Powered by Techcity

Nâng cao chất lượng các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp

Nón lá, trống đồng, chiếu cói,… là những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã khẳng định chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, bên cạnh việc đẩy mạnh quảng bá để tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở sản xuất còn quan tâm đầu tư ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Nâng cao chất lượng các sản phẩm tiểu thủ công nghiệpSản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở thị trấn Nga Sơn.

Huyện Quảng Xương từ lâu nổi tiếng với nghề trồng cói, dệt chiếu. Từ thế mạnh nguồn nguyên liệu, các địa phương trên địa bàn huyện đã khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho những cơ sở có tâm huyết với nghề được vay vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư mua máy dệt chiếu, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó, tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương. Bà Lê Thị Dục, xã Quảng Phúc là một trong những người giữ nghề dệt chiếu cói có thâm niên tại thôn Ngọc Bình cho biết: “Chiếu cói được sản xuất từ 2 nguyên liệu chính là cây cói và sợi đay. Nghề dệt chiếu không quá khó, nhưng rất vất vả vì phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ từ thu hoạch cói, phân loại, đem phơi… đến dệt. Theo bà, khi dệt chiếu, người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo để sợi cói vào khuôn dệt theo quy luật sao cho nhanh và đều, tránh làm đứt sợi. Sau khi dệt xong, sẽ tiếp tục công đoạn may viền chiếu với các loại vải phù hợp, tạo mẫu mã đẹp và độ bền cho sản phẩm… Trước đây, hầu hết các công đoạn, người lao động phải làm thủ công, tuy nhiên, trước thách thức của thị trường, đòi hỏi số lượng hàng hóa nhiều hơn, mẫu mã, chất lượng bền đẹp, gia đình tôi đã đầu tư mua máy dệt chiếu, máy may bìa, mở rộng xưởng sản xuất… Vì vậy, thời gian sản xuất cũng được rút ngắn lại, tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng tốt hơn”.

Được biết, huyện Quảng Xương hiện có gần 500 máy dệt chiếu, sản lượng hằng năm đạt khoảng 3 triệu đôi chiếu. Sản phẩm đa dạng về mẫu mã với nhiều loại chiếu chất lượng cao như: Chiếu in màu, in hoa… và một số sản phẩm như giỏ xách, thảm trải sàn… Vì thế không chỉ thu hút khách hàng trong và ngoài tỉnh mà còn được xuất khẩu đến các nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan…

Hiện nay, sản xuất tiểu thủ công nghiệp là một trong những nghề hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho gần 16.000 lao động trên địa bàn tỉnh với thu nhập khoảng từ 4 đến 12 triệu đồng/người/tháng. Để nâng cao giá trị sản phẩm, các cơ sở sản xuất ở nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đổi mới thiết bị, thay thế dần các hoạt động thủ công hay máy móc công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Anh Nguyễn Văn Hòa, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) cho biết: “Việc đầu tư các loại máy móc hiện đại như máy đục, máy điêu khắc… vào sản xuất chính là giải pháp mà đa phần các hộ sản xuất ở địa phương lựa chọn để gìn giữ và phát triển nghề. Hiện nay, 100% các cơ sở sản xuất mộc trên địa bàn xã đã ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong các công đoạn sản xuất, như: xẻ, khoan, đánh bóng, phun sơn… góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhiều cơ sở trên địa bàn xã đã sáng tạo ra các hoa văn trạm trổ mềm mại, đường nét uốn lượn… được người tiêu dùng ưa chuộng”.

Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, các địa phương cần chú trọng công tác đào tạo, truyền nghề cho lao động, nhất là lao động trẻ, có tay nghề. Chính quyền các địa phương cần tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiếp cận các chính sách hỗ trợ, nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư cải tiến công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại… Đối với các cơ sở sản xuất, cần phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, hình thức kinh doanh, chủ động trong việc tiếp cận, nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ phù hợp với tình hình sản xuất thực tế. Bên cạnh đó, thay đổi tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, lối sản xuất thủ công sang hình thành các tổ chức sản xuất theo quy mô công nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động; không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo ra nhiều sản phẩm mới, độc đáo; phát triển những sản phẩm truyền thống phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Cùng với đó là sáng tạo các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu nhưng phải lồng ghép giá trị văn hóa vào sản phẩm; tránh ô nhiễm môi trường; quan tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm…

Bài và ảnh: Lê Ngọc

Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển mới 120 sản phẩm OCOP, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố mới phát triển được 52 sản phẩm OCOP. Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được đánh giá là khó hoàn thành. Chính vì vậy, các sở, ngành, địa phương đã và đang rà soát, hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể sản xuất có...

Sẵn sàng các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Chiều 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương ven biển từ Ninh Bình trở vào Bình Định về ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành cơn bão số 4.Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có lãnh đạo các sở, ban, ngành có...

Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

Nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Xuân Minh (Thọ Xuân) cho năng suất, chất lượng cao.Những năm gần đây, huyện Thọ Xuân đã liên kết sản xuất với một số công ty trong và ngoài tỉnh...

Hơn 21,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 17/9, tại Ủy ban MTTQ tỉnh, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban cứu trợ tỉnh, đã tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, thông qua Ủy...

Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngày 16/9, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Lãnh đạo huyện Thiệu Hóa trao 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.Lãnh đạo huyện Yên Định trao 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.Lãnh đạo Công ty CP Cấp nước Thanh...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Bắc Kinh

Đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Cùng với đó, 2 bên vẫn còn rất nhiều cơ hội, nhiều dư địa để tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác lên tầm cao mới trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch trong thời gian tới.Ngày...

Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp

   Tối 19/9, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Ảnh: TT KTTV Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia tối 19/9 cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Hòn Ngư (Nghệ An) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Kỳ Anh (Hà Tĩnh)...

gần 1.700 doanh nghiệp cần tuyển 45.000 lao động

19/09/2024 18:00(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin nổi bật: Bão số 4 đổ bộ miền Trung, người dân cần tiếp nhận thông tin chính thống; Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để Bộ Y tế thực hiện tiêm chủng mở rộng; Thanh Hóa: gần 1.700 doanh nghiệp cần tuyển 45.000...BTH Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/ban-tin-18h-thanh-hoa-gan-1-700-doanh-nghiep-can-tuyen-45-000-lao-dong-225342.htm

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Cùng chuyên mục

BĐBP Thanh Hóa triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống khai thác IUU

Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và thông báo kết luận số 446-TB/VPTU, ngày 12/9/2024 của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy...

“Đạp bằng chông gai đi tới”…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi về thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa, đã hơn một lần nhấn mạnh về bài học thành công, rằng “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy. Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới. Sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân”. Đây cũng chính là bài học để Thanh Hóa soi vào và tiếp tục hành trình “dụng thế”, “tạo lực” mà “đạp bằng chông gai đi tới”...Thủ tướng...

Nguy cơ mất an toàn tại mặt bằng dự án khu dân cư đang triển khai thi công

Tình trạng nhếch nhác, hạng mục hạ tầng bị hư hỏng, nhiều công trình đang thi công xây dựng thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn, đang là những bất cập tại Dự án khu dân cư Đông Nam đô thị Đông Phát (hay còn gọi là MB 584), phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa).Mặt bằng 584 đang trong quá trình xây dựng.Ghi nhận tại MB 584 cho thấy, bên cạnh các hộ dân đã hoàn thành xây...

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển mới 120 sản phẩm OCOP, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố mới phát triển được 52 sản phẩm OCOP. Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được đánh giá là khó hoàn thành. Chính vì vậy, các sở, ngành, địa phương đã và đang rà soát, hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể sản xuất có...

Triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và sản xuất vụ đông năm 2024-2025

Sáng 19/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và phương án sản xuất vụ đông năm 2024-2025. Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Tham dự có đại diện lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các công ty khai thác công trình thủy lợi,...

Tạo lực kéo “đoàn tàu” chuyển động…

Khi “đường ray” đã được tạo dựng, với “bộ khung” là những cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội, thì vấn đề còn lại là sự “điều khiển sắp đặt” ra sao để tạo lực kéo “đoàn tàu” tăng trưởng kinh tế - xã hội chuyển động.Lọc hóa dầu Nghi Sơn - dự án “xương sống” trong Khu Kinh tế Nghi Sơn. Ảnh: Minh Hằng“Mở khóa” tiềm năngTrước hết, cần nhận thức...

Tuyên truyền dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính

Chiều 18/9, Sở Công Thương phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường và UBND huyện Hậu Lộc tổ chức hội nghị tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính cho cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn huyện.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, cán bộ, công chức...

Triển khai đánh giá DDCI năm 2024

Nhằm nâng cao chất lượng điều hành kinh tế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI) năm 2024.Khảo sát DDCI năm 2024 hướng tới cung cấp cho lãnh đạo tỉnh một công...

Kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Cảng cá Lạch Hới

Sáng 18/9, đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn).Đoàn công tác kiểm tra công tác chấp hành chống khai thác...

Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

Nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Xuân Minh (Thọ Xuân) cho năng suất, chất lượng cao.Những năm gần đây, huyện Thọ Xuân đã liên kết sản xuất với một số công ty trong và ngoài tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất