Powered by Techcity

Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài 1)


Một bề dày truyền thống văn hóa được bồi tụ qua hàng ngàn năm; cùng phẩm giá con người mang những đặc trưng “rất Việt Nam”. Đó chính là nền tảng để định hình nên diện mạo văn hóa và con người xứ Thanh trong thời đại ngày nay.

Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài 1) - Khơi mạch nguồn truyền thốngCác di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, góp phần làm đa dạng, phong phú kho tàng văn hóa truyền thống xứ Thanh. Ảnh: Khôi Nguyên

Văn hóa là hồn cốt…

Thanh Hóa trên tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đã khẳng định vị thế vững chắc của mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Bởi xứ Thanh là đất khởi nghiệp của nhiều triều đại quân chủ, từ Tiền Lê, triều Hồ, triều Lê sơ, Lê Trung hưng và triều Nguyễn; đồng thời là đất “thang mộc” của các dòng chúa Nguyễn, chúa Trịnh. Chưa kể, mảnh đất gian lao mà anh dũng này từng là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, được ghi chép khá đầy đủ trong các bộ chính sử từ thời cổ – trung đại đến thời cận hiện đại.

Bàn về mảnh đất này, đã có không ít nhận định và kiến giải vô cùng sâu sắc của các sử gia, nhà nghiên cứu từ cổ chí kim. Nổi tiếng nhất và không thể không nhắc đến nhận định của sử gia Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí”: “Vẻ non sông tốt tươi chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra nhiều văn nho. Đến những sản vật quý, cũng khác mọi nơi. Bởi vì đất thiêng thì người giỏi nên nảy ra những bậc phi thường; vượng khí chung đúc nên xứng đáng đứng đầu cả nước”. Còn sách “Đại Nam nhất thống chí” thì nhấn mạnh cốt cách con người xứ Thanh: “Kẻ sĩ chuộng văn học, trọng khí tiết. Đời nào cũng có anh tài phóng khoáng lỗi lạc, cũng là nhờ tinh túy núi sông hun đúc.

Có rất nhiều minh chứng sinh động để chứng minh rằng, những nhận định kể trên không đơn thuần là những lời “có cánh”, mà nó xuất phát từ thực tiễn lịch sử của chính mảnh đất này. Trong đó, minh chứng thuyết phục nhất là thân thế, sự nghiệp của nhiều anh hùng hào kiệt đã có những cống hiến to lớn, xuất sắc trong sự nghiệp dựng xây và bảo vệ đất nước qua các giai đoạn lịch sử. Điển hình phải kể đến anh hùng Triệu Thị Trinh đã phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc Đông Ngô năm 248. Hay đến thế kỷ X mảnh đất xứ Thanh lại xuất hiện những nhân vật kiệt xuất, tiêu biểu như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn. Rồi khi nhà Hồ thất bại trong việc cải cách khiến đất nước rơi vào tay giặc Minh, thì Bình Định vương Lê Lợi đã xuất hiện trên vũ đài chính trị. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đặt nền móng cho sự ra đời của một trong những triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử quốc gia Đại Việt, đặc biệt là dưới triều đại của vua Lê Thánh Tông (1460-1497)…

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ “Trừ một thời gian ngắn nhà Tây Sơn quản lý đất nước (1788-1802), còn phần lớn giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XX, bản lĩnh, trí tuệ, công lao đóng góp của người xứ Thanh được tỏ rõ qua sự hiện diện của các triều đại gắn với ba dòng họ lớn: họ Lê, họ Trịnh và họ Nguyễn – có nguồn gốc đích thực xứ Thanh. Điều ấy khẳng định tầm vóc, vị trí trọng yếu của mảnh đất Thanh Hóa trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vị thế ấy, tầm vóc ấy được thể hiện cụ thể qua phẩm chất riêng có của những nhân vật kiệt xuất, của những vọng tộc, cự tộc ở xứ Thanh từng hiện diện trong lịch sử Việt Nam thời trung đại”.

Cũng trên tiến trình dựng xây và bảo vệ đất nước, với những đóng góp quan trọng của các nhân vật lịch sử cùng sức sáng tạo tuyệt vời của con người nơi đây, đã vun đúc nên một bề dày văn hóa đặc sắc, phong phú và giàu giá trị. Nhờ đó, Thanh Hóa được đánh giá là cái nôi di sản, với sự phát tích của những nền văn hóa cổ, những di chỉ gắn với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, như di chỉ Núi Đọ, hang Con Moong… Đặc biệt, đây còn là nơi tìm thấy dấu tích của một trong những đỉnh cao văn minh người Việt: văn hóa Đông Sơn. Mặc dù được tìm thấy ở nhiều khu vực, song lưu vực sông Mã được xem là một trung tâm lớn của văn hóa Đông Sơn. Các di tích Đông Sơn phân bố trên phạm vi rộng lớn từ vùng đồng bằng ven biển đến các vùng núi, trong đó đậm đặc hơn ở vùng đồng bằng nơi hợp lưu của sông Mã, sông Chu và đồng bằng ven biển.

Có thể nói, văn hóa Đông Sơn đã xuất hiện và lưu dấu ấn đậm nét trên vùng đất xứ Thanh “địa linh” này. Để rồi, đây cũng là nền tảng để người dân xứ Thanh tiếp tục bồi đắp nên một truyền thống văn hóa rất giàu bản sắc, giàu giá trị. Trong đó, chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể đã có 1.535 di tích, với 810 di tích đã được xếp hạng (706 di tích cấp tỉnh, 99 di tích cấp quốc gia, 5 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 1 di sản văn hóa thế giới). Song bấy nhiêu chưa phải là tất cả. Bởi nói về kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh sẽ vô cùng thiếu sót nếu không nhắc đến di sản văn hóa phi vật thể phong phú, phản ánh tầm cao và chiều sâu trí tuệ dân gian. Đó là những tập tục, lễ nghi, tín ngưỡng, tri thức dân gian, sinh hoạt văn hóa… vừa mộc mạc, dân dã, vừa tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, có hàng chục di sản văn hóa phi vật thể đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là những di sản đã song hành cùng thăng trầm lịch sử vùng đất và vượt qua sự kiểm chứng khắt khe của thời gian, để luôn “sống” và góp phần định hình nên diện mạo, bề dày truyền thống văn hóa xứ Thanh. Đồng thời, là một minh chứng thuyết phục về sự đặc sắc và giàu giá trị của kho tàng văn hóa xứ Thanh trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

“Tấm khiên” chắn vững chắc

Có nhận định cho rằng, sự vận hành của xã hội luôn được điều chỉnh bằng hệ giá trị mà mỗi cộng đồng, dân tộc đã tích lũy được trong quá trình lịch sử. Đó là tinh thần yêu nước, tinh thần cố kết cộng đồng, tinh thần ngợi ca lao động, tình yêu cuộc sống, khát vọng hạnh phúc… Các giá trị ấy cũng chính là những yếu tố cốt lõi, đã đan kết nên bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. Song, văn hóa vốn dĩ không phải một “hằng số bất biến”, nhất là trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, văn hóa càng là nhân tố dễ bị “tổn thương” hơn cả. Do vậy, phải nỗ lực bảo vệ và phát huy các giá trị tinh hoa, cốt lõi của văn hóa dân tộc; tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc; đồng thời, tạo ra “tấm khiên” chắn vững chắc để bảo vệ văn hóa truyền thống khỏi các luồng văn hóa tiêu cực, ngoại lai, phản động. Đây cũng là yêu cầu đặt ra cho mỗi địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa trong việc bảo vệ và phát huy nguồn lực văn hóa cho phát triển.

Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài 1) - Khơi mạch nguồn truyền thốngLam Kinh – “kinh đô tưởng niệm” của vương triều Lê Sơ.

Nhiều năm trở lại đây, cùng với tập trung phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa luôn dành sự quan tâm đến sự nghiệp văn hóa và xem văn hóa là một trụ cột quan trọng cho phát triển. Trong đó, sự ra đời của Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 4/7/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới, không chỉ nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa; mà còn tạo tiền đề để văn hóa thực sự đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Với vai trò định hướng, dẫn dắt sự nghiệp phát triển văn hóa, Nghị quyết số 17-NQ/TU đã đề ra những quan điểm mang tính cốt lõi, vừa có tính bao quát, toàn diện vừa sâu sắc. Trong đó nhấn mạnh, văn hóa và con người Thanh Hóa không chỉ là nền tảng tinh thần, mà còn là nền tảng vật chất vững chắc, là nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Do đó, xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa phải trên cơ sở gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương; đồng thời, chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa dân tộc và thời đại, bảo đảm phù hợp, làm phong phú thêm giá trị văn hóa của quê hương.

Văn hóa nói chung và các giá trị cốt lõi, bản sắc nói riêng được hình thành, chắt lọc, vun đắp qua thời gian dài. Do đó, việc xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa cũng phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài, gắn bó mật thiết với nhau. Trong đó, trọng tâm cốt lõi của phát triển văn hóa là phát triển con người, đặc biệt là xây dựng con người phát triển toàn diện, có nhân cách cao đẹp. Phát huy tối đa nhân tố con người; lấy con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển.

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển, song thực tế cho thấy, nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa, có lúc có nơi vẫn “chưa tới”. Do đó, Nghị quyết số 17-NQ/TU đã nhấn mạnh xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền. Đồng thời, phát huy vai trò tham mưu, phối hợp của các cấp, các ngành, MTTQ, các đoàn thể, đặc biệt là ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và vai trò chủ thể sáng tạo văn hóa của các tầng lớp Nhân dân…

Nhà chính trị, nhà văn hóa Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã đưa ra một nhận định rất sâu sắc rằng: “Một cá nhân con người cũng như một chiều sâu lịch sử nhất định. Họ được đánh giá cao bởi một nguồn gốc trong quá khứ…”. Bởi vậy, cái “diện mạo” đầy tự hào mà mỗi người dân xứ Thanh đang được khoác lên mình, vốn được đan dệt từ vô vàn sợi tơ của truyền thống lịch sử và văn hóa vùng đất này. Để rồi, trách nhiệm của mỗi người là tiếp tục bảo vệ và vun đắp cho mạch nguồn truyền thống ấy thêm dày, thêm đẹp, thêm giá trị và thêm sức sống, để trao truyền cho muôn đời sau.

Khôi Nguyên

Bài 2: Kiến tạo môi trường tiến bộ, văn minh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/nghi-quyet-so-17-nq-tu-ve-van-hoa-va-con-nguoi-thanh-hoa-nbsp-tu-nhan-thuc-den-hanh-dong-bai-1-khoi-mach-nguon-truyen-thong-237452.htm

Cùng chủ đề

Đóng góp tích cực vào sự phát triển của thành phố Thanh Hóa

Chiều 18/1, Thành ủy TP Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phố, thôn năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và phát động đợt 2 Cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở theo Chỉ thị 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch...

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy kiểm tra sản xuất, đời sống Nhân dân...

Sáng 15/1, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã đi kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân trên địa bàn huyện Nga Sơn. Cùng tham gia có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân tỉnh.Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị...

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên kiểm tra sản xuất, đời sống Nhân dân huyện Thiệu Hóa

Sáng 15/1, đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đi thăm, kiểm tra tình hình sản xuất và đời sống Nhân dân huyện Thiệu Hóa.Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên cùng các thành viên trong đoàn dâng hương, dâng hoa viếng các anh hùng liệt sĩ.Tại Nghĩa trang liệt sĩ Thiệu Yên, trong không khí trang nghiêm, thành kính, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào...

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn thăm, kiểm tra sản xuất, đời sống Nhân dân huyện Quảng Xương

Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 15/1 đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, kiểm tra tình hình sản xuất và đời sống Nhân dân huyện Quảng Xương.Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Minh Tuấn cùng các thành viên trong đoàn công tác dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.Cùng đi có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân...

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn thăm, kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân huyện Quảng Xương

Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 15/1 đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, kiểm tra tình hình sản xuất và đời sống Nhân dân huyện Quảng Xương.Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Minh Tuấn cùng các thành viên trong đoàn công tác dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.Cùng đi có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân...

Cùng tác giả

Cầu Xuân Quang và đường Vạn Thiện đi Bến En sẽ thông xe kỹ thuật trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm yêu cầu các nhà thầu tranh thủ thời tiết nắng ráo, tích cực huy động phương tiện máy móc, nhân lực; khẩn trương thi công hoàn thành các phần việc còn lại, bảo đảm thông xe kỹ thuật cầu Xuân Quang và đường Vạn Thiện đi Bến En trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Chiều 20/1, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đại diện...

Ngân hàng Quân đội cùng Nhân dân Hải Bình tôn vinh các Anh hùng Liệt sỹ

Chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 – 03/2/2025) và hướng tới Đại hội Đảng bộ phường Hải Bình nhiệm kỳ 2025-2030.  Ngày 19 tháng 01 năm 2025 đã diễn ra Lễ khánh thành Đài Tưởng niệm Liệt Sỹ phường Hải Bình. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” và lòng tri ân sâu sắc của nhân dân địa phương đối...

Cất mẻ lưới lớn nhất năm, kiếm trăm triệu đồng dịp Tết ông Công ông Táo

(Dân trí) – Dịp Tết ông Công ông Táo, người dân làm nghề nuôi cá chép đỏ ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa bước vào vụ thu hoạch lớn nhất năm, kiếm cả trăm triệu đồng. Cất mẻ lưới cuối năm, kiếm trăm triệu đồng dịp Tết ông Công ông Táo (Video: Thanh Tùng). Những ngày cận Tết ông Công ông Táo, người dân ở các phố Tân Trúc, Tân Cổ, Bái Trúc (thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh...

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng và tỉnh Thanh Hóa thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đảo Mê  

Ngày 20/1, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng và tỉnh Thanh Hóa do các đồng chí: Trung tướng Đỗ Xuân Tụng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Đảo Mê và thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại Tiểu đoàn hỗn...

Hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3

Thực hiện Quyết định số 1629/QĐ-TTg, ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1629/QĐ-TTg) về việc giảm 2% lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã khẩn trương tổ chức rà soát, tổng hợp số lượng khách hàng vay vốn các chương trình...

Cùng chuyên mục

Khai trương khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái có mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng tại huyện Thọ Xuân

LAMORI Resort & Spa khai trương hoạt động ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi đây không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng sang trọng, tiện nghi, đẳng cấp, thân thiện và an toàn cho du khách mà còn góp phần phát huy giá trị lịch sử, tạo “cú hích” quan trọng đưa Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh trở...

Đông đảo du khách đến công viên Hội An chụp ảnh cùng áo dài

Sau thời gian tu sửa, sáng 19/1 công viên Hội An (TP Thanh Hóa) bắt đầu mở cửa đón khách tham quan.Trong buổi sáng ngày đầu khai trương, rất đông các hội nhóm của chị em phụ nữ mặc áo dài cùng phụ kiện khăn, kính... đến chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm.Nhiều bạn trẻ tại TP Thanh Hóa và các vùng lân cận tranh thủ ngày cuối tuần đến công viên chụp ảnh cùng áo dài.Dự kiến trong...

Sự thiết thực từ những không gian tết xưa

Ở thời điểm còn hơn tuần nữa tết mới diễn ra, nhưng những ngày qua dường như không khí tết đã bắt đầu với nhiều người.Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa Trịnh Đình Dương cho biết tại không gian check in tết xưa ở bảo tàng, những ngày này đã có rất nhiều người dân để được thả mình vào khung cảnh tết, sống trong không khí mùa xuân với những nét xưa.Còn tại làng cổ Đông Sơn,...

Thiệu Toán thực hiện tiêu chí văn hóa trong XDNTM

Với việc quan tâm triển khai nhiều giải pháp nhằm gắn XDNTM với xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH), đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân xã Thiệu Toán (Thiệu Hóa).Không gian văn hóa xã Thiệu Toán.Hướng tới xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, thôn Toán Thắng đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sức dân...

Cờ Tổ quốc ở khu phố

Khu phố nơi tôi ở có nhiều hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, nhận thức khác nhau, vì thế những ngày lễ, tết việc treo cờ Tổ quốc của các gia đình cũng đang có sự khác nhau.Liên quan đến việc treo cờ Tổ quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quy định cụ thể. Song thực tế hiện nay, việc treo cờ Tổ quốc đang được một số người...

Hấp dẫn Chương trình “Tết xưa làng cổ” Xuân Ất Tỵ năm 2025

Sáng 18/1 (tức ngày 19 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng), UBND TP Thanh Hóa đã tổ chức chương trình “Tết xưa, làng cổ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc.Các đại biểu dự chương trình.Đại biểu cắt băng khai mạc Chương trình "Tết xưa, làng cổ” Xuân Ất Tỵ năm 2025.Tham gia chương trình, người dân và du khách được trải nghiệm phiên chợ tết xưa của...

Đẩy mạnh liên kết – cơ hội đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Ngành du lịch Thanh Hóa những năm gần đây đã thể hiện rõ xu hướng liên kết, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc thúc đẩy liên kết với các vùng, địa phương trong cả nước đã giúp du lịch Thanh Hóa có thêm những tour, tuyến du lịch mới, được du khách đón nhận.Di sản Thành Nhà Hồ - điểm đến trong “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ” kết nối Thanh Hóa -...

Khám phá những cung đường du xuân

Xứ Thanh với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ và di sản văn hóa phong phú, là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Vào mùa xuân, khi đất trời khoác lên mình tấm áo mới, những cung đường du xuân ở Thanh Hóa lại càng thêm phần nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu.Khu Di tích lịch sử Lam Kinh là một trong những điểm đến hấp dẫn trên cung đường du xuân khám phá xứ Thanh.Du xuân...

Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều 15/1, Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Năm 2024, HHDL tỉnh đã triển khai, thực hiện có hiệu quả nhiều nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thu hút khách du lịch đến Thanh Hóa.Đáng chú ý là các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch như: tham gia gian hàng, tổ chức các chương trình...

Gió thổi lâng lâng – Thanh xuân lại đến

Mỗi độ xuân về, miền đất Thanh Hóa lại đón nhận những làn gió nhè nhẹ, mơn man như lời gọi mời bất tận. Ấy là thời điểm đất trời giao hòa, khi sắc xuân len lỏi khắp ngõ ngách, kết nối con người với thiên nhiên. Trong khung cảnh ấy, LAMORI Resort & Spa như một điểm sáng, nơi người ta có thể tìm đến để hít hà bầu không khí trong lành đậm hương xuân.Lưu giữ quá...

Tin nổi bật

Tin mới nhất