Powered by Techcity

Ngành chăn nuôi vượt khó

Năm 2023, khó khăn “bủa vây” ngành chăn nuôi. Giá các sản phẩm chăn nuôi chủ lực như lợn, gà, bò… bán ra thấp, giá thức ăn chăn nuôi vẫn đang ở mức cao… Tuy nhiên, với sự nỗ lực để duy trì sản xuất, ngành chăn nuôi đã thích ứng linh hoạt, tìm cơ hội vượt qua khó khăn.

Ngành chăn nuôi vượt khóTrang trại chăn nuôi gà ở xã Nga Bạch (Nga Sơn).

Trước sự ảnh hưởng chung của thị trường tiêu thụ cả nước, những tháng đầu năm 2023, giá lợn hơi giảm sâu khoảng 35% so với thời điểm trước đó, cùng giá các loại thực phẩm như gà, trứng, thịt bò… cũng ở mức thấp so với giá thành sản xuất. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao do 70% nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu, khiến nhiều trang trại, gia trại phải giảm đàn để tránh thua lỗ. Trong năm, ở nhiều tỉnh, dịch bệnh trên đàn vật nuôi gia tăng mạnh trong những tháng cuối năm như cúm gia cầm, viêm da nổi cục trên trâu bò, dại…, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát, trong đó có 4 tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa là Ninh Bình, Nghệ An, Sơn La, Hòa Bình, đe dọa đến phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Với những khó khăn, thách thức đặt ra, ngành nông nghiệp đã đồng hành cùng người chăn nuôi để tìm ra các giải pháp duy trì sản xuất, hạn chế rủi ro. Đồng thời, kịp thời tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên tái đàn, tăng đàn ồ ạt, theo dõi giá cả thị trường để đầu tư phù hợp, chủ động liên kết với cơ sở chăn nuôi có uy tín, các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Trước tình hình về dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC), ngành đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các địa phương nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phân công lực lượng giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm nếu có dịch bệnh xảy ra, kiên quyết không để lây lan ra diện rộng.

Ngành chăn nuôi vượt khóTrang trại chăn nuôi gà quy mô lớn tại xã Quý Lộc (Yên Định).

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cũng cùng các địa phương, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, xây dựng được 107 cơ sở chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ. Công tác kiểm dịch động vật, quản lý vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật luôn được đẩy mạnh thực hiện; công tác tiêm phòng vắc-xin đạt 100% kế hoạch, thuộc tốp đầu cả nước. Năm 2023 là năm thứ 11, tỉnh không để bùng phát dịch bệnh trên diện rộng; nhất là bao vây dập tắt kịp thời bệnh dại, công bố hết dịch chỉ sau 21 ngày. Từ đó, góp phần ổn định tổng đàn GSGC toàn tỉnh, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước với 26,5 triệu con gia cầm, 1,3 triệu con lợn, 455.000 con trâu, bò; sản phẩm chăn nuôi thịt hơi các loại đạt 292 nghìn tấn.

Để chăn nuôi phát triển bền vững, 72 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi đã tiếp tục đầu tư hình thành, phát triển các chuỗi chăn nuôi lợn, gia cầm, trâu, bò theo hình thức gia công đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi khi tham gia. Bên cạnh đó, nhờ công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư của tỉnh, hiện Thanh Hóa là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi với 37 dự án chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, với công suất mỗi năm 84 nghìn lợn nái, 1,2 triệu lợn thương phẩm, 59 nghìn vịt giống, 4,7 triệu gà thương phẩm… Tại các địa phương, công tác xây dựng vùng chăn nuôi tập trung cũng được chú trọng thực hiện, người dân cũng đã có ý thức trong công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi, mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng kín, máng ăn, uống tự động, đệm lót sinh học, sử dụng công nghệ xử lý chất thải, áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi VietGAHP…

Năm 2024, ngành nông nghiệp nhận định tình hình dịch bệnh GSGC, động vật, thủy sản cùng với một số bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người đang lưu hành sẽ có chiều hướng gia tăng, diễn biến rất phức tạp. Tuy Thanh Hóa có tổng đàn GSGC lớn nhưng quy mô chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Giá nguyên vật liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trong thời gian tới chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”; suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ kéo theo sức tiêu thụ giảm, giá các sản phẩm chăn nuôi biến động, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất chăn nuôi trong thời gian tới.

Tuy thách thức, khó khăn vẫn chờ phía trước, nhưng đây có thể xem là cơ hội để ngành nông nghiệp phát huy những thế mạnh trong chỉ đạo, quản lý để khai thác tiềm năng phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, năm 2024, ngành đã đặt ra mục tiêu, chú trọng phát triển chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị; hỗ trợ chăn nuôi trang trại, gia trại thân thiện với môi trường; tạo sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Bài và ảnh: Lê Ngọc

Nguồn

Cùng chủ đề

Chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Trong điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp và đòi hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao của thị trường, việc đổi mới phương thức chăn nuôi và tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị là một trong những giải pháp mà ngành nông nghiệp, người chăn nuôi tỉnh ta đang hướng tới. Đây được cho là giải pháp ổn định và lâu...

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật những tháng cuối năm

Những ngày này, người chăn nuôi tại các địa phương đang tích cực chăm sóc đàn gia súc, gia cầm (GSGC) để chuẩn bị xuất bán phục vụ thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025. Để hạn chế rủi ro trong sản xuất, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi chủ động thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.Người dân xã Minh Tiến (Ngọc Lặc)...

Phân bổ hơn 16.332 lít hoá chất sát trùng thực hiện “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch...

Theo Kế hoạch số 185/KH-UBND, ngày 30/8/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa, “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm” trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2024 diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2024. Cùng với đó, thời điểm này do ảnh hưởng của mưa, bão nên môi trường chăn nuôi bị ảnh hưởng, tiềm ẩn nguy cơ truyền nhiễm một số mầm bệnh nguy...

Nữ nông dân nuôi “vàng trắng” được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024  

Bà Nguyễn Thị Biên ở thôn Quang Trung, xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa) được nhiều người biết đến với nghề nuôi ngao. Gắn bó cùng nghề trên 20 năm, bà Biên được người dân trong vùng ví như người chăn nuôi, khai thác và gìn giữ, tái tạo môi trường sống của loài nhuyễn thể này. Với ý nghĩa đó, bà Nguyễn Thị Biên là nông dân của tỉnh Thanh Hóa được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất...

Tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt, không để xảy ra ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng trên địa bàn cả nước, nguy cơ dịch bệnh vẫn có thể xảy ra nếu không được quan tâm phòng, chống kịp thời.Người dân xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) thực hiện nghiêm túc công tác tiêm phòng...

Cùng tác giả

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Cùng chuyên mục

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Đề xuất những giải pháp căn cơ, toàn diện để nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tại chương trình làm việc với đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc do ông Lương Minh Thanh, Phó Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã đề xuất nhiều giải pháp mang tính căn cơ nhằm nâng cấp, bảo đảm vận hành hệ thống lưới điện địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Trong 2 ngày 21 và 22/11/2024, đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do...

BIDV Bỉm Sơn tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024

Ngày 23/11, tại TP Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn) tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tri ân – Hành trình gắn kết”. Đây là dịp để BIDV Bỉm Sơn bày tỏ những tình cảm đối với sự cộng tác của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng là dịp để các doanh nghiệp tiếp tục có những đề...

Cầu nối phát triển kinh tế và đổi mới của xã biên giới Tam Lư

23/11/2024 14:50 (Baothanhhoa.vn) - Chương trình OCOP là một trong những động lực quan trọng giúp xã...

Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Thường Xuân là đơn vị được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và sử dụng 13.214,14ha rừng, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ. Diện tích được giao quản lý rộng, tách biệt 2 khu vực phía Tây và phía Nam thuộc 9 xã của huyện Thường Xuân.Người dân xã Luận Khê (Thường Xuân) chăm sóc cây hoài sơn.Để quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, BQLRPH...

Nơi biến thời gian nông nhàn thành giá trị kinh tế

Hợp tác xã (HTX) Tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc, nằm tại xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, là một mô hình kinh tế nổi bật, không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mà còn tạo ra những giá trị xã hội và kinh tế hiệu quả, ý nghĩa.Với việc tập trung vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như đan lát, chế biến sản phẩm thủ công, HTX Tiểu thủ công...

Đồn Biên phòng Hải Hòa tuyên truyền chống khai thác IUU

Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho ngư dân về khai thác thủy sản theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, vùng biển quốc tế, thời gian qua Đồn Biên phòng Hải Hòa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) luôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về...

Thành hoàng làng Chu Văn Lương

Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.Bên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh LộcTheo các tài liệu lưu giữ, Thành hoàng làng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất