Powered by Techcity

Nghe tuồng cổ trên đất Kim Sơn

Ở các làng quê hiện nay, rất ít nơi còn duy trì được nghệ thuật tuồng cổ. Tuy nhiên, tại làng Kim Sơn (xã Hoằng Kim, Hoằng Hóa) tuồng cổ vẫn được xem là “đặc sản” văn hóa làng.

Nghe tuồng cổ trên đất Kim SơnÔng Nguyễn Văn Long, một trong những người có công gây dựng lại đội tuồng Kim Sơn. Ảnh: Vân Anh

Bà Nguyễn Thị Miên, Chủ nhiệm CLB hát tuồng và trống hội Kim Sơn tự hào khẳng định: “Ở Thanh Hóa còn rất hiếm làng quê giữ được nghệ thuật tuồng như chúng tôi và cũng hiếm nơi nào người dân lại yêu tuồng như ở Kim Sơn. Bởi lẽ, tuồng cổ là một nét văn hóa đặc sắc của làng Kim Sơn”.

Theo các cụ cao niên, không ai biết tuồng cổ xuất hiện ở làng từ khi nào. Trước kia, cùng với gánh chèo làng Phượng Mao (xã Hoằng Phượng), gánh tuồng làng Kim Sơn được nhiều người biết đến. Gánh tuồng đi đến đâu người dân hồ hởi đón xem đến đó. Từ sân khấu lớn cho đến sân làng… gánh tuồng Kim Sơn đều góp mặt và để lại tiếng tăm, dấu ấn đậm nét trong lòng khán thính giả mê loại hình nghệ thuật dân gian này. Có lẽ, do khí hậu và thổ nhưỡng mà người dân nơi đây có âm giọng Thổ rất đặc trưng (giọng phù hợp với hát tuồng). Xưa kia, dân làng Kim Sơn ai cũng có thể hát và thuộc một tích tuồng cổ. Xã có 4 làng gồm Kim Sơn, Mi Du, Nghĩa Trang và Nghĩa Phú, làng nào cũng có gánh tuồng riêng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là gánh tuồng Kim Sơn. Các diễn viên thời đó không qua trường lớp đào tạo, mà chủ yếu từ tình yêu, lòng đam mê, rồi đi theo các bậc tiền bối “học lỏm”. Nhưng họ diễn rất chuẩn mực và vẫn luôn giữ được “khuôn vàng thước ngọc” của các cụ xưa.

Cũng như bao loại hình nghệ thuật dân gian khác, nghệ thuật tuồng đã trải qua những thăng trầm, biến thiên của thời gian. Đã có giai đoạn tuồng bị lãng quên, các gánh tuồng giải tán, trang phục, đạo cụ phủ một lớp bụi. Khi có chính sách của Nhà nước về việc khôi phục, bảo tồn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống thì nghệ nhân dân gian xưa, những người một thời gắn bó “kép đen”, “kép đỏ”… một lần nữa đã làm sống lại tuồng Kim Sơn.

Ông Nguyễn Văn Long là một trong những người có công gây dựng, vực dậy nghề hát tuồng truyền thống. Sinh ra và lớn lên giữa đất tuồng, tình yêu và lòng đam mê ngấm chảy vào ông. Khi có chủ trương khôi phục, ông là người đầu tiên đứng ra vận động thành lập đội hát tuồng của xã. “Năm 1986, đội tuồng của xã được thành lập lại, việc vận động mọi người tham gia không khó. Cái khó là việc mua sắm trang phục, đạo cụ tốn nhiều tiền trong khi hoàn cảnh kinh tế ai cũng khó khăn”, ông Long cho biết. Nhưng “cái khó” nhanh chóng được giải quyết khi người dân xã Hoằng Kim nói chung và dân làng Kim Sơn nói riêng từ lâu đã khát khao được xem và nghe lại tuồng. Theo đó, người dân đồng lòng giúp đỡ đội tuồng xây dựng sân khấu trên đình làng xưa, góp tiền mua sắm trang phục hoặc tự chế dụng cụ biểu diễn.

Thông tin đội tuồng Kim Sơn “tái xuất” lan rộng khắp nơi trong xã và cả địa phương khác, những người yêu mến tuồng đã chờ khoảnh khắc này lâu lắm rồi. Ngay khi ánh sáng chiều vừa tắt, già trẻ, gái trai nô nức kéo nhau ra đình làng xưa, chỉ ít phút sau sân đình phủ kín người. Không khí sôi nổi và chân thành làm nên niềm ngạc nhiên đầy phấn khởi cho đội diễn. Họ xem, yêu, ghét nhân vật, bình luận sôi nổi về những tích tuồng, về đội tuồng làng Kim Sơn xưa với niềm tự hào khôn xiết.

“Đêm đó, đội chọn diễn vở “Sơn Hậu” – một trong những vở kinh điển của tuồng cổ dân gian, với nhiều trích đoạn nổi tiếng như “Khương Linh Tá thử Lê Tử Trình”, “Kim Lân qua đèo”, “Ôn Đình Chém Tá”… Khi bước lên sân khấu, cảm giác như được trở lại thời vàng son của làng Kim Sơn xưa nên mỗi cử chỉ, động tác, bước chân của diễn viên đều theo bộ, ăn khớp với lời hát, đưa khán giả cuốn vào không gian kịch. Vở diễn thành công ngoài mong đợi, đội chúng tôi được người dân cho nhiều tiền thưởng. Với diễn viên tuồng thì “trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, tiền thưởng giữa sân đình khiến chúng tôi vui sướng và tự hào vô cùng”, là những tâm sự vui vẻ của ông Long. Việc trở lại của đội tuồng Kim Sơn thực sự là một sự kiện lớn của làng, không ai có thể quên.

Theo các nghệ nhân dân gian ở đội tuồng Kim Sơn: Trong các bộ môn ca kịch thì tuồng là khó nhất. Người diễn tuồng có thể đi đóng cải lương, chèo nhưng để những “nghệ sĩ” bộ môn khác hát tuồng là rất khó. Mỗi lời nói, cử chỉ, động tác, mỗi bước chân đi đều phải theo bộ, có bộ mới ra tuồng. Diễn viên luôn phải nhìn theo hướng tay vung ra thì mới “khôn tuồng”. Từng điệu bộ, thao tác diễn tuồng cũng rất khó để thể hiện. Đơn cử như động tác vuốt râu, chèo cây, múa kiếm, chèo đò, cưỡi ngựa… đòi hỏi diễn viên phải thể hiện thật giống, để câu hát, dáng vẻ điệu bộ và cả hành động phải ăn khớp, phù hợp, khán giả xem mới không thấy sự “vô duyên” trong cách diễn. Đôi khi chỉ một động tác thôi cũng phải tập đi tập lại rất nhiều ngày.

Không nhiều người biết đằng sau cái “mặt nạ” tầng tầng lớp lớp phấn son, mũ áo kia lại chính là những người nông dân hiền hậu, chất phác quanh năm với ruộng vườn. Trong đời thường họ là những nông dân chăm chỉ, lam lũ nhưng khi bước lên sân khấu các “nghệ sĩ chân đất” đã hóa thân vào các nhân vật lịch sử một cách chuyên nghiệp.

Năm 2013, xã thành lập CLB tuồng và trống hội Kim Sơn. Hiện CLB phát triển với 30 thành viên là những người yêu và nhiệt huyết trong việc giữ gìn nghệ thuật tuồng.

Ngày nay, tuồng chỉ được biểu diễn vào những dịp đặc biệt của làng như lễ, tết, kỷ niệm sự kiện trọng đại của quê hương, đất nước, khánh thành công trình lớn của cộng đồng… Tuy vậy, chỉ những người lớn tuổi hào hứng, còn người trẻ thì không mấy ai quan tâm. Đây cũng chính là nỗi lo lắng lớn nhất của ông Long, bà Miên và các nghệ nhân dân gian khi việc truyền dạy gặp nhiều khó khăn.

Vân Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Thanh Hóa giành thành tích cao tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024

Đoàn nghệ nhân dân gian tỉnh Thanh Hóa đã tham gia và giành được 3 giải A, 4 giải B, 2 giải C tại Ngày hội Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2024.Tiết mục Hoà tấu nhạc cụ dân tộc Thái giành giải A cho đoàn Thanh HóaNgày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 14 đến 16/12, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp.Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân...

Khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ xứ Thanh (Bài cuối): Đô thị thông minh

Để tạo đà đưa TP Thanh Hóa “chuyển mình” bước vào thời kỳ mới, với tầm vóc mới, xứng đáng vai trò, vị thế trung tâm của đô thị tỉnh lỵ, thì một giải pháp có tính “chìa khóa” là đẩy mạnh quá trình xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh (ĐTTM), văn minh, hiện đại.Xây dựng đô thị thông minh là cơ sở để TP Thanh Hóa hướng đến phát triển bền vững và trở...

Ngọc Lặc tích cực thu hút đầu tư tạo việc làm cho người dân

Nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Ngọc Lặc tích cực triển khai các biện pháp cải cách hành chính, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp các dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.Nhà máy may của Công ty TNHH VietPan - Pacific Thanh Hóa tại thị trấn Ngọc Lặc tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động.Sau hơn 2 tháng...

Cùng tác giả

Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025, nhằm tạo ra một “đường ray” thu hút các đoàn tàu đưa du khách đến với xứ Thanh.Theo đó, trong số 150 sự kiện công bố tại hội nghị dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hóa, 25 sự kiện thể thao và...

Cán bộ đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi để tinh gọn bộ máy 

Chiều 26/12, thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để cơ quan, tổ chức thuận tiện hơn trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa.Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Thị Mười...

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

[Bản tin 18h] Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều...

26/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay (ngày 2 6 /1 2 ) sẽ gửi tới...

Thanh Hóa sắp xếp cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước, giảm gần 10 nghìn người

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Theo báo cáo tại hội nghị, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế, là địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, sáp...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất