Powered by Techcity

Nghị quyết số 33-NQ/TW: Hướng đến các giá trị chân – thiện

Diện mạo nền văn hóa Việt Nam ngày nay là thành quả được kết tinh từ hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước và trí tuệ, sức lao động của triệu triệu con người Việt Nam. Để đến lượt nó, văn hóa cũng chính là nhân tố nòng cốt, góp phần hun đúc nên khí phách, tâm hồn, bản lĩnh Việt Nam, cũng như định hình thế đứng và vóc dáng dân tộc trong “biển” hội nhập.

Nghị quyết số 33-NQ/TW: Hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ! (Bài 1): Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hộiDi tích lịch sử Lam Kinh – điểm tham quan, học tập, nghiên cứu lịch sử – văn hóa hấp dẫn.

Sức mạnh nội sinh

Bắt đầu từ “Đề cương văn hóa Việt Nam” (năm 1943) có giá trị như là “ngọn đuốc soi đường” hay “tuyên ngôn văn hóa” đầu tiên của Đảng, đến nay Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị quan trọng nhằm xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Trong đó, Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, được đánh giá là những nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Với các nghị quyết đó, Đảng ta một lần nữa khẳng định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc; là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên; vừa là một động lực thúc đẩy, vừa là một mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Có thể nói, nền văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng, đã đạt được một bước tiến dài, với nhiều thành tựu rất quan trọng, góp phần khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa như là nền tảng tinh thần của xã hội. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa, đang diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ như hiện nay, càng đòi hỏi văn hóa phải khẳng định và làm tốt vai trò nền tảng của nó trong mọi sự phát triển. Bởi lẽ, “văn hóa còn thì dân tộc còn”. Đồng thời, những thách thức nội tại của nền văn hóa như tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn. Cơ chế, chính sách về kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động, quản lý các nguồn lực cho văn hóa chưa cụ thể, rõ ràng… Tất cả những hạn chế, yếu kém đó đã và đang đặt ra yêu cầu bức thiết về việc giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hóa và chấn hưng văn hóa dân tộc, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Trước đòi hỏi thực tiễn, ngày 9/6/2014 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (gọi tắt là Nghị quyết số 33-NQ/TW). Nghị quyết số 33-NQ/TW đã đề ra “kim chỉ nam” để phát triển văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Đó là “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực phát triển bền vững đất nước, do đó Nghị quyết số 33-NQ/TW một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng ta, đó là văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa. Đồng thời nhấn mạnh, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Thấm sâu vào đời sống

Sự ra đời của Nghị quyết số 33-NQ/TW được đánh giá là có giá trị chính trị mang tính thời đại và ý nghĩa thực tiễn to lớn. Trong đó, việc Đảng ta gắn chặt giữa phát triển văn hóa với phát triển con người Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và có tính chất biện chứng. Bởi, con người chính là chủ thể sản sinh ra văn hóa, quyết định bản chất và tính chất của những giá trị văn hóa.

Nghị quyết số 33-NQ/TW: Hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ! (Bài 1): Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hộiBảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.

Theo TS Nguyễn Hồ Phong và ThS Đoàn Đình Lâm, thì “Nghị quyết số 33-NQ/TW nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới của việc xây dựng và phát triển đất nước toàn diện, bền vững, cũng như sự phát triển tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, đó cũng là minh chứng hùng hồn, sinh động và đầy thuyết phục về sự sáng suốt, kịp thời điều chỉnh chủ trương, định hướng phát triển văn hóa trước những thay đổi mau lẹ, sâu sắc, toàn diện của đời sống chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội của đất nước”.

Trên cơ sở về mục tiêu, quan điểm và định hướng quan trọng, trong suốt 10 năm qua, Nghị quyết số 33-NQ/TW đã và đang được triển khai sâu rộng, tạo điểm tựa quan trọng cho việc tạo dựng nền văn hóa Việt Nam hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ. Theo đó, nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đang có chuyển biến tích cực. Trong kế hoạch, chiến lược phát triển của Trung ương, địa phương đều đặt nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện ở vị trí trung tâm. Phát triển văn hóa ngày càng gắn bó hơn với xây dựng con người Việt Nam, từng bước trở thành một trong những nguồn lực quan trọng của sự nghiệp phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò của văn học – nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người được coi trọng phát huy. Tầm vóc, thể lực con người Việt Nam có bước cải thiện. Chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa từng bước được nâng cao. Xây dựng môi trường văn hóa đã được chú trọng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của từng vùng, miền được kế thừa. Nhiều di sản văn hóa được bảo tồn, phát huy. Đời sống văn hóa của Nhân dân không ngừng được cải thiện. Một số chính sách, pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người, được ban hành. Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư và từng bước chuyển đổi cơ chế, đổi mới về phương thức hoạt động. Thị trường văn hóa bước đầu được hình thành. Hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ngày càng chủ động hơn…

Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW vẫn đang cho thấy những hạn chế. Có thể kể đến như việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Môi trường văn hóa có những mặt chưa thực sự lành mạnh. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đạt hiệu quả chưa cao. Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, văn hóa đặc trưng của một số dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một dần… Trước thực trạng đó, việc nhận thức đúng vai trò, vị thế để đặt văn hóa vào đúng vị trí của nó càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi, chỉ khi nhận thức đúng vai trò của văn hóa như là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, thì khi ấy văn hóa mới thật sự trở thành sức mạnh nội sinh to lớn, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Đó cũng là nền tảng quan trọng để xây dựng nước Việt Nam thịnh vượng, văn hiến và văn minh.

Bài và ảnh: Khôi Nguyên

Bài 2: Con người Việt Nam – nhân tố nòng cốt của văn hóa dân tộc.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đưa cơ sở sản xuất khỏi khu dân cư

Duy trì sản xuất phát triển kinh tế trong Nhân dân là nhu cầu thiết yếu, song với sự phát triển của xã hội, việc gây ô nhiễm hay ảnh hưởng ngay giữa đô thị, khu dân cư cần được dần xóa bỏ. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã nhìn nhận và ban hành đề án di dời cơ sở sản xuất ra các khu tập trung theo lộ trình.Trên địa bàn tỉnh có hàng trăm cơ sở làm...

Tuyên truyền dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính

Chiều 18/9, Sở Công Thương phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường và UBND huyện Hậu Lộc tổ chức hội nghị tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính cho cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn huyện.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, cán bộ, công chức...

Làng cổ Đông Sơn – nơi tiếng thở của thời gian rất khẽ

Tựa vào núi Rồng, làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) ẩn mình dưới những bóng cây xanh. Đây là ngôi làng nổi tiếng khi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với nền văn hóa Đông Sơn.Ngôi nhà cổ hiếm hoi còn nguyên vẹn tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).Nhân - Nghĩa - Trí - DũngĐộ chính thu, chúng tôi tìm về làng cổ...

Ngành vật liệu xây dựng chưa hết khó

Nằm trong mắt xích cuối của chuỗi giá trị bất động sản - ngành vật liệu xây dựng (VLXD) có mối liên quan mật thiết đến các ngành tại mắt xích trên. Do vậy, khi tình hình bất động sản bắt đầu trầm lắng từ cuối năm 2022 kéo dài đến nay, thì nhu cầu xây dựng cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành VLXD.Dây chuyền...

Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Bên cạnh việc ưu tiên phát triển lĩnh vực nông nghiệp, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh đã vận dụng linh hoạt nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các chương trình giảm lãi suất, giãn, gia hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng là doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn, kịp thời để đầu tư...

Cùng tác giả

Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại TP Đài Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

Ngày 20/9, đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại TP Đài Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).Toàn cảnh hội nghị.Tham gia hội nghị có ông Lâm Tiên Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ thành phố, Phó Thị trưởng Thường...

Tramexco là nhà phân phối chính thức máy văn phòng Canon tại Thanh Hóa

Nhằm mang đến những giải pháp thiết bị máy văn phòng chính hãng, chất lượng và dịch vụ uy tín đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ngày 20/9 Công ty CP Tramexco phối hợp với Công ty CP Lê Bảo Minh tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm và công bố nhà phân phối máy văn phòng Canon tại Thanh Hóa.Đại diện lãnh đạo Công ty CP Lê Bảo Minh...

Hơn 180 doanh nghiệp tham gia đối thoại với cơ quan hải quan

Chiều 20/9, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị đối thoại và ký kết đối tác Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với sự tham gia của hơn 180 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên làm thủ tục tại các cơ quan hải quan trên địa bàn tỉnh.Quang cảnh hội nghị.Dự hội nghị có lãnh đạo Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp...

Doanh nghiệp phía Nam đưa hàng hóa đến miền Trung, góp phần bình ổn thị trường sau bão

TPO – Không chỉ tiếp tục hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nhiều doanh nghiệp phía Nam còn cấp tập đưa hàng hóa, nhu yếu phẩm đến các địa phương ở miền Trung đang bị cơn bão số 4 hoành hành. Đưa hàng chục tấn hàng ra miền Trung Ngày 20/9, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, hệ thống siêu thị Co.opmart khu vực miền...

[Bản tin 18h] Bộ Nội vụ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày

20/09/2024 18:00(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin mới nhất vừa được cập nhật: Bộ Nội vụ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày; Thanh Hóa: 9 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 42.695 tỉ đồng; Những điểm đến lý tưởng du...BTH Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/ban-tin-18h-bo-noi-vu-dong-y-phuong-an-nghi-tet-nguyen-dan-2025-keo-dai-9-ngay-225433.htm

Cùng chuyên mục

Đằng sau trào lưu du lịch “chữa lành”

Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch "chữa lành” dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian “chữa lành” lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.Du...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.Đồng bào dân tộc Mường trình diễn múa hát Pồn...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ủng hộ Thanh Hóa 100 triệu đồng khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra

Sáng ngày 19/9/2024, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do đồng chí Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn dẫn đầu đã đến thăm và trao số tiền 100 triệu đồng ủng hộ tỉnh Thanh Hóa khắc phục thiệt hại do bão lũ, thiên tai gây ra thời gian qua.Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên BTV Tỉnh...

Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024

Do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc và khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đang có mưa to, ngập lụt, sạt lở. Nhằm ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.Theo tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo, xin ý...

Làng cổ Đông Sơn – nơi tiếng thở của thời gian rất khẽ

Tựa vào núi Rồng, làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) ẩn mình dưới những bóng cây xanh. Đây là ngôi làng nổi tiếng khi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với nền văn hóa Đông Sơn.Ngôi nhà cổ hiếm hoi còn nguyên vẹn tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).Nhân - Nghĩa - Trí - DũngĐộ chính thu, chúng tôi tìm về làng cổ...

Hội Du lịch Lữ hành TP Thanh Hóa chia sẻ với các đối tác tại TP Hạ Long bị ảnh hưởng bởi cơn bão...

Ngày 15/9, Hội Du lịch Lữ hành TP Thanh Hóa đã tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà các hội viên và đối tác bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại TP Hạ Long (Quảng Ninh).Đại diện Hội Du lịch Lữ hành TP Thanh Hóa thăm hỏi, trao tiền hỗ trợ nhà hàng The One Place và nhà hàng Green,...... đội tàu du lịch Bài thơ vịnh Hạ Long,...... khách sạn Bảo Minh Radiant,.........

Trò diễn Tú Huần bên dòng sông Mã

Men dòng Mã Giang, chúng tôi tìm về làng cổ Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang - nơi có trò diễn Tú Huần đã “sống đời” cùng đất và người nơi đây qua bao thăng trầm, biến động lịch sử.Trò diễn Tú Huần do người dân làng Vĩnh Trị biểu diễn.Theo điển tích về trò Tú Huần được lưu truyền tại đây, trò diễn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Đại Hành. Khi nhà vua...

“Giữ chân” du khách những tháng cuối năm

Không chỉ riêng du lịch Thanh Hóa, thị trường du lịch từ tháng 9 đến cuối năm dần trở nên trầm lắng là thực trạng chung của nhiều địa phương trong cả nước. Nhận định rõ những khó khăn, du lịch Thanh Hóa đã, đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp đổi mới sản phẩm gắn với gia tăng trải nghiệm, dịch vụ nhằm “giữ chân” du khách.Sản phẩm du lịch trekking được kỳ vọng sẽ trở thành...

Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh năm 2024

Chiều 13/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh gắn với Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 âm lịch) năm 2024.Các đại biểu tham dự Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh.Dự ngày hội có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ngành VH,TT&DL cùng đông đảo nghệ sỹ, diễn viên thuộc...

Ra mắt tân chủ tịch và các ban của Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa

Chiều 12/9, Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) mở rộng; ra mắt tân chủ tịch và các ban của HHDL tỉnh.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện lãnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất