Powered by Techcity

Nâng tầm giá trị lịch sử Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh


Nếu Thành Nhà Hồ là kinh đô – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự của nước ta dưới triều Hồ, thì Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là một vùng đất thiêng, là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị liệt tổ, liệt tông, hoàng đế, hoàng hậu nhà Lê, cũng chính là “kinh đô tưởng niệm” – nơi hậu thế ngưỡng vọng, tri ân công đức tiền nhân. Và là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử hào hùng chống quân xâm lược và xây dựng quốc gia Đại Việt.

Nâng tầm giá trị lịch sử Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Nét đẹp cổ kính của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Giữa bao la, mênh mông của núi đồi, với bạt ngàn màu xanh bát ngát của mía, ngô, sắn, lúa, lạc, khoai trên những cánh đồng tít tắp thẳng cánh cò bay, Thọ Xuân được ví như một bức tranh sơn thủy hữu tình của tạo hóa ban tặng. Với cấu trúc địa lý một cách hài hòa giữa núi non, ruộng đồng, sông suối, lại ẩn chứa trong nhiều huyền thoại, đặc sắc nhất là “cố đô Lam Kinh” đầy tính sử thi và hùng tráng.

Riêng Lam Kinh được bao phủ bởi “không gian trữ tình” của tạo hóa, những ngọn núi trập trùng, đại ngàn xanh rì, cổ thụ cao niên to tướng cùng với tiếng chim hót và dòng nước chảy róc rách. Nơi còn lưu giữ nét đẹp của không gian Việt với “cây đa, giếng nước, sân đình”, bên phải sân Rồng có cây đa thị. Thành điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng nam và nhìn ra sông Chu – có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây.

Đặc biệt, đường dẫn vào hoàng thành có một con sông tên là “sông Ngọc” được ví như “dòng sông của lịch sử”. Dòng chảy này bắt nguồn từ Tây Hồ, vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách Hoàng Việt dư địa chí, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn đẹp.

Cùng hơn 200 di tích văn hóa lịch sử của một vùng “đất cổ” thiêng liêng, quê hương phát tích của triều đại nhà Lê, đã ngự trị ngai vàng, giữ vững “quốc thái dân an”, “xã tắc thanh bình” đến 362 năm, qua 26 đời vua Lê.

Nâng tầm giá trị lịch sử Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Giếng cổ trong Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Nhận thấy tiềm năng dồi dào, phong phú có thể phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch danh lam thắng cảnh tại Thanh Hóa. Và rồi LAMORI Resort & Spa được khai sinh ở “cái nôi di sản”, dần chắp cánh ước mơ, nâng tầm hoài bão phát triển ngành “công nghiệp không khói” tỉnh nhà sang trang mới. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, với nắng núi, mưa ngàn thì nay hình ảnh, dáng dấp, khí chất một thời của vùng đất Lam Kinh cổ kính được tái hiện phần nào một cách sống động, chân thực gói trọn trong LAMORI Resort & Spa.

Nâng tầm giá trị lịch sử Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Khung cảnh thanh bình bên bờ Hồ Vua Lê.

Công trình này không chỉ là cách làm du lịch thuần túy, đây được xem là kiệt tác nghệ thuật “vị nhân sinh” hàm chứa những giá trị giáo dục, ý nghĩa nhân văn gắn liền với bản sắc văn hóa đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân sở tại. Vị trí nằm giáp với tuyến tỉnh lộ 506, cách Cảng hàng không Thọ Xuân 11 km và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh khoảng 1,5 km thích hợp liên kết chuỗi các điểm du lịch lân cận, thu hút khách chọn đây làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn trong suốt hành trình về miền di sản Lam Kinh.

Nâng tầm giá trị lịch sử Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Thiết kế mở – kết nối với thiên nhiên.

LAMORI Resort & Spa có tổng vốn đầu tư lên đến 1.400 tỷ đồng với đa dạng các hạng phòng từ khách sạn cao tầng, cho đến hơn 102 căn Bungalow đẳng cấp, biệt lập trong đó có “Bungalow trong lòng núi” tuy mới nổi nhưng độc lạ, thu hút sự hiếu kỳ của du khách. Mỗi hạng mục công trình thuộc LAMORI Resort & Spa đều mang sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tư duy theo hơi hướng văn hóa truyền thống vừa cầu kỳ, vừa tinh tế, vừa hoa mỹ.

Nâng tầm giá trị lịch sử Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Nét hiện đại chuẩn sang trọng.

Đánh trọng tâm vào phân khúc nghỉ dưỡng hạng sang, tác phong phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện, lịch sự, tận tâm, tỉ mỉ trong mọi chi tiết. Được biết nguồn nhân lực nhà LAMORI được đào tạo, huấn luyện theo nguyên tắc, quy chuẩn 5 sao, đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ đỉnh cao, tạo ấn tượng khó quên cho du khách.

Nếu như di sản vật thể Lam Kinh là chứng nhân lịch sử về quá trình tranh đấu để dựng xây và phát triển của vùng đất, thì LAMORI được ví như “sợi dây” gắn kết con người với quá khứ vàng son một thuở. Từ đó, mang đến một luồng sinh khí mới, sức sống mới kỳ vọng du lịch Thanh Hóa sẽ trở thành “thỏi nam châm” cực hút khách trong tương lai.

Ngọc Diệp



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/nang-tam-gia-tri-lich-su-di-tich-quoc-gia-dac-biet-lam-kinh-223302.htm

Cùng chủ đề

Trên đường ta đi tới…

Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong khí thế, dòng chảy chung ấy, Thanh Hóa đã và đang tiếp tục kiến tạo thế và lực, chuyển hóa mạnh mẽ về “chất” sau khi đã tích đủ “lượng”. Với sứ mệnh “đi trước mở đường”, phát triển hạ tầng giao thông là mở ra con đường vươn tới tương lai...Tuyến đường Vạn Thiện đi Bến En...

Mở Đường (Bài 2): Một vòng xứ Thanh qua những tuyến đường động lực, kết nối

Đầu tư xây dựng những con đường động lực, kết nối là cách mà tỉnh Thanh Hóa khai phá tiềm năng, lợi thế, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mới, phát triển bền vững, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Nhà thầu gấp rút thi công DA tuyến đường nối cao tốc Bắc - Nam, QL 1A đi Cảng Nghi Sơn. Ảnh: Thảo LinhTừ “trái tim Nghi Sơn”...

[Bản tin 18h] Khoảng 8.200 tỷ đồng đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân

Những thông tin đáng chú ý: Khoảng 8.200 tỷ đồng đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân; Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “TP Thanh Hóa xưa và nay”; Thưởng tết năm 2025 ở Thanh Hóa tiệm cận nhiều doanh nghiệp lớn trong toàn quốc; Trái đất có thể phải đối mặt với siêu bão Mặt trời mạnh hơn hàng tỷ quả bom nguyên tử...BTH Nguồn: https://baothanhhoa.vn/ban-tin-18h-khoang-8-200-ty-dong-dau-tu-nang-cap-cang-hang-khong-tho-xuan-233840.htm

Đầu tư khoảng 8.200 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng Cảng hàng không Thọ Xuân

Chiều 17/12, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để cho ý kiến vào Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không (CHK) Thọ Xuân và một số nội dung quan trọng khác.Đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.Đồng chí Lại Thế...

“Đầu tàu” kết nối, trung tâm động lực phát triển của tỉnh

Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định: “TP Thanh Hóa đóng vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, một “đầu tàu” đưa tỉnh Thanh Hóa thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị”. Để thực hiện “sứ mệnh” quan trọng này, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, TP...

Cùng tác giả

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

[Bản tin 18h] Từ năm 2025, xét công nhận tốt nghiệp THPT kết hợp học bạ và kết quả thi theo tỷ lệ 50-50

25/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thống nhất mức trích chi phí quản...

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Đón nhận di sản văn hóa phi...

Ghi nhận quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định trong thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, ngày 7/11/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Theo đó, Yên Định là huyện thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn...

Cùng chuyên mục

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Du lịch Thanh Hóa có gì hút khách trong tháng cuối cùng của năm?

Từ trung tuần tháng 12, không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2024.Lễ thắp sáng cây thông Noel...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch đã, đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách. Trong đó, trọng tâm là hướng đến các thị trường có nguồn khách lớn, với mức tăng trưởng nhanh trong nước và quốc tế.Quảng bá du lịch Thanh Hóa tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024.Năm 2024, du lịch là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Gặp mặt cán bộ quân đội, công an nghỉ hưu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Sáng 19/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu, Anh hùng lực LLVT Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các...

Đọc sách cũ trong thời đại số

Khi mà sách, báo điện tử ngày càng lên ngôi, nhiều người vẫn giữ thói quen đọc và sưu tầm sách, báo cũ. Với họ, đây vừa là niềm vui, cũng là một nét đẹp văn hóa rất riêng giữa “nhịp sống số”.Nhiều cuốn sách và tài liệu quý đã nhuốm màu thời gian được gìn giữ cẩn thận tại Thư viện Hà Duyên Đạt.Thư viện Hà Duyên Đạt của gia đình ông Hà Duyên Sơn ở xã Xuân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất