Powered by Techcity

Ngày hội quảng bá hàng hóa đặc trưng khu vực miền núi xứ Thanh

Đã trở thành hoạt động thường niên, UBND tỉnh Thanh Hóa đều tổ chức hội chợ thương mại riêng cho các huyện miền núi của tỉnh. Đây là dịp để đồng bào, các cơ sở sản xuất, chính quyền các huyện khó khăn và xa xôi nhất của tỉnh trưng bày, quảng bá sản phẩm và giao lưu học tập kinh nghiệm, phát triển giao thương.

Ngày hội quảng bá hàng hóa đặc trưng khu vực miền núi xứ Thanh

Người dân đến tham quan, mua sắm các sản phẩm từ khu vực miền núi của tỉnh tại Hội chợ Thương mại miền Tây Thanh Hóa 2023.

Từ chiều muộn ngày 15/12, khi chương trình khai mạc Hội chợ Thương mại miền Tây Thanh Hóa năm 2023 còn chưa diễn ra, sân vận động huyện miền núi Thạch Thành đã tấp nập bà con trong vùng đến tham quan, mua bán hàng hóa. Từ công tác tuyên truyền trước đó, nhiều người dân ở các xã cách trung tâm huyện cả chục cây số cũng nắm được thời gian tổ chức sự kiện nên háo hức tìm về. Chị Nguyễn Thị Thành, người dân xã Thành Hưng, sinh sống cách địa điểm tổ chức hội chợ hơn 5 km cũng đưa các con đến chung vui. “Chúng tôi là người dân miền núi, ít có dịp được dự một hội chợ bày bán và giới thiệu nhiều hàng hóa đến vậy. Có đến đây mới thấy được sự phát triển sản xuất của các huyện miền núi trong tỉnh phong phú đến thế. Không chỉ với mục đích mua sắm, mà tôi còn đưa các con đến trải nghiệm” – chị Thành bày tỏ.

Tại đây, các loại hàng hóa đặc trưng của khu vực 11 huyện miền núi xứ Thanh “trăm hoa đua nở”, bày bán giới thiệu rộng khắp đến đông đảo khách hàng. Từ các lâm – thổ sản như hạt dổi, hạt mắc khẻn, măng rừng đến những sản phẩm trồng trọt như khoai mán, hoa quả đặc trưng; hàng chục loại sản phẩm đồ gia dụng từ tre luồng, dao đi rừng đến các sản phẩm chăn nuôi như vịt Cổ Lũng, gà đồi, thịt trâu khô… tất cả đều được các huyện giới thiệu mang theo niềm tự hào bởi nó có tính đặc trưng và kết tinh cả văn hóa truyền thống của mỗi vùng rừng núi.

Ngày hội quảng bá hàng hóa đặc trưng khu vực miền núi xứ Thanh

Gian hàng trưng bày sản phẩm của huyện Lang Chánh.

Đại diện cho gian hàng huyện vùng biên Lang Chánh, chị Hà Thị Xem đến từ bản Vặn, xã Yên Thắng tự tin giới thiệu nhiều sản phẩm truyền thống địa phương như đũa luồng, hạt dổi, sản phẩm OCOP “Muối mắc khẻn Mường Đeng”. Theo chị, “Nếu không có hội chợ thương mại như thế này, chắc không có nhiều người biết đến những sản phẩm đặc trưng ở địa phương vùng sâu vùng xa như Yên Thắng. Qua hội chợ tương tự được tổ chức những năm trước, nhiều người đã biết đến nên sản phẩm địa phương ngày càng vươn xa. Nhiều khách hàng thấy được chất lượng các sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn như OCOP, có hạn sử dụng, mã vạch… nên có cái nhìn khác về sản phẩm của đồng bào vùng cao sản xuất. Từ đó, các cơ sở sản xuất địa phương có thể gửi bán online, phát triển thị trường sản phẩm với số lượng ngày càng lớn hơn”.

Sự kiện hội chợ lần này được UBND tỉnh tổ chức tại huyện Thạch Thành với quy mô 230 gian hàng của các địa phương, hiệp hội, làng nghề, các doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh; các doanh nghiệp đến từ các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La. Để tạo sự phong phú cho hội chợ, ban tổ chức cũng mời một số cơ sở sản xuất ở đồng bằng tham gia, trong đó có hàng chục sản phẩm nước mắm, hải sản khô, hải sản chế biến… Hội chợ được coi là dịp để tỉnh Thanh Hóa nói chung và 11 huyện miền núi của tỉnh nói riêng đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, lợi thế; giới thiệu các thành tựu kinh tế – xã hội, các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, có thế mạnh của địa phương; mở rộng giao lưu, liên kết, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ cùng phát triển giữa các ngành, đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh.

Loay hoay sắp xếp, giới thiệu sản phẩm đặc trưng như một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, ông Phạm Quang Đại, Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng của huyện Mường Lát bày tỏ sự tự hào với 3 sản phẩm OCOP vùng biên. Gạo nếp Cay Nọi, thịt trâu gác bếp, bí thơm Đồng Sa đều là sản phẩm của đồng bào Mông, Thái, đã vượt qua được quy mô sản xuất nhỏ lẻ và các quy chuẩn khác để trở thành hàng hóa. Đánh giá cao ý nghĩa của hội chợ lần này, người đại diện cho gian hàng của huyện xa và khó khăn nhất tỉnh, chia sẻ: “Được tỉnh và các ngành tạo điều kiện cho các huyện miền núi tham gia hội chợ, Mường Lát coi đây là cơ hội. UBND huyện hỗ trợ kinh phí, giao Phòng Kinh tế – Hạ tầng đưa nhiều hàng hóa tiềm năng đi giới thiệu. Đây là dịp thúc đẩy phát triển giao thương giữa các địa phương miền núi, tạo cầu nối giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Khi sản xuất được thúc đẩy phát triển, sẽ giải quyết thêm việc làm cho đồng bào, góp phần vào quá trình xóa đói, giảm nghèo của huyện chúng tôi”.

Ngày hội quảng bá hàng hóa đặc trưng khu vực miền núi xứ Thanh

Hội chợ Thương mại miền Tây Thanh Hóa năm 2023 là cơ hội giới thiệu sản phẩm cho các huyện miền núi của tỉnh.

Nhìn lại quá trình chuẩn bị, hiếm có sự kiện thương mại nội bộ cấp tỉnh nào lại được quan tâm như Hội chợ Thương mại miền Tây Thanh Hóa năm 2023 lần này. Ngay từ những tháng đầu năm, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị để thảo luận phương án, quy mô, địa điểm tổ chức. Ngày 7/6/2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 153 đưa ra chương trình cụ thể, giao nhiệm vụ cho từng sở ngành, đơn vị chủ nhà huyện Thạch Thành cũng như các địa phương miền núi triển khai các nhiệm vụ liên quan. Với gần 1 năm lên kế hoạch và chuẩn bị cũng phần nào cho thấy UBND tỉnh xác định tầm quan trọng của sự kiện. Đây chính là cơ hội tốt để các huyện miền núi của tỉnh tranh thủ quảng bá tiềm năng, lợi thế, những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, kêu gọi liên kết sản xuất, thu hút đầu tư…

Phát biểu tại lễ khai mạc hội chợ, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi khẳng định: “Khu vực miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa có vị trí, vai trò chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh không chỉ đối với tỉnh Thanh Hóa, mà còn đối với cả khu vực và quốc gia. Chính vì vậy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn dành nhiều sự quan tâm đến phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm”.

Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIX cũng lựa chọn Chương trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa là một trong 6 chương trình trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội. UBND tỉnh cũng đã ban hành các Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025 và Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của các địa phương khu vực miền núi đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm; đến năm 2025, xây dựng thương hiệu các sản phẩm, hàng hóa đặc trưng, đặc sản, có tiềm năng, lợi thế của các địa phương miền núi, đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng để đưa vào hệ thống phân phối trong tỉnh, trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Ngày hội quảng bá hàng hóa đặc trưng khu vực miền núi xứ Thanh

Hội chợ lần này hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại gắn với quy mô, đặc điểm sản xuất, kinh doanh của các địa phương khu vực miền núi, từng bước thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tế – xã hội, thu nhập và mức sống của Nhân dân các địa phương miền núi với các địa phương thành thị và đồng bằng; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Hàng trăm sản phẩm hàng hóa là thành tựu sản xuất của khu vực miền núi được trưng bày, giới thiệu đến ngày 20/12/2023. Cùng với các hoạt động tại hội chợ, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh việc kết nối, giao lưu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, xem việc tổ chức kênh phân phối hàng hóa ở khu vực miền núi là một biện pháp lâu dài và hữu hiệu nhằm khắc phục khó khăn, vươn lên, phát triển, với tinh thần tự lực, tự cường, hướng tới tự chủ.

Nhóm PV

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Góp ý, hoàn thiện các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông...

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung, sửa đổi, làm rõ quy định về hoạt động vận tải; nâng cao điều kiện tiêu chuẩn về trình độ của giáo viên dạy lái xe; làm rõ quy định về phân cấp quản lý đường bộ.Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các tỉnh, thành trong cả nước.Sáng 8/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã...

Đại hội đại biểu lần thứ IV Hội Cựu giáo chức tỉnh Thanh Hóa

Sáng 8/11, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, Hội Cựu giáo chức (CGC) tỉnh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029.Toàn cảnh đại hội.Dự đại hội có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội CGC; lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng 116 đại biểu đại diện cho gần 2 vạn hội viên...

Phối hợp chuẩn bị khẩn trương, chu đáo cho Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Sáng 8/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và phối hợp tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Cùng tác giả

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

[Góc nhìn]: Lại cháy!

(Baothanhhoa.vn) - Lại cháy! Không ai muốn nghe điều này cả, nhưng rồi nó vẫn xảy ra. Các bạn đang theo dõi một Góc nhìn tiếp theo về cháy của Báo Thanh Hóa Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/goc-nhin-lai-chay-229805.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 9/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 9/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-9-11-2024-229869.htm

Khởi tranh Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới, Trưởng Ban Tổ chức giải Nguyễn Minh Đức; Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Nguyễn Nam Hải; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trưởng đoàn, huấn luyện viên và gần 400 vận động viên. T  oàn cảnh lễ khai mạc....

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Cùng chuyên mục

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

Vừa qua, đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do ông Vũ Thế Nam - Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) về việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp theo chương trình mục tiêu giai đoạn 2021-2025.Toàn cảnh buổi làm việc.Trọng tâm là nêu rõ việc...

Đáp ứng nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án

Trước tình hình nguồn cung vật liệu xây dựng (VLXD) khan hiếm, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng, khai thác cung ứng VLXD cho các dự án, công trình lớn, trọng điểm trên địa bàn.Thực hiện khai thác vật liệu xây dựng ở mỏ đá của Công ty TNHH Hoàng Tuấn...

Thu hút khách từ thị trường các tỉnh Tây Bắc đến với Thanh Hóa bằng lợi thế và sự khác biệt

Một trong những mục tiêu của “ngành công nghiệp không khói” Thanh Hóa là đưa các tỉnh Tây Bắc trở thành thị trường khách quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách. Theo đó, nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đến thị trường này đã và đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả.Đoàn famtrip các tỉnh Tây Bắc khảo sát tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (tháng 3/2024).Các tỉnh...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất công nghiệp

Ngày 6/11, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - thương mại.Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, Ban...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất