Powered by Techcity

Nghề cá: Cần chung tay trách nhiệm

Lâu nay, chúng ta vẫn gọi nghề cá theo cách hiểu: biển là của mọi nhà, ai cũng được khai thác, mạnh ai nấy làm. Việc này làm phát sinh nhiều hệ lụy trong đánh bắt, làm ô nhiễm môi trường, suy kiệt nguồn thủy sản. Cần nghề cá trách nhiệm, tức ngư dân cần thay đổi hành vi với nghề cá bằng việc khai thác theo quy định, khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hướng đến khai thác bền vững.

Nghề cá: Cần chung tay trách nhiệmMột góc cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn).

Câu chuyện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, không phải câu chuyện giờ mới nói. Đây là nhiệm vụ được các cấp, các ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt từ nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, qua rà soát vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục, như: Còn nhiều tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và không giấy phép khai thác thủy sản). Việc giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng còn yếu kém. Công tác thực thi pháp luật, xác minh, xử lý các hành vi, vi phạm khai thác IUU còn hạn chế so với vụ việc vi phạm. Đặc biệt, vẫn còn nhiều tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình…

Để khắc phục những hạn chế trên, Ban Quản lý cảng cá Thanh Hóa đã huy động toàn bộ nhân lực xuống tận boong tàu, vào tận nhà dân để tuyên truyền cho các chủ tàu thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ông Lê Văn Hân, Cảng trưởng cảng Lạch Hới, một trong những người trực tiếp đến từng tàu, vào từng nhà dân để vận động, tuyên truyền bà con ngư dân cho biết, bản thân ông đã gặp không ít những tình huống chống chế của các ngư dân, nhưng khi nói về quy định, mức xử phạt nghiêm khắc từ lực lượng chức năng, và vì mục tiêu chung xóa ”thẻ vàng” hướng đến đánh bắt bền vững, lâu dài thì các chủ tàu mới lắng nghe, nhận thức rõ quy định của pháp luật.

Dọc tuyến cảng Lạch Hới, bên cạnh những tàu cá nằm bờ do không đảm bảo quy định, vẫn còn đó những con tàu khải hoàn trở về cập cảng. Đó là những con tàu lớn, hiện đại, có chiều dài lên tới 25 – 30m. Anh Nguyễn Văn Hiếu, chủ tàu số hiệu 92968-TS, cho biết: Quá trình hoạt động trên biển, các chủ tàu thường xuyên hỗ trợ nhau về tọa độ, ngư trường, cũng như việc tuân thủ các quy định về khai thác hải sản, không vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài. Trường hợp, phát hiện những tàu cá giã cào, tàu sử dụng mắt lưới nhỏ để đánh bắt theo hình thức tận diệt, không thân thiện với môi trường thì nhắc nhở, thậm chí báo cáo lực lượng chức năng để xử lý.

Còn với chủ tàu Nguyễn Đức Hải, ở phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) thì từ khi được phổ biến những quy định về phòng chống khai thác IUU, anh Hải đã bắt đầu với thói quen đi khai, về báo. Đồng thời, luôn trang bị cuốn ghi chép nhật ký đánh bắt, sản lượng để làm đối chiếu khi cơ quan chức năng kiểm tra. Việc ghi chép này giúp anh nắm được tình hình khai thác tăng hay giảm. Thay vì như trước đây, anh chỉ đưa cá vào cảng bán. Anh Hải hiểu rằng, nếu tiếp tục vi phạm khai thác IUU, ngư dân không chỉ làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước mà còn tự làm khó với chính “nồi cơm” của mình.

Theo Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hóa, nhiều giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu trong khai thác thủy sản đã, đang được triển khai. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến quy định trong hoạt động khai thác đánh bắt thì áp dụng các giải pháp mạnh tay như: tăng cường rà soát, thống kê các tàu cá “3 không”, gửi kết quả cho bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan để theo dõi, giám sát và quản lý nghiêm theo quy định. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm việc kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất bến, cập cảng đúng trình tự thủ tục. Lập biên bản làm việc và biên bản vi phạm hành chính đối với các tàu cá vi phạm gửi thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lực lượng chức năng xử lý theo quy định…

Có thể nói, mọi cố gắng, nỗ lực thời điểm này đều hướng đến việc giúp cho ngư dân thực thi tốt các quy định trong hoạt động đánh bắt của Luật Thủy sản, hướng đến tính chuyên nghiệp, bền vững của ngành nghề.

Bài và ảnh: Đình Giang

Nguồn

Cùng chủ đề

Tích cực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Nhằm tạo phong trào bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (NLTS) lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các biện pháp tái tạo phát triển NLTS tại các thủy vực tự nhiên nội địa, hồ chứa và vùng biển ven bờ của tỉnh.Các tổ chức phối hợp với huyện Nga Sơn thả tôm giống khu vực ven biển.Theo thống kê của ngành...

Tăng cường kiểm soát tàu cá trên biển

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 5, các lực lượng liên ngành của tỉnh đã tích cực phối hợp tuần tra, kiểm soát tàu cá và ngư dân hoạt động trên biển, ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác...

Chủ động phục vụ nước tưới cây trồng

Chi nhánh Thủy lợi Thạch Thành (thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu) được giao quản lý, khai thác, vận hành 12 hồ chứa nước, 1 đập dâng, 24 trạm bơm. Hệ thống công trình đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất, bảo đảm tưới cho gần 5.650ha cây trồng vụ chiêm xuân năm 2025, trong đó có 2.965ha lúa. Hiện chi nhánh đã phục vụ đủ nước cho nông dân trên địa bàn chăm sóc và...

Xử lý dứt điểm tàu cá “2 không”, “3 không”

Thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), các lực lượng chức năng của tỉnh cùng với địa phương ven biển đã tích cực tháo gỡ khó khăn cùng với ngư dân xử lý triệt để các tàu cá “2 không” (không đăng ký, không giấy phép), “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác).Các lực lượng chức năng huyện...

Hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 30/TB-VPCP ngày 25/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị lần thứ XII Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).Phấn đấu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững, hiệu quả.Thông báo nêu: Từ sau Hội nghị lần thứ XI Ban...

Cùng tác giả

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc

Hướng tới việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc. Qua đó, từng bước nâng cao dân trí, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, đẩy mạnh xây...

Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025

Sáng ngày 10/4/2025, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo (ĐBCG) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có...

Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân Thanh Hóa, Nghệ An không thuộc diện sáp nhập

Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.Bên cạnh diện tích tự nhiên, dân số, các tiêu chí khi sáp nhập cũng tính đến yếu tố về quốc phòng, an ninh, phát triển...

Thanh Hóa có 2 đơn vị được trao giải thưởng “Ngôi sao Hợp tác xã năm 2025” 

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thanh Hóa có 2 đơn vị được bình chọn, trao danh hiệu này.Kho vật tư sản xuất, kinh doanh của HTX Sản xuất, dịch vụ thương mại tổng hợp Chung Nghĩa (Hà Trung).Năm 2025, Ban Tổ chức đã lựa chọn 100 HTX tiêu biểu trên toàn quốc để trao giải, bao gồm: 55...

Cùng chuyên mục

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Thanh Hóa có 2 đơn vị được trao giải thưởng “Ngôi sao Hợp tác xã năm 2025” 

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thanh Hóa có 2 đơn vị được bình chọn, trao danh hiệu này.Kho vật tư sản xuất, kinh doanh của HTX Sản xuất, dịch vụ thương mại tổng hợp Chung Nghĩa (Hà Trung).Năm 2025, Ban Tổ chức đã lựa chọn 100 HTX tiêu biểu trên toàn quốc để trao giải, bao gồm: 55...

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn

Trước thực trạng tiến độ của một số dự án đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, trọng điểm của tỉnh còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, ngành nông nghiệp và môi trường đang tích cực phối hợp với chủ đầu tư và các địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án.Dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao...

Thanh Hóa đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng FTA Index 2024

Tại lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương tổ chức tại trụ sở Chính phủ diễn ra vào chiều 8/4, có 10 tỉnh, thành được xếp hàng dẫn đầu cả nước, trong đó Thanh Hóa đứng ở vị trí thứ 2.Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu khai mạc Lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index. Ảnh: BTCTheo...

Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp và Nhân dân

Ngày 8/4, Công ty Điện lực Thanh Hóa tổ chức Hội nghị cung ứng điện và dịch vụ điện lực năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị.Lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc; Hiệp hội Doanh...

Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (ANTT), nhất là cơ sở cho thuê lưu trú, karaoke, cơ sở bar, pub... cũng phát triển nhanh. Bên cạnh những mặt tích cực, các lĩnh vực này đã phát sinh và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về ANTT.Lực lượng công an kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều...

Phát triển ngành nghề tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn

Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thông qua việc khôi phục nghề truyền thống, du nhập, phát triển nghề mới. Đó là giải pháp mà nhiều địa phương đang thực hiện nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Qua đó, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo diện mạo mới vùng nông thôn.Nghề đan chao đèn lồng xã Hải Nhân (thị xã Nghi Sơn)...

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc

Nghề đánh bắt hải sản trên biển là kế sinh nhai, nguồn sống của ngư dân ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển, trong đó, có ngư dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, họ vươn khơi theo hai mùa khai thác chính, bao gồm vụ cá Bắc và vụ cá Nam, luân phiên nối tiếp theo sự chuyển mình của thiên nhiên, tập tính di cư của từng loài cá....

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa

Xác định truy xuất nguồn gốc (TXNG) là công cụ quan trọng nhằm minh bạch hóa thông tin sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực để tuyên truyền, phổ biến và từng bước đưa hoạt động TXNG đi...

Tín hiệu tích cực của ngành công nghiệp

Bước sang năm 2025, bức tranh kinh tế Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ khu vực công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ lực. Với đà phục hồi và tăng trưởng ổn định từ cuối năm 2024, nhiều sản phẩm có thế mạnh như: Sản xuất điện, thép, vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, chế biến nông - lâm sản... tiếp tục ghi dấu ấn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất