Powered by Techcity

Nghiên cứu, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, các ngành liên quan đã tích cực tuyên truyền, khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn. Nhờ những chính sách hỗ trợ của tỉnh, đã có nhiều mô hình phát huy hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho người dân.

Nghiên cứu, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệpMô hình nông nghiệp tuần hoàn của gia đình ông Đỗ Văn Hoan, xã Cẩm Tân (Cẩm Thủy).

Trước đây, điều kiện kinh tế của gia đình ông Đỗ Văn Hoan, xã Cẩm Tân (Cẩm Thủy) rất khó khăn. Năm 2017, khi xã Cẩm Tân có chủ trương tích tụ ruộng đất, gia đình ông Hoan quyết định thuê 5 ha đất của một số hộ dân trong thôn để làm trang trại tổng hợp. Thông qua Hội Nông dân tín chấp, ông Hoan đã vay vốn ngân hàng để xây chuồng trại nuôi lợn theo hình thức liên kết với quy mô 1.000 con/lứa. Đồng thời, xây khu chuồng trại nuôi hơn 20 con bò thịt. Quy trình chăn nuôi lợn, bò được thực hiện theo hướng an toàn sinh học. Qua học hỏi kinh nghiệm tại một số mô hình và tự tìm hiểu kiến thức trên mạng xã hội, thấy lượng chất thải từ chăn nuôi của trang trại khá lớn, có thể tận dụng để chế biến phân vi sinh. Vì vậy, ông Hoan đã xây bể bioga 200m3 xử lý chất thải làm thức ăn nuôi giun quế. Trung bình mỗi năm gia đình ông Hoan sản xuất được trên 100 tấn phân trùn quế…

Cùng với việc phát triển các mô hình chăn nuôi, sẵn lượng phân bón hữu cơ, trên diện tích đất còn lại, ông Hoan đã mua hơn 2.000 cây mít Thái, dừa xiêm, cam… về trồng. Một số diện tích còn lại ông trồng cỏ làm thức ăn nuôi bò. Các loại cây trồng của trang trại được bón bằng phân trùn quế phát triển nhanh, giúp cải tạo đất tốt, đặc biệt là giảm chi phí sản xuất trong bối cảnh giá phân bón tăng cao như hiện nay. Nhờ sản xuất theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, trang trại của gia đình ông Hoan đã tạo ra các sản phẩm an toàn, được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận. Trung bình mỗi năm, gia đình ông xuất chuồng gần 2.000 con lợn thịt, 30 con bò, bán hơn 200 tấn phân trùn quế, 15 tấn hoa quả các loại, trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng.

Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa – lý để tái chế các chất thải, phế phụ phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản. Qua đó, không chỉ tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao mà còn giảm tối đa lượng chất thải, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tái sử dụng phụ, phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Đến nay, đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn được thực hiện, điển hình, như: Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ kết hợp tiêu thụ sản phẩm, mô hình trông lúa – trồng nấm ăn – sản xuất phân hữu cơ; mô hình trồng cỏ kết hợp nuôi bò; mô hình kinh tế tổng hợp bò – trùn quế – cỏ/ngô/cây ăn quả- gia súc, gia cầm – cá; mô hình lúa – cá… Trong đó, hầu hết các mô hình đều phát triển theo hướng truyền thống kết hợp với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng các loại men vi sinh, chế phẩm sinh học, như Balasa Nol, EM, BioEM, TRICHODEMA…, nuôi ruồi lính đen hoặc giun quế để xử lý các chất thải thành thức ăn chăn nuôi và dinh dưỡng cho cây trồng… Việc tận dụng tốt các phụ phẩm nông nghiệp và chất thải nông thôn không chỉ có ý nghĩa giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn mà còn có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, chất hữu cơ bổ sung cho đất giúp cải tạo đất và nâng cao chất lượng nông sản. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu đề xuất các giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và chất thải nông thôn có ý nghĩa thực tế cao trong bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

Có thể thấy, trong điều kiện biến đổi khí hậu thì việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, đã và đang được nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện, ngày càng được mở rộng do hiệu quả cao trên tất cả các mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Quá trình sản xuất theo chu trình khép kín, hầu hết các chất thải, phế phụ phẩm sẽ được tái chế, quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản; tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát và lượng chất thải. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, là tỉnh có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn cả về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp, vì vậy trong chu trình thực hiện hoạt động sản xuất sẽ phát sinh nhiều loại phụ phẩm, chất thải. Theo số liệu ước tính hàng năm trên địa bàn tỉnh phát sinh từ 15 – 20 triệu tấn phụ phẩm thực vật như: rơm rạ, thân cây, lá cây… sau khi thu hoạch cây trồng; 10 – 15 triệu tấn chất thải chăn nuôi và một lượng lớn rác thải hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt của người dân nông thôn. Đây là những nguồn thải gây áp lực lớn cho môi trường nông nghiệp, nông thôn. Nguồn thải này nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2021-2025 tại Thanh Hóa (tháng 12/2023), PGS.TS. Cao Trường Sơn, Khoa Tài nguyên và Môi trường (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), cho biết: Nếu tận dụng tốt phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường mà còn góp phần nâng cao chất lượng đất, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, nông nghiệp tuần hoàn là xu hướng phát triển tối ưu và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và của cả nước nói chung… PGS.TS. Cao Trường Sơn cũng đề nghị, để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp, trước hết, cần nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp, các doanh nghiệp và nông dân về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Cần xây dựng chiến lược truyền thông về mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, các lớp tập huấn nông nghiệp, chương trình khuyến nông. Tùy từng đối tượng, địa bàn có biện pháp khác nhau cho phù hợp: cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp hướng dẫn nông dân lựa chọn các mô hình tận dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa cần đặc biệt chú trọng tới việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về nông nghiệp tuần hoàn như: Công nghệ, kỹ thuật tái chế, tái sử dụng chất thải; mô hình thí điểm về nông nghiệp tuần hoàn; công nghệ số và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; tính liên kết trong sản xuất nông nghiệp với các ngành nghề và lĩnh vực khác, phấn đấu đạt mục tiêu trung hòa cacbon trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vào năm 2050, xây dựng một nền nông nghiệp cacbon thấp, thân thiện với môi trường, tăng trưởng xanh và xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại.

Bài và ảnh: Trần Hằng

Nguồn

Cùng chủ đề

Tham quan mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau thôn Hưng Đạo

Ngày 18/9, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Tổ chức HelpAge International tại Việt Nam (HAI) tổ chức tham quan, giới thiệu mô hình Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) thôn Hưng Đạo, xã Nga Thuỷ (Nga Sơn).Các đại biểu dự buổi sinh hoạt.CLB LTHTGN thôn Hưng Đạo được thành lập tháng 4/2022, hiện có 62 thành viên. Từ khi thành lập, CLB duy trì tốt các hoạt...

Phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn không rác thải

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn không phát sinh rác thải. Bước đầu các mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực về chất lượng và kinh tế, đồng thời góp phần hạn chế các tác động tiêu cực từ sản xuất đối với môi trường.Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, không chất thải tại phường Đông Cương (TP...

Xây dựng mô hình điểm “Bản sáng vùng biên” ở khu vực biên giới của tỉnh

Mô hình điểm “Bản sáng vùng biên” ở khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động và tập trung mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới, giúp Nhân dân xóa đói, giảm nghèo. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận và hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) với cấp ủy, chính quyền,...

Kinh tế năm 2024 phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%

Sau mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2024, với mục tiêu “phấn đấu cả năm đạt mức tăng trưởng 7%”. Nửa đầu năm 2024: Tăng trưởng do đâu? Một sự đồng thuận rất lớn từ các thành viên Chính phủ và cả lãnh đạo các địa phương khi thảo luận về tình hình kinh tế – xã...

“Bắt” nhãn ra trái vụ, thu lợi nhuận 2 tỷ đồng mỗi năm

Thanh niên Đỗ Đồng Tâm ở xã Ngọc Trung (Ngọc Lặc) đã thành công trong việc tác động kỹ thuật cho đồi nhãn ra hoa sớm 2 - 3 tháng so với chính vụ, trở thành một trong số ít những mô hình ở miền Bắc làm được điều này. Nhãn trái vụ đưa ra thị trường vừa dễ tiêu thụ, lại có giá cao hơn nhiều lần so với đại trà.Đồi nhãn được tác động ra trái vụ...

Cùng tác giả

Triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và sản xuất vụ đông năm 2024-2025

Sáng 19/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và phương án sản xuất vụ đông năm 2024-2025. Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Tham dự có đại diện lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các công ty khai thác công trình thủy lợi,...

Kết nối hợp tác đầu tư, thương mại Thanh Hóa

Trong ngày đầu tiên chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, đoàn công tác tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh và Hiệp hội Xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc (CCCME).Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 19/9/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 19/9/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sụ - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-19-9-2024-225248.htm

Áp thấp nhiệt đới tiến nhanh đến đất liền, mưa dông khắp cả nước

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h. Đến 7h sáng...

Không chủ quan trước tình hình mưa lớn do ATNĐ/bão gây ra

Thứ trưởng nhấn mạnh, vùng mây dông của ATNĐ/bão rất rộng lớn và bất kỳ nơi nào trong vùng mây đó cũng có thể gây dông, lốc, mưa lớn cục bộ. Điển hình là ngày hôm nay, ATNĐ/bão còn cách bờ 400 – 500km nhưng Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã có mưa rất to. Dù cường độ ATNĐ/bão không lớn nhưng các cơ quan phòng chống thiên tai không thể chủ quan. Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia,...

Cùng chuyên mục

Triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và sản xuất vụ đông năm 2024-2025

Sáng 19/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và phương án sản xuất vụ đông năm 2024-2025. Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Tham dự có đại diện lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các công ty khai thác công trình thủy lợi,...

Tạo lực kéo “đoàn tàu” chuyển động…

Khi “đường ray” đã được tạo dựng, với “bộ khung” là những cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội, thì vấn đề còn lại là sự “điều khiển sắp đặt” ra sao để tạo lực kéo “đoàn tàu” tăng trưởng kinh tế - xã hội chuyển động.Lọc hóa dầu Nghi Sơn - dự án “xương sống” trong Khu Kinh tế Nghi Sơn. Ảnh: Minh Hằng“Mở khóa” tiềm năngTrước hết, cần nhận thức...

Tuyên truyền dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính

Chiều 18/9, Sở Công Thương phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường và UBND huyện Hậu Lộc tổ chức hội nghị tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính cho cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn huyện.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, cán bộ, công chức...

Triển khai đánh giá DDCI năm 2024

Nhằm nâng cao chất lượng điều hành kinh tế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI) năm 2024.Khảo sát DDCI năm 2024 hướng tới cung cấp cho lãnh đạo tỉnh một công...

Kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Cảng cá Lạch Hới

Sáng 18/9, đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn).Đoàn công tác kiểm tra công tác chấp hành chống khai thác...

Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

Nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Xuân Minh (Thọ Xuân) cho năng suất, chất lượng cao.Những năm gần đây, huyện Thọ Xuân đã liên kết sản xuất với một số công ty trong và ngoài tỉnh...

Nhanh nhạy nắm bắt xu thế, doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số

Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực ứng dụng các giải pháp công nghệ trong các quy trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm,... từ đó thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, kiến tạo giá trị mới, mở ra cơ hội phát triển.Anh Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty CP Nông...

“Phá đề” tư duy và tầm nhìn

Khát vọng về một Thanh Hóa giàu đẹp, xứng với bề dày truyền thống lịch sử hào hùng và chiều sâu trầm tích văn hóa, vốn dĩ là khát vọng cháy bỏng tha thiết của bao lớp người đã sinh ra, lớn lên rồi “trở về” với mảnh đất này. Để rồi, chỉ khi được soi rọi bằng ánh sáng của một nghị quyết mang tính “mở đường”, với những cơ chế, chính sách đặc thù; đồng thời, được...

Hướng dẫn miễn, giảm thuế cho cá nhân, hộ kinh doanh và DN thiệt hại do bão lũ

Các cá nhân và hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão, lũ sẽ được giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế tài nguyên.Tổng cục Thuế vừa có Công văn 4062/TCT-CS hướng dẫn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ tại 26 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc...

Nhân rộng mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm giúp tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của thành viên.Diện tích sản xuất lan Hồ Điệp của HTX dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến (Đông Sơn).Là một trong những HTX tiên phong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất