Powered by Techcity

Nét văn hóa xứ Thanh qua những chợ truyền thống

Có ý kiến cho rằng, khi muốn tìm hiểu về đất và người nơi mình ghé thăm, thì hãy ra chợ. Chợ không đơn thuần chỉ là nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa, mà còn là “bức tranh” phản ánh nhiều mặt của đời sống. Ở xứ Thanh, có những chợ truyền thống chỉ nhắc đến tên thôi, đã đủ “định danh” cho cả một vùng.

Nét văn hóa xứ Thanh qua những chợ truyền thốngChợ Bái Thượng bên dòng sông Chu một thuở từng là một trong những trung tâm mua, bán nông – lâm sản lớn nhất xứ Thanh.

Nằm bên sông Chu, chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân) có lịch sử hình thành trên 100 năm, từng giữ vai trò là một trong những trung tâm mua bán nông, lâm sản lớn nhất xứ Thanh một thời.

Nằm ở vị thế đắc địa – kề sông, lại là “cửa ngõ” đi các huyện miền Tây xứ Thanh, chợ Bái Thượng buổi ban đầu thành lập mới chỉ tập hợp một vài nhà buôn nhỏ và thợ thủ công ở nhiều nơi khác đến. Sau đó, nhờ giao thông đường thủy thuận lợi, chợ Bái Thượng “tỏa” ảnh hưởng đến nhiều vùng phụ cận như Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân…

Và rất nhanh sau đó, chợ Bái Thượng sầm uất với đủ loại hàng hòa từ miền xuôi đưa lên, miền ngược đưa xuống. Trong đó, nổi bật là các mặt hàng nông, lâm sản (thóc, gạo, bông, tơ tằm, luồng, gỗ, song mây…). Hoạt động giao thương tại chợ cũng không còn “bó hẹp” chỉ ở người địa phương và vùng lân cận mà cả tỉnh ngoài, thậm chí là người nước ngoài. “Các lái buôn Hoa kiều hay người tỉnh lỵ và xứ Bắc đến đây mua hàng rất đông. Bến sông thuyền bè đậu kín đôi bờ với người mua, người bán thật tấp nập. Bái Thượng có nhiều nhà tầng kiên cố kiểu Pháp mọc lên, rồi những hiệu bánh kẹo, hàng phở, vàng bạc, hàng hương, vàng mã, lò rèn ra đời… Các nhà thầu người Hoa, người Việt suốt ngày bận bịu với việc thu mua nông, lâm sản để chuyển ra Bắc Kỳ” (sách Lịch sử xã Xuân Bái). Và nhờ đó, đã từng bước hình thành nên “sắc vóc” một phố Bái Thượng sôi động, phát triển cho đến ngày nay.

Chợ Bái Thượng là một trong những chợ truyền thống điển hình cho sự giao thương buôn bán giữa người miền xuôi với miền ngược. Cuộc sống ngày càng phát triển, mỗi làng mỗi xã đều có chợ, sự sầm uất “trên bến dưới thuyền” của chợ Bái Thượng dẫu không còn, song cho đến nay chợ Bái Thượng vẫn được xem là chợ trung tâm – điểm trung chuyển các mặt hàng của khu vực cuối huyện Thọ Xuân với các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc.

Chủ tịch UBND xã Xuân Bái Phạm Ngọc Tới, cho biết: “Có lịch sử hình thành hơn một thế kỷ, chợ Bái Thượng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của vùng đất Xuân Bái. Được sự đầu tư, nâng cấp, chợ Bái Thượng hiện nay có diện tích trên 2.800m2 với đa dạng các sản phẩm hàng hóa vẫn là địa chỉ buôn bán, trao đổi hàng hóa được nhiều tiểu thương và người dân tìm về”.

Và có lẽ, ở đâu có người, có nhu cầu trao đổi, ở đó có chợ. Ngược ngàn lên với huyện miền núi cao nhất, xa nhất của xứ Thanh, du khách sẽ được trải nghiệm xúc cảm “đi chợ trong sương”. Là chợ phiên Nhi Sơn (Mường Lát) mỗi tháng chỉ họp một lần vào ngày 15. Như một lời “ước hẹn”, bất kể mùa đông hay hè, đến ngày họp chợ, từ tờ mờ sáng người dân từ mọi nẻo đường đã vượt núi, băng đèo theo chân nhau về họp chợ, vui chơi, thậm chí chỉ để gặp gỡ nhau sau nhiều ngày xa cách. Phải chăng vì thế, mà người ta gọi chợ Nhi Sơn là phiên chợ tình.

Về chợ Nhi Sơn, đồng bào các dân tộc mang theo bất kể thứ gì có thể trao đổi. Là vài cân gừng được đào trong vườn nhà, dăm túi ớt nhỏ, mươi bó rau cải còn đẫm hơi sương; rồi cả những gói xôi nếp mang sắc màu của lá rừng, dăm loại bánh làm thủ công đơn giản; rồi những quần áo, vải vóc màu sắc sặc sỡ được dệt thủ công… Người ta đến chợ với sự háo hức, mong chờ.

Anh Lý Seo Phì – một tiểu thương ở đây chia sẻ: “Chợ Nhi Sơn đông nhất, vui nhất là phiên tháng 11, 12. Đó là thời điểm mà người dân đi làm ăn xa ở các nơi trở về nên đi chợ rất đông, người bán người mua tấp nập, thậm chí đến chợ còn phải chen chân”. Nếu có dịp, hãy một lần đi chợ phiên Nhi Sơn, mỗi người chắc chắn sẽ có nhiều xúc cảm về một phiên chợ đặc sắc nơi “cổng trời” Mường Lát.

Khách phương xa khi về với Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) hẳn sẽ không dừng lại ở sự ái mộ với truyền thống học hành, khoa bảng, mà còn ấn tượng trước chợ Quăng quy mô, từng một thuở được liệt vào danh sách những chợ lớn bậc nhất của tỉnh Thanh.

“Chợ Quăng mang dáng dấp phố xá… chợ chia làm nhiều khu, mỗi khu dành cho một số mặt hàng. Khu vải vóc, khu hàng xén, khu thóc gạo, trầu cau, khu thực phẩm, khu chuyên sản xuất và bán nông cụ. Ở phía Bắc khu chợ chính có chợ bán gia súc gọi là chợ trâu bò, họp trên khu đất rộng… Ở Hoằng Bột (tên gọi Hoằng Lộc trước đây – PV) từ xưa đã hình thành một lớp người buôn bán… Trong số người đi buôn, có không ít các bà vợ những ông đồ, ông cống chấp nhận cảnh vất vả, đòn gánh đè vai, để nuôi chồng, nuôi con ăn học” (sách Hoằng Lộc đất hiếu học).

Theo Ngọc phả, chợ Quăng có từ thời Lý, có tên chữ là “Thiên Quan thị”, tên chợ được cho là gắn liền với câu chuyện về danh tướng Nguyễn Tuyên đã có công phò giúp vua nhà Lý đánh giặc?! Trải qua nghìn năm với những lần thay đổi địa điểm họp chợ song không vì thế mà tên chợ đổi thay. Và không đơn thuần là nơi giao thương buôn bán – chợ Quăng còn được ví như “địa chỉ văn hóa” hấp dẫn khách muôn phương.

Nét văn hóa xứ Thanh qua những chợ truyền thốngNgười dân Mường Lát đi chợ phiên Nhi Sơn.

Dù cùng là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa song mỗi chợ truyền thống lại mang “vẻ đẹp” riêng. Và có phải chúng ta đã từng tự hỏi, chợ truyền thống có từ bao giờ? Theo sách Chợ truyền thống Việt Nam qua tư liệu văn bia: “Lẽ tự nhiên, trong sinh hoạt đời sống, khi con người có nhu cầu trao đổi hàng hóa, tất yếu sẽ nảy sinh những địa điểm tụ họp để mọi người có điều kiện gặp gỡ giao lưu và trao đổi hàng hóa. Những địa điểm tụ họp đó có thể to, có thể nhỏ, nhưng phải thỏa mãn yêu cầu là một địa điểm công cộng thuận tiện nhất trong vùng. Cứ thế, trải qua năm tháng, sinh hoạt, giao lưu hàng hóa diễn ra thành lệ, được mọi người gọi là chợ. Tuy nhiên, chợ truyền thống Việt Nam thời cổ, trung đại có từ bao giờ, thì chưa thể xác định được thời điểm chính xác”.

Còn theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Ngày 6 tháng 10 (mùa đông) năm Hồng Đức thứ 8 (1477) có định lệ mở chợ mới. Ra sắc chỉ rằng, sinh dân các huyện, châu, xã ở các xứ trong nước mỗi ngày một đông, nếu muốn mở thêm chợ mới để tiện mua bán thì quan phủ, huyện, châu phải khám xét thực tế, nếu quả là tiện lợi cho dân thì làm bản tâu lên, cho theo tiện lợi mà họp chợ”.

Trải qua thời gian với những biến thiên, chợ truyền thống cũng vì thế mà thay đổi phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của đời sống, thậm chí phải “cạnh tranh” với nhiều loại hình kinh doanh khác. Dẫu vậy, không phải vì thế mà chợ truyền thống mất đi vai trò – vị thế đã được “tạo dựng” xuyên suốt những thế kỷ.

Nhà nghiên cứu Hoàng Minh Tường trong sách Về miền du lịch xứ Thanh, nhìn nhận: “Chợ tiêu biểu ở các vùng miền xứ Thanh không chỉ là chợ giao thương, chợ văn hóa của một thời đã qua, mà những mỹ tục ấy mãi còn sức sống trường tồn, được người xưa tạo dựng, gìn giữ, trao truyền và được các thế hệ thực hành cho đến hôm nay, đã và đang phát huy giá trị, trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch trên quê hương Thanh Hóa”.

Bài và ảnh: Khánh Lộc

Nguồn

Cùng chủ đề

Lan tỏa tinh thần nhân văn, nhân ái

Chính sách phải hướng đến người dân, hay lấy người dân là trung tâm của việc xây dựng và thực thi các chính sách an sinh xã hội - là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, xây dựng nhà ở cho các đối tượng yếu thế là chính sách hết sức nhân văn, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vừa khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần “Tương thân...

Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”

Trồng rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững. Dẫu vậy, việc phát triển rừng gỗ lớn tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ từ nguồn vốn đến khoa học - kỹ thuật thâm canh rừng trồng cho các chủ rừng.Cần tăng cường, đẩy...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Chợ truyền thống thích ứng thời kỳ công nghệ số

Kinh doanh thương mại điện tử cùng với sự bùng nổ của các siêu thị đã khiến cho hoạt động kinh doanh tại các chợ truyền thống rơi vào tình trạng khó khăn, vắng khách. Để bắt nhịp với xu thế mới, những tiểu thương kinh doanh tại các chợ truyền thống đang từng bước thay đổi, tiếp cận thêm với các nền tảng công nghệ để thu hút khách hàng.Tiểu thương kinh doanh tại chợ Mạ, xã Định...

Cùng tác giả

Bức tranh kinh tế – xã hội nhiều gam màu sáng

Khép lại năm 2024 với con số ấn tượng: 31/31 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền TP Sầm Sơn; đồng thời, cũng cho thấy một bức tranh kinh tế - xã hội với nhiều gam màu tươi sáng.Diện mạo đô thị du lịch biển Sầm Sơn.TP Sầm Sơn bước vào thực hiện các...

Ngành nông nghiệp sẵn sàng phát huy lợi thế cùng với đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 27/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.Các đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT dự và chủ trì hội nghị; lãnh đạo các bộ, ban,...

Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn hoàn thành diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm...

Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) vừa phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn tập PCCC&CNCH tại đơn vị.Phổ biến, quán triệt phương án diễn tập PCCC & CNCH.Lãnh đạo và các thành viên đội PCCC cơ sở, cán bộ an toàn của TSHPCo đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa...

Chuẩn bị tốt các điều kiện để nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa

Sáng 27/12, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa đã có buổi làm việc với TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn về tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

Đẩy mạnh phát triển thương mại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Chiều 27/12, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình phát triển thương mại tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2021-2025 nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các khu vực này, tạo nền tảng phát triển bền vững và nâng cao...

Cùng chuyên mục

Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025, nhằm tạo ra một “đường ray” thu hút các đoàn tàu đưa du khách đến với xứ Thanh.Theo đó, trong số 150 sự kiện công bố tại hội nghị dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hóa, 25 sự kiện thể thao và...

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Du lịch Thanh Hóa có gì hút khách trong tháng cuối cùng của năm?

Từ trung tuần tháng 12, không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2024.Lễ thắp sáng cây thông Noel...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch đã, đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách. Trong đó, trọng tâm là hướng đến các thị trường có nguồn khách lớn, với mức tăng trưởng nhanh trong nước và quốc tế.Quảng bá du lịch Thanh Hóa tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024.Năm 2024, du lịch là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Gặp mặt cán bộ quân đội, công an nghỉ hưu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Sáng 19/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu, Anh hùng lực LLVT Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất