Powered by Techcity

Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân vùng biển

Thời gian qua, các cấp, ngành, các địa phương ven biển trong tỉnh đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, đồng bộ để xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa, tổ chức các lễ hội truyền thống gắn liền với ngư dân vùng biển… Từ đó, tạo điều kiện cho người dân vùng biển được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, thúc đẩy việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong Nhân dân.

Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân vùng biểnNhà văn hóa thôn Hưng Phú, xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) được đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân.

Qua trao đổi với ông Hoàng Văn Sỹ, trưởng thôn Hưng Phú, xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) được biết: Do đặc thù công việc của cư dân miền biển là quanh năm bám biển, lênh đênh trên sông nước, đối mặt với sóng to gió lớn, từ đó đã hình thành nên những phong tục tập quán, tín ngưỡng vô cùng đặc sắc, như tục thờ cá ông, tổ chức lễ hội làng… qua đó, thể hiện ước vọng cầu mong vị thần của biển che chở cho người dân được an lành, trời yên biển lặng, đánh bắt được nhiều hải sản. Cùng với đó, nhiều loại hình thể thao, dân ca, dân vũ gắn với tín ngưỡng dân gian của cư dân cũng được hình thành và phát triển như: các trò chơi kéo co, cờ thẻ, cờ người… Thời gian qua, thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân tích cực gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa đó. Đồng thời, vận động người dân tham gia vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; huy động nguồn lực xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa. Trong đó, nhà văn hóa thôn được xây dựng từ năm 2019, với tổng kinh phí khoảng 3,6 tỷ đồng chủ yếu từ nguồn huy động xã hội hóa đóng góp của Nhân dân. Từ khi nhà văn hóa được xây dựng đến nay đã phát huy tốt vai trò là nơi hội họp, sinh hoạt của các đoàn thể và Nhân dân; nơi tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân.

Ông Vũ Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Từ bao đời nay, người dân Hưng Lộc đã hình thành nên những bản sắc văn hóa và phong tục đặc trưng mang đậm dấu ấn của cư dân vùng biển, cả 6/6 thôn đều duy trì và tổ chức các lễ hội làng. Và cho dù cuộc sống vất vả bám biển mưu sinh là vậy, nhưng tranh thủ lúc nông nhàn, người dân trong xã đều tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao. Bởi vậy, địa phương đã bố trí quỹ đất để xây dựng nhà văn hóa thôn, sân chơi bãi tập phục vụ cho các hoạt động văn hóa. Hiện cả 6/6 thôn đều có nhà văn hóa; phong trào văn hóa, văn nghệ cũng phát triển mạnh, thôn nào cũng thành lập đội văn nghệ, thể thao, đặc biệt có 3 thôn là Tiến Long, Phú Lương, Phú Nhi có đội hát chèo hoạt động khá hiệu quả. Tỷ lệ gia đình văn hóa toàn xã đạt hơn 90%; xã cũng luôn coi trọng việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa vùng biển. Từ đó, không chỉ giúp đời sống văn hóa tinh thần của người dân luôn phong phú mà còn để họ có thêm niềm tin, tâm thế kiên cường, vượt qua mọi thử thách, luôn vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió.

Huyện Hậu Lộc có 6 xã vùng biển, gồm: Ngư Lộc, Đa Lộc, Hòa Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc. Để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân vùng biển, những năm qua các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân gìn giữ giá trị văn hóa của ngư dân miền biển, nhất là việc tổ chức các lễ hội truyền thống. Quan tâm bố trí nguồn lực cho công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các kiến trúc như đình làng, miếu thờ, nghè… Ngoài ra, khuyến khích các xã huy động xã hội hóa để đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, sân chơi, bãi tập phục vụ Nhân dân vui chơi, giải trí… Nhờ đó, đến nay trong huyện duy trì được khá nhiều lễ hội của ngư dân miền biển, như, lễ hội Cầu Ngư (xã Ngư Lộc), lễ hội Đền Đức Thánh Cả (xã Đa Lộc)…

Tại TP Sầm Sơn, để nâng cao đời sống văn hóa cho người dân vùng biển, các cấp ủy, chính quyền thành phố luôn quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Đến nay, hầu hết các địa phương vùng biển trên địa bàn thành phố đều xây dựng được hệ thống nhà văn hóa, sân chơi bãi tập đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã dành nhiều nguồn lực cho công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các di tích lịch sử – văn hóa gắn với tín ngưỡng, phong tục tập quán của ngư dân vùng biển. Ngoài ra, các lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn của người dân vùng biển cũng được gìn giữ và tổ chức hàng năm như, lễ hội Cầu Phúc (16/2 âm lịch), lễ hội Cầu ngư – Bơi trải (từ ngày 14 đến 15/5 âm lịch). Các lễ hội không chỉ là tín ngưỡng của ngư dân vùng biển mà còn là dịp để bà con động viên nhau bám biển, giúp người dân địa phương gần gũi nhau hơn, từ đó tăng thêm tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Mảnh đất xứ Thanh có đường bờ biển dài 102km, trải dài từ huyện Nga Sơn đến thị xã Nghi Sơn. Do cuộc sống phụ thuộc vào công việc đánh bắt hải sản trên biển là chính, đã hình thành nên những nét văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo, như các phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, trò chơi, trò diễn dân gian… Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó không chỉ góp phần làm giàu thêm vào kho tàng di sản văn hóa của xứ Thanh mà còn nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân vùng biển; giáo dục con cháu về cội nguồn tiên tổ, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

Nguồn

Cùng chủ đề

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh tiếp xúc cử tri TP Sầm Sơn

Sáng 5/11, tại xã Quảng Minh (TP Sầm Sơn), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lương Tất Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Sầm Sơn; Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đã có buổi tiếp xúc cử tri TP Sầm Sơn trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVIII.Phó Bí thư Tỉnh...

Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm vụ đông

Vụ đông năm nay tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 47.000ha, ưu tiên cho các loại rau màu, ngô ngọt, ngô làm thức ăn chăn nuôi, dưa chuột... Với quyết tâm đạt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang khuyến khích người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, HTX liên kết...

HTX do phụ nữ làm chủ

Trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều phụ nữ không chỉ phát triển kinh tế gia đình hiệu quả mà còn khẳng định sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, thành công ở mô hình kinh tế hợp tác. Ngày càng nhiều HTX do phụ nữ làm chủ đã trở thành điểm tựa phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và mở ra hướng phát triển kinh tế cho các hộ thành viên.Sản xuất bánh lá răng...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 1)

Năm 2024, trong lúc nhiều địa phương trên cả nước gặp khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công thì Thanh Hóa vẫn liên tục lọt top giải ngân cao. Tính đến ngày 28/10, Thanh Hóa đã giải ngân được 9.301,7 tỷ đồng, đạt 65,9% kế hoạch vốn phân bổ, đứng thứ 4 cả nước. Bước vào cao điểm “chạy nước rút” những tháng cuối năm, các chủ đầu tư, đơn vị thi công đang quyết tâm tháo...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất