Powered by Techcity

Nghèo giữa vùng tre luồng… lớn nhất Việt Nam (Bài 2): “Vắt kiệt” rừng vàng

Một trong những nguyên nhân khiến tre luồng Thanh Hóa có giá thấp và đầu ra bấp bênh là do chất lượng nguyên liệu này chưa cao. Đó chính là hệ quả của việc khai thác quá mức, khai thác luồng non không theo khuyến cáo cũng như không được thâm canh, chăm sóc khoa học.

Nghèo giữa vùng tre luồng... lớn nhất Việt Nam (Bài 2): “Vắt kiệt” rừng vàngLuồng tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) vẫn được khai thác trong mùa măng. Ảnh: P.V

Rà soát mới nhất từ Sở Công Thương Thanh Hóa, Công ty TNHH Quốc Đại ở xã Hoằng Thịnh, huyện ven biển Hoằng Hóa chính là doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất xứ Thanh. Sản phẩm chính ở đây là các loại đèn lồng và nhiều hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tre luồng. Tuy nhiên có một nghịch lý là nhiều thời điểm, doanh nghiệp này phải nhập nguyên liệu từ Nghệ An và một số tỉnh khác, trong khi Thanh Hóa mới là “thủ phủ” tre luồng của cả nước. Nguyên nhân được phía công ty đưa ra là nhiều loại nan nứa, nan vầu của các đối tác tỉnh ngoài có độ dẻo và bền hơn.

Tuy chưa phải tất cả, nhưng tình trạng khai thác cây non, khai thác không đúng khoa học đang diễn ra tràn lan ở các vùng tre luồng Thanh Hóa. Ngành nông nghiệp và các huyện miền núi đã có nhiều khuyến cáo các chủ đồi rừng không khai thác các loài tre luồng vào mùa măng và luồng tuổi 1 – 2, nhưng đại đa số người trồng không quan tâm. Thậm chí, nhiều gia đình còn thích khai thác tre luồng vào mùa lên măng vì đây là thời điểm ít người khai thác nên dễ bán hơn.

Trên thực tế, sau những ngày đông khô hanh và lạnh giá, đến tiết xuân mát mẻ và những tháng mưa rừng sẽ kích thích cây luồng, cây nứa, câu vầu đâm chồi, trổ măng để sinh sôi. Theo đó, mùa măng của các loài tre luồng trồng ở miền Tây Thanh Hóa được xác định từ cuối mùa xuân đến giữa mùa mưa, tương đương từ tháng 4 đến hết tháng 10 hằng năm.

Liên tục các chuyến công tác về các huyện như: Bá Thước, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn… những tháng vừa qua, không khó để chúng tôi bắt gặp cảnh khai thác, tập kết, vận chuyển tre luồng nhộn nhịp ven các tuyến đường.

Những ngày đầu tháng 9 này, vẫn còn mùa măng, nhưng tại xã Tân Phúc (Lang Chánh), luồng vẫn được khai thác, tập kết khắp các thôn làng. Vừa bán được những đống luồng cho thương lái địa phương, ông Lê Ngọc Yền, thôn Sơn Thủy, xã Tân Phúc, hồ hởi: “5 ha luồng của gia đình tôi cho thu hoạch quanh năm nên cũng đỡ túng thiếu. Mùa măng vẫn khai thác bình thường, tuy nhiên, tôi vẫn để lại mỗi bụi vài cây già để dựa những cây non đỡ đổ. Hầu hết các hộ trồng luồng trong xã, trong huyện cũng vậy”.

Nghèo giữa vùng tre luồng... lớn nhất Việt Nam (Bài 2): “Vắt kiệt” rừng vàngĐồng bào các dân tộc ở miền Tây xứ Thanh nhiều đời vẫn phải gắn bó với tre luồng.

Trên địa bàn huyện Quan Hóa, mọi hoạt động khai thác tre luồng vẫn diễn ra bình thường trong nhiều tháng qua. Tại gần chục xã khi phóng viên vừa đi khảo sát, cứ có người thu mua là có người chặt luồng để bán. Các cơ sở sơ chế, sản xuất tăm hương, đũa ăn một lần ven sông Mã vẫn hoạt động quanh năm, thu mua luồng mọi thời điểm.

Với 3 ha luồng, gia đình chị Hà Thị Huyến ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) vẫn tổ chức thu hoạch quanh năm, không kể mùa ra măng hay những tháng còn lại. “Cứ 1 – 2 tuần, gia đình chúng tôi lại tổ chức lên rừng luồng thu hoạch một lần, mỗi lần vài chục cây để chi tiêu, sinh hoạt. Rừng có nhiều luồng nhỏ, luồng cọc nên chủ yếu bán theo cân với giá chưa đầy 10.000 đồng/kg” – chị Huyến tâm sự.

Ông Hà Văn Mậu, chuyên viên phụ trách lâm nghiệp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Hóa, chia sẻ: “Chúng tôi đã liên tục khuyến cáo và tập huấn đến tận các xã, các thôn là không khai thác tre luồng vào mùa măng và khai thác luồng non. Bởi lẽ những cây 2 – 3 năm đang độ tuổi sinh sản nên ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của rừng tre luồng, vừa giảm sinh khối lại gây suy thoái. Hơn nữa, mùa măng mà khai thác đi những cây “mẹ”, khi cây con mới lớn bị thiếu các cây lâu năm làm chỗ dựa, rất dễ bị đổ gãy khi có mưa gió lớn, chưa nói bão tố, lốc xoáy khu vực miền núi”.

Đáng buồn thay khi những năm gần đây, luồng Quan Hóa nói riêng và các huyện miền núi xứ Thanh nói chung còn bị thu mua với giá rẻ mạt để… băm dăm. Một loài cây trồng đặc hữu, từng được coi là “vàng xanh” có thể dùng vào nhiều hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, nay được đánh giá ngang với… gỗ keo để băm nát bán làm nguyên liệu cho các nhà máy giấy trong nước (!?).

Cũng theo ông Hà Văn Mậu: “Luồng phải dài từ 11m trở lên, thân phải đạt từ 20 đến 25 vanh (chiều dài đo theo vòng tròn thân – PV) thì mới có thể bán cho hoạt động xây dựng hay làm nhà với giá khoảng 30 đến 40.000 đồng/cây. Phần lớn còn lại là luồng nhỏ, còi cọc thì bán cho các cơ sở sản xuất đũa, tăm hương, vàng mã và các cơ sở băm dăm với giá thời điểm cao mới được 1.000 đồng/kg”.

Nghèo giữa vùng tre luồng... lớn nhất Việt Nam (Bài 2): “Vắt kiệt” rừng vàngCác cơ sở chế biến tre luồng ở huyện Quan Hóa đa phần lạc hậu, sản xuất ra sản phẩm thô, giá trị thấp như đũa, tăm hương… Ảnh: P.V

Thực trạng tre luồng ngày càng suy thoái dẫn đến còi cọc, kém chất lượng đang diễn ra ở hầu khắp các huyện miền núi của tỉnh. Ngoài khai thác quá mức, khai thác luồng non và cả trong mùa măng, thì việc không được chăm bón, ít được thâm canh cải tạo được coi là nguyên nhân chính.

Cùng đồng hành với phóng viên đến các rừng luồng trong xã, ông Lê Văn Phúc, cán bộ phụ trách địa chính và nông nghiệp xã Tân Phúc (Lang Chánh), thẳng thắn: “Toàn xã có gần 2.500 ha luồng, nhưng nếu tính cộng dồn, đến nay mới có khoảng hơn 20% diện tích được hưởng hỗ trợ để phục tráng theo các dự án của tỉnh. Số còn lại đa phần để phát triển tự nhiên, nhiều diện tích luồng từ thời bao cấp đến nay vẫn thế. Do thiếu điều kiện kinh tế cũng như tập quán canh tác nhiều đời nay nên luồng cơ bản không được bón phân hay áp dụng các biện pháp kỹ thuật để thâm canh”.

Khảo sát từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho thấy, trên địa bàn toàn tỉnh đang có khoảng 46% diện tích luồng bị thoái hóa. Nguyên nhân là do nhiều hộ gia đình khai thác cả luồng non tuổi 1 và 2 – là cây chủ yếu sinh măng, làm giảm số lượng cây luồng/bụi. Cùng với đó là hiện tượng khai thác quá mức làm kiệt quệ rừng tre luồng. Mặt khác, hầu hết rừng tre luồng đã có là giống thuần loài, được khai thác liên tục trong nhiều năm, đến nay nhiều diện tích đã bộc lộ các nhược điểm như dịch sâu bệnh phát triển mạnh, năng suất và chất lượng giảm đi rõ rệt…

Tại huyện miền núi Bá Thước, diện tích tre luồng được duy trì những năm gần đây khoảng 11.000 ha, chiếm 1/5 tổng diện tích rừng và tương đương 1/7 diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tre luồng tập trung nhiều nhất tại các xã: Thiết Ống, Văn Nho, Điền Trung, Thiết Kế, Ái Thượng, Điền Quang.

Khái quát bức tranh phát triển tre luồng của địa phương, ông Lê Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, trải lòng: Bá Thước chính là trung tâm kết nối vùng nguyên liệu tre luồng với các huyện Quan Hóa, Quan Sơn và Lang Chánh. Cây luồng chính là nguồn thu nhập, là cuộc sống của nhiều hộ dân trong huyện. Tuy nhiên, luồng chủ yếu được trồng trên đồi cao, tập quán canh tác cũng như kỹ thuật khai thác của Nhân dân chưa hợp lý dẫn đến nhiều diện tích bị thoái hóa, chất lượng cây luồng bị suy giảm. Đó cũng là nguyên nhân giá trị cây luồng mang lại chưa cao, bình quân thu nhập từ 1 ha rừng luồng của huyện chỉ đạt hơn 10 triệu đồng mỗi năm.

Lê Đồng – Lê Hợi

Bài cuối: Loay hoay bài toán nâng cao giá trị.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tháo “điểm nghẽn” quỹ đất sạch

Vì nhiều nguyên do lịch sử để lại, nên hiện nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo đang thiếu quỹ đất hoặc vướng các thủ tục, quy định về đất hợp pháp. Do đó, nếu không tháo gỡ được “điểm nghẽn” quỹ đất sạch, thì sẽ gây cản trở đáng kể đến việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22-CT/TU.Bà Vi Thị Miên ở thôn Tân Sơn (xã Tân Phúc) được lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Lang Chánh và...

Lan tỏa tinh thần nhân văn, nhân ái

Chính sách phải hướng đến người dân, hay lấy người dân là trung tâm của việc xây dựng và thực thi các chính sách an sinh xã hội - là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, xây dựng nhà ở cho các đối tượng yếu thế là chính sách hết sức nhân văn, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vừa khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần “Tương thân...

Hiệu quả từ tập trung đất đai và liên kết bao tiêu sản phẩm

Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Đình Lĩnh ở thôn Lộc Nham, xã Đồng Lợi đã tích tụ được 4ha đất lúa bằng hình thức thuê lại của các hộ trong thôn không có điều kiện sản xuất để trồng lúa thương phẩm cung cấp cho doanh nghiệp.2,3ha trồng đào cảnh của gia đình anh Trần Sỹ Toàn ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) được tích tụ từ diện tích đất của gia đình và 6...

Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”

Trồng rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững. Dẫu vậy, việc phát triển rừng gỗ lớn tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ từ nguồn vốn đến khoa học - kỹ thuật thâm canh rừng trồng cho các chủ rừng.Cần tăng cường, đẩy...

Những mô hình trang trại tuần hoàn khép kín cho thu nhập cao

Trang trại tổng hợp của gia đình anh Hà Thịnh Hưng, xã Nga An (Nga Sơn) có diện tích 1,6ha, được quy hoạch thành 2 khu vực sản xuất chăn nuôi và trồng trọt áp dụng công nghệ cao (CNC) trong nhà lưới, ở giữa là ao thả cá.Cây ăn quả được trồng dọc lối đi vào khu vực chăn nuôi của anh Hà Thịnh Hưng, xã Nga An (Nga Sơn).Trong lối đi vào khu vực chăn nuôi trồng...

Cùng tác giả

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO – Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. Xây dựng Dự thảo Luật...

Tháo “điểm nghẽn” quỹ đất sạch

Vì nhiều nguyên do lịch sử để lại, nên hiện nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo đang thiếu quỹ đất hoặc vướng các thủ tục, quy định về đất hợp pháp. Do đó, nếu không tháo gỡ được “điểm nghẽn” quỹ đất sạch, thì sẽ gây cản trở đáng kể đến việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22-CT/TU.Bà Vi Thị Miên ở thôn Tân Sơn (xã Tân Phúc) được lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Lang Chánh và...

Bức tranh kinh tế – xã hội nhiều gam màu sáng

Khép lại năm 2024 với con số ấn tượng: 31/31 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền TP Sầm Sơn; đồng thời, cũng cho thấy một bức tranh kinh tế - xã hội với nhiều gam màu tươi sáng.Diện mạo đô thị du lịch biển Sầm Sơn.TP Sầm Sơn bước vào thực hiện các...

Ngành nông nghiệp sẵn sàng phát huy lợi thế cùng với đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 27/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.Các đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT dự và chủ trì hội nghị; lãnh đạo các bộ, ban,...

Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn hoàn thành diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm...

Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) vừa phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn tập PCCC&CNCH tại đơn vị.Phổ biến, quán triệt phương án diễn tập PCCC & CNCH.Lãnh đạo và các thành viên đội PCCC cơ sở, cán bộ an toàn của TSHPCo đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa...

Cùng chuyên mục

Bức tranh kinh tế – xã hội nhiều gam màu sáng

Khép lại năm 2024 với con số ấn tượng: 31/31 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền TP Sầm Sơn; đồng thời, cũng cho thấy một bức tranh kinh tế - xã hội với nhiều gam màu tươi sáng.Diện mạo đô thị du lịch biển Sầm Sơn.TP Sầm Sơn bước vào thực hiện các...

Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn hoàn thành diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm...

Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) vừa phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn tập PCCC&CNCH tại đơn vị.Phổ biến, quán triệt phương án diễn tập PCCC & CNCH.Lãnh đạo và các thành viên đội PCCC cơ sở, cán bộ an toàn của TSHPCo đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa...

Đẩy mạnh phát triển thương mại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Chiều 27/12, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình phát triển thương mại tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2021-2025 nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các khu vực này, tạo nền tảng phát triển bền vững và nâng cao...

Khởi công Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn

Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn không chỉ phát điện lên lưới quốc gia mà còn cung cấp nước tưới cho khoảng 240ha đất sản xuất và nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 4.000 nhân khẩu trên địa bàn huyện Mường Lát.Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án.Sáng 27/12, tại huyện Mường...

Thị trường hoa, cây cảnh sôi động vào vụ tết

Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các làng hoa và vườn cây cảnh ở Thanh Hóa đã bắt đầu trở nên nhộn nhịp. Các chủ vườn kinh doanh đang tích cực chăm sóc từng luống hoa, gốc cây, đồng thời nhập thêm nhiều loại hoa và giống hoa mới để đáp ứng nhu cầu trang trí, chơi hoa ngày tết của người dân. Những loại hoa truyền thống như...

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân khách hàng 110kV

Không chỉ phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các khách hàng 110kV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giảm tình trạng lưới điện quá tải, đồng hành cùng ngành điện bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.Công ty Điện lực Thanh Hóa thăm,...

Những dấu ấn thành tựu

Quán triệt sâu sắc tinh thần “Kỷ cương - trách nhiệm - hành động - sáng tạo - phát triển”, ngay từ đầu năm, các cấp ủy đảng, chính quyền TP Thanh Hóa đã bước vào thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm lớn, trách nhiệm cao. Nhờ đó, năm 2024, kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển với nhiều dấu ấn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.Mô hình trồng hoa của...

Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất với những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình trồng nho của gia đình ông Hà Thịnh Hưng ở thôn 12, xã Nga An (Nga Sơn).Trang trại của gia đình ông Hà Thịnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất