Cựu giáo chức tỉnh Thanh Hóa

Sáng 8/11, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, Hội Cựu giáo chức (CGC) tỉnh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029.Toàn cảnh đại hội.Dự đại hội có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội CGC; lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng 116 đại biểu đại diện cho gần 2 vạn hội viên...

Phối hợp chuẩn bị khẩn trương, chu đáo cho Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Sáng 8/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và phối hợp tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 8/11/2024

Hôm nay (8/11), Quốc hội khóa XV tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8; tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và phối hợp tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-8-11-2024-229730.htm

Bão Yinxing vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024

 Vị trí và hướng đi của bão số 7 ngày 8/11. Ảnh: TT KTTV Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h. Từ 72 đến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất