Powered by Techcity

Nắm bắt thời cơ để đột phá

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đòi hỏi nguồn lực lớn trong khi điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa còn có những khó khăn. Hiện thực hóa kỳ vọng xây dựng Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu của cả nước, ngay trong giai đoạn “nước rút” này, từ tỉnh đến các ngành và từng địa phương cần nắm bắt cơ hội, vận dụng hiệu quả, linh hoạt những thuận lợi và cơ chế, chính sách của Trung ương dành cho Thanh Hóa để tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025.

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng, tạo bước đột phá tăng trưởng (Bài cuối): Nắm bắt thời cơ để đột pháDiện mạo đô thị TP Sầm Sơn đang đổi mới từng ngày. Ảnh: Trần Thanh

Ngày 5-8-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trên cơ sở Nghị quyết số 58-NQ/TW, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13-11-2021 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Đó là sự thể chế hóa cao nhất Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, tạo hành lang pháp lý, khơi thông nguồn lực cho sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa.

Từ việc kế thừa đầy đủ, sáng tạo các quan điểm, định hướng phát triển theo Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 27-2-2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 153/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Như đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã khẳng định: “Đây là quy hoạch tích hợp đầu tiên được ban hành theo phương pháp tiếp cận mới, với những nội dung hết sức quan trọng, bao gồm quan điểm, mục tiêu tổng quát, mục tiêu chủ yếu, định hướng phát triển các ngành kinh tế quan trọng, định hướng phát triển không gian lãnh thổ, định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đến định hướng sử dụng đất, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tầm quan trọng nhất của quy hoạch là đã tạo ra khung pháp lý cao nhất, khái quát nhất, là “xương sống” để các ngành, các lĩnh vực của tỉnh phát triển”.

Cụ thể hóa “bộ khung” chiến lược và những cơ chế, chính sách đặc thù mà Trung ương dành cho Thanh Hóa, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách trên các lĩnh vực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong đó có các giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Đặc biệt là việc khắc phục những tồn tại, bất cập được xem là “điểm nghẽn” trong đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), cụm công nghiệp (CCN), hạ tầng đô thị và dịch vụ – thương mại… Trước hết, tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp liên quan khẩn trương hoàn chỉnh và phê duyệt các quy hoạch phân khu chức năng trong KKTNS, quy hoạch mở rộng thị xã Bỉm Sơn, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại các khu vực phát triển nhanh và dọc các tuyến đường giao thông lớn. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch; đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của các quy hoạch đô thị.

Để tạo bước đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tư duy, đa dạng hóa các hình thức đầu tư. Nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội, tỉnh tập trung rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng theo hình thức hợp đồng PPP, tập trung vào lĩnh vực giao thông, đô thị, khu kinh tế, KCN. Bên cạnh việc tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đảm bảo thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư, Thanh Hóa sẽ đổi mới phương thức và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế. Chủ động xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, gắn với tiêu chí hợp tác đầu tư mới; duy trì các đối tác truyền thống, đồng thời mở rộng đối tác mới có tiềm năng.

…tỉnh Thanh Hóa tập trung nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ, đường tỉnh với tổng chiều dài hơn 121km; đầu tư mới khoảng 146km đường giao thông, phấn đấu đến năm 2025, 100% hệ thống đường huyện và 85% đường giao thông xã được cứng hóa…

Khắc phục những tồn tại, hạn chế về phát triển hạ tầng giao thông, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông – Vận tải hoàn thành xây dựng phương án phát triển mạng lưới giao thông đường tỉnh để tích hợp vào nội dung quy hoạch tỉnh Thanh Hóa theo quy định. Đồng thời, ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông theo quy hoạch, nhất là việc triển khai thực hiện Quyết định số 1454/QĐ-TTg, ngày 1-9-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050″. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa tập trung nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ, đường tỉnh với tổng chiều dài hơn 121km; đầu tư mới khoảng 146km đường giao thông, phấn đấu đến năm 2025, 100% hệ thống đường huyện và 85% đường giao thông xã được cứng hóa.

Thực hiện Đề án “Thu hút đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025”, Sở Giao thông – Vận tải đã và đang phối hợp với các ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất danh mục các dự án có khả năng thu hút đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo phương châm “Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Vận dụng mô hình “đầu tư tư – sử dụng công”, Sở Giao thông – Vận tải đã tham mưu cho tỉnh tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án công trình đầu mối, có tính chất kết nối liên vùng, liên tỉnh. Cụ thể là dự án đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, trang thiết bị Cảng Hàng không Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế trước năm 2025; tuyến đường sắt từ khu vực Cảng Hàng không Thọ Xuân đi KKTNS; đầu tư, nâng cấp, mở rộng Cảng Lạch Sung; đường vành đai 3 nhánh phía Đông đoạn từ huyện Hoằng Hóa đến huyện Quảng Xương; Đại lộ Bắc sông Mã; các dự án đầu tư bến cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng, cảng container tại khu vực Cảng biển Nghi Sơn; đầu tư xây dựng các trung tâm logistics, cảng cạn. Đồng thời, Sở Giao thông – Vận tải đang tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa – Sầm Sơn và Quảng Xương – thị xã Nghi Sơn; tuyến đường Hải Hòa – Bình Minh, thuộc thị xã Nghi Sơn để sớm được triển khai và phát huy hiệu quả đầu tư.

Trao đổi về hướng phát triển kết nối hạ tầng giao thông ở Thanh Hóa, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa khóa XI và khóa XII, cho biết: “Từ vai trò của hạ tầng giao thông trong liên kết vùng và liên vùng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cần xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù để tiếp tục thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hệ thống trục ngang kết nối với đường cao tốc Bắc – Nam; các trục đường chính theo quy hoạch để hình thành hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ và an toàn trên địa bàn tỉnh. Nếu thực hiện tốt các quy hoạch và Đề án “Thu hút đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025”, thì Thanh Hóa sẽ có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt liên kết vùng tương đối hoàn chỉnh, từng bước trở thành cầu nối giao thương với các vùng của cả nước. Là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững”.

Trọng tâm là thay đổi phương thức đầu tư hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN từ chủ yếu sử dụng ngân sách Nhà nước sang khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh hạ tầng KCN, CCN theo hình thức đối tác công tư. Trong đó, ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN Lam Sơn – Sao Vàng, Thạch Quảng, Ngọc Lặc, Bãi Trành và KCN trong KKTNS.

Song song phát triển mạng lưới giao thông có tính kết nối cao, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thu hút đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế, KCN, CCN. Trọng tâm là thay đổi phương thức đầu tư hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN từ chủ yếu sử dụng ngân sách Nhà nước sang khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh hạ tầng KCN, CCN theo hình thức đối tác công tư. Trong đó, ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN Lam Sơn – Sao Vàng, Thạch Quảng, Ngọc Lặc, Bãi Trành và KCN trong KKTNS. Từ đó, từng bước hình thành một số cụm liên kết các ngành chủ lực của tỉnh như lọc hóa dầu, hóa chất, chế biến nông – lâm sản, điện tử, viễn thông. Đi liền với huy động, lồng ghép các nguồn vốn để đẩy mạnh XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở các khu vực TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn và những nơi có điều kiện như các huyện Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương, nhằm từng bước hoàn chỉnh hệ thống đô thị theo hướng hiện đại, văn minh có bản sắc riêng.

Từ năm 2021 đến nay, thành phố đã đầu tư và hoàn thành 163 dự án, 76 dự án đang triển khai đầu tư…

…Đến nay, toàn thành phố đã vận động Nhân dân hiến 18.250m2 đất ở, 10.300m2 đất nông nghiệp với giá trị hơn 92 tỷ đồng. Nhân dân ở nhiều phường, xã còn tự tháo dỡ công trình trên đất với trị giá khoảng 11 tỷ đồng, tự nguyện đóng góp 8,6 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công để làm đường giao thông, các công trình phúc lợi, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa…

TP Thanh Hóa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của xứ Thanh. Xác định đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, TP Thanh Hóa đã tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng đô thị. Trong đó, trọng tâm là giải quyết các nút thắt, “điểm nghẽn” về giao thông, hạ tầng đô thị, khớp nối hạ tầng giữa các khu đô thị. Từ năm 2021 đến nay, thành phố đã đầu tư và hoàn thành 163 dự án, 76 dự án đang triển khai đầu tư. Để thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình trọng tâm “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện”, trọng tâm là cuộc vận động “Người dân TP Thanh Hóa nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025, UBND thành phố đã xây dựng và trình HĐND thông qua Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 28-4-2022 về “Tập trung triển khai thực hiện Đề án huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư, nâng cấp đường giao thông, rãnh thoát nước, vỉa hè trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025”. Đến nay, toàn thành phố đã vận động Nhân dân hiến 18.250m2 đất ở, 10.300m2 đất nông nghiệp với giá trị hơn 92 tỷ đồng. Nhân dân ở nhiều phường, xã còn tự tháo dỡ công trình trên đất với trị giá khoảng 11 tỷ đồng, tự nguyện đóng góp 8,6 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công để làm đường giao thông, các công trình phúc lợi, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa… Trong những năm tới, TP Thanh Hóa tiếp tục mở rộng địa giới hành chính, đồng thời, đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đô thị hóa. Do đó, thành phố đang ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các dự án hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa rộng, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước.

Nửa nhiệm kỳ thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025, đang tạo ra sự thay đổi về diện mạo ở các đô thị, mỗi vùng quê và rộng hơn là liên kết vùng, liên kết các trung tâm kinh tế động lực tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển bền vững.

Trần Thanh

Nguồn

Cùng chủ đề

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

Ngay từ những ngày đầu năm, ngành giao thông - vận tải đã quyết liệt đôn đốc các ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công tập trung huy động máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh.Cầu Xuân Quang thuộc Tiểu dự án 1 - cầu vượt sông Mã hoàn thành và thông xe kỹ thuật...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án giao thông lớn trọng điểm và công trình...

Ngày 7/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án giao thông lớn trọng điểm và một số công trình dự án dân dụng, văn hóa trên địa bàn tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh và các thành viên trong đoàn kiểm tra dự án giao thông đường nối 3 quốc lộ.Cùng đi có các đồng chí: Mai Xuân Liêm, Ủy viên...

Đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng trong năm 2025

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 6/2/2025 về triển khai lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2025 với tổng số 547 quy hoạch cần được tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt. Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Trong số 547 quy...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh kiểm tra việc thực hiện các dự án giao thông lớn trọng điểm và công trình dự...

Ngày 7/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra việc thực hiện các dự án giao thông lớn trọng điểm và một số công trình dự án dân dụng, văn hóa trên địa bàn tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh và các thành viên trong đoàn kiểm tra dự án giao thông đường nối 3 quốc lộ.Cùng đi có các đồng chí: Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban...

Quyết liệt, kiên trì, nhất quán, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở trong thực hiện chuyển đổi số và Đề án 06

Chiều 6/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về CĐS và Đề án 06 năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.Toàn cảnh hội...

Cùng tác giả

Gần 1,2 tỷ đồng ủng hộ tại Tết Khuyến học năm 2025

Chiều 7/2, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức lễ ra mắt Quỹ Khuyến học, khuyến tài Lê Văn Hưu; tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2024-2025 và phát động Tết Khuyến học năm 2025.Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chăm lo của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân, chất lượng giáo dục ở huyện Thiệu Hoá đã có chuyển biến...

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

Ngay từ những ngày đầu năm, ngành giao thông - vận tải đã quyết liệt đôn đốc các ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công tập trung huy động máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh.Cầu Xuân Quang thuộc Tiểu dự án 1 - cầu vượt sông Mã hoàn thành và thông xe kỹ thuật...

“Thả rông” – từ chữ đến nghĩa

Độc giả Lê Phi Long (Bình Phước) cho biết: “Tôi thường xuyên đón đọc bài về ngôn ngữ trên chuyên mục “Cà kê chuyện chữ nghĩa” của Báo Thanh Hóa, và vỡ ra được nhiều điều. Nhiều từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ chỉ đến khi đọc bài “cà kê” tôi mới biết mình đã từng hiểu sai, dùng sai. Quả là tiếng Việt mình vô cùng phong phú, sống cả đời chưa chắc đã hiểu hết và dùng...

Dấu ấn của Hoàng đế Quang Trung trên đất xứ Thanh

Trên đường thiên lý tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753-1792) cùng đoàn quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn ở mảnh đất xứ Thanh.Đền thờ Quang Trung (phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn). Theo sử sách ghi lại, vào cuối năm 1788, khi nhận được sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh đem 29 vạn quân ồ ạt tiến vào...

Thiệu Hóa có thêm 1 xã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V

UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành quyết định số 398/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn Hậu Hiền và khu vực dự kiến mở rộng, huyện Thiệu Hóa đạt tiêu chí đô thị loại V.Một góc trung tâm xã Thiệu Viên được xây dựng khang trang.Theo đó, đô thị Hậu Hiền bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Hậu Hiền và xã Thiệu Viên. Diện tích tự nhiên khoảng 1.534,6 ha (trong đó, thị trấn...

Cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

Ngay từ những ngày đầu năm, ngành giao thông - vận tải đã quyết liệt đôn đốc các ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công tập trung huy động máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh.Cầu Xuân Quang thuộc Tiểu dự án 1 - cầu vượt sông Mã hoàn thành và thông xe kỹ thuật...

Dấu ấn của Hoàng đế Quang Trung trên đất xứ Thanh

Trên đường thiên lý tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753-1792) cùng đoàn quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn ở mảnh đất xứ Thanh.Đền thờ Quang Trung (phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn). Theo sử sách ghi lại, vào cuối năm 1788, khi nhận được sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh đem 29 vạn quân ồ ạt tiến vào...

Đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng trong năm 2025

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 6/2/2025 về triển khai lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2025 với tổng số 547 quy hoạch cần được tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt. Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Trong số 547 quy...

Sức hút từ các sự kiện văn hóa, du lịch đầu xuân

Nói đến trải nghiệm du lịch đầu xuân xứ Thanh không thể không nhắc đến các lễ hội truyền thống và chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch hấp dẫn. Phát huy giá trị, nỗ lực sáng tạo và khẳng định bản sắc từ các sự kiện văn hóa, du lịch đã giúp Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch từ những ngày đầu xuân.Một góc chợ quê tại sự kiện “Tết xưa làng cổ” (TP Thanh...

Hỗ trợ vốn vay cho hội viên phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp hội LHPN trong tỉnh. Nhiều năm qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội thực hiện nhiều giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.Chị Doãn Thị Hiền, chi hội phụ nữ phố Dinh Xá, phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) được...

Kết nối Quốc lộ 45 với Quốc lộ 1A

Dự án tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đến xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa) có tổng chiều dài 14,6km với tổng mức đầu tư 1.417 tỷ đồng được UBND tỉnh khởi công xây dựng từ tháng 1/2023. Với sự quyết tâm của Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công, sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã thông xe kỹ thuật, đưa vào sử...

Quản lý trật tự xây dựng năm 2024

Năm 2024, công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng công trình vi phạm giảm còn 1,71% (93/5.437 công trình được kiểm tra), thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,98% của năm 2023 và 4,8% của năm 2022. Toàn tỉnh đã cấp được 7.587 giấy phép xây dựng, tăng 986 giấy phép so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số...

Ứng dụng KH&CN trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực miền núi

Trên địa bàn một số huyện miền núi xứ Thanh đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.Người dân xã Xuân Dương (Thường Xuân) áp dụng khoa học - kỹ thuật để chăm sóc cây trồng.Năm 2020, gia đình anh Lương Văn Tưởng ở thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) đã...

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

Trong năm qua, Thanh Hóa tiếp tục thu hút thêm 423 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đưa quy mô nguồn vốn FDI trên lên con số 173 dự án, với số vốn đăng ký 15,2 tỷ USD. Vượt qua nhiều khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp (DN) FDI duy trì hoạt động ổn định, đóng góp quan trọng cho tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho người lao động.Công ty TNHH...

Hàng tồn kho sau tết

Trước tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao khiến các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất, nhập hàng số lượng lớn để đáp ứng thị trường. Tuy nhiên, ngay sau kỳ nghỉ lễ, sức mua chững lại khiến hàng hóa tồn đọng nhiều, gây áp lực lớn lên tài chính, chi phí lưu kho và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của nhiều DN trong những tháng đầu năm.Thực phẩm, bánh, kẹo là những mặt hàng tồn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất