Powered by Techcity

Mở rộng “cánh cửa” xuất khẩu nông sản xứ Thanh


Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa nông sản đạt được những kết quả tích cực. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã khai thác được thị trường, ký kết được nhiều đơn hàng mới. Đây là tín hiệu lạc quan kỳ vọng tạo được sức đột phá trong ngành xuất khẩu nông sản năm 2024 của tỉnh.

Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 4): Mở rộng “cánh cửa” xuất khẩu nông sản xứ ThanhSản phẩm chả cá surimi của Công ty CP Sông Việt, thị xã Nghi Sơn, hiện đã đủ điều kiện và xuất khẩu đi Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và một số nước châu Âu.

Tạo uy tín từ chất lượng sản phẩm

Sản xuất dăm gỗ, ván ép là một trong những ngành hàng kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao, với mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với những năm trước. Cụ thể, xuất khẩu dăm gỗ tăng 54,3%; ván ép tăng 15,2% so với năm trước. Có sự tăng trưởng này là nhờ tác động của các hiệp định thương mại tự do đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực xuất khẩu. Đồng thời, nhiều thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc cũng đã phục hồi tích cực sau những năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Là doanh nghiệp xuất khẩu ván ép lớn của huyện Triệu Sơn, Công ty TNHH Triệu Thái Sơn (xã Dân Lực) trung bình mỗi tháng xuất khẩu hơn 200 container ván ép đi các thị trường Mỹ, EU. Ông Phạm Đình Thắng, giám đốc công ty cho biết: “Từ đầu năm 2024 đến nay, sức mua của thị trường thế giới và trong nước đang có nhiều chuyển biến tích cực. Dù giá các sản phẩm gỗ ép tăng hơn 10% so với năm trước, nhưng nhờ tạo được uy tín bằng chất lượng các sản phẩm gỗ ép và bằng thời gian giao hàng đầy đủ, nên khách hàng vẫn chủ động tìm đến ký kết đơn hàng mới với doanh nghiệp. Cùng với đó, việc giá cước vận tải biển có xu hướng giảm dần là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đẩy mạnh khai thác các đơn hàng, thị trường mới. Đến thời điểm này, sản lượng đơn hàng của công ty đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước”.

Thanh Hóa hiện có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sản phẩm nông sản. Trong đó, một số sản phẩm có sản lượng, giá trị kinh tế lớn như dưa chuột muối, ớt muối, tinh bột sắn, cà chua, dứa đóng hộp, lợn sữa cấp đông, ngao đông lạnh, ngao sấy khô, hải sản đông lạnh, chả cá surimi, bột cá… Nông sản của tỉnh chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, một số nước thuộc EU…

Để có đơn hàng xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản đã chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, áp dụng khoa học – kỹ thuật trong sản xuất nhằm đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn, thị hiếu tiêu dùng trên thế giới. Điều này được thể hiện rõ tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), doanh nghiệp đã đầu tư máy móc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong tất cả các khâu sản xuất, từ đóng chai, dán nhãn đến ngâm ủ mắm… Nhờ vậy đã nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, quy cách đóng chai, được khách hàng ưa chuộng. Hiện tại, các sản phẩm mắm Lê Gia đang được bán tại hệ thống Siêu thị Winmart, Winmart+, Aeon, BigC/Top Market/Go, Co.op Mart, MM Mega market… và hệ thống phân phối trên toàn quốc. Đặc biệt, hai năm gần đây, một số sản phẩm mắm Lê Gia đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới, như: Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Sec, Hàn Quốc, Nam Phi, Pananma, Australia, Singapore…

Nhiều điểm nhấn tích cực

Thời gian qua, với nhiều chính sách hỗ trợ, nguồn lực đầu tư của các cấp, ngành và chính quyền các địa phương, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được một số vùng nguyên liệu nông sản đạt chuẩn phục vụ xuất khẩu. Toàn tỉnh hiện đã có 79 mã số vùng trồng và 1 cơ sở đóng gói được cấp mã, với diện tích 661,92ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Định, Hậu Lộc, Thọ Xuân, Ngọc Lặc… Việc cấp mã số vùng trồng như “hộ chiếu” giúp nông sản Thanh Hóa có điều kiện tiếp cận thị trường các nước. Cùng với đó, toàn tỉnh cũng có hơn 400 văn bằng bảo hộ được cấp cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, bao gồm đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp sáng chế. Ngoài ra, còn có hàng chục sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Trong đó, có 4 sản phẩm được chứng nhận chỉ dẫn địa lý gắn với địa danh, gồm mắm tôm Hậu Lộc, cói Nga Sơn, bưởi Luận Văn Thọ Xuân, quế ngọc Thường Xuân; 23 sản phẩm được xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, như nước mắm Do Xuyên – Ba Làng, nước mắm Khúc Phụ, tơ Hồng Đô, nón lá Trường Giang, bánh gai Tứ Trụ, kẹo nhãn Lang Chánh, chè lam Phủ Quảng, mắm tép Hà Yên, tương Làng Ái…; hàng trăm sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản được chứng nhận nhãn hiệu. Qua đó, đã nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân.

Nâng tầm giá trị nông sản xứ Thanh (Bài 4): Mở rộng “cánh cửa” xuất khẩu nông sản xứ ThanhSản phẩm ván ép xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa 9 tháng năm 2024 tăng 15,2% so với cùng kỳ.

Thanh Hóa hiện có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sản phẩm nông sản. Trong đó, một số sản phẩm có sản lượng, giá trị kinh tế lớn như dưa chuột muối, ớt muối, tinh bột sắn, cà chua, dứa đóng hộp, lợn sữa cấp đông, ngao đông lạnh, ngao sấy khô, hải sản đông lạnh, chả cá surimi, bột cá… Nông sản của tỉnh chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, một số nước thuộc EU… 9 tháng năm 2024, hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh tiếp tục phục hồi, tăng trưởng tích cực. Tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đạt gần 240 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao như: dứa đóng hộp, dưa chuột đóng hộp tăng 57,5%; các mặt hàng cói tăng 22,4%; dăm gỗ tăng 54,3%; ván ép tăng 15,2%; ngao tăng 4,4%.

Để thúc đẩy xuất khẩu, nhất là xuất khẩu các sản phẩm nông sản, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương liên quan tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu lâm sản, tinh bột sắn… đã chủ động tổ chức sản xuất, mạnh dạn đầu tư, hoàn thiện cơ sở sản xuất để từng bước nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; nhạy bén trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Sở Công Thương tích cực kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hoạt động nhằm mở rộng, xúc tiến thị trường xuất khẩu. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi; tăng cường thông tin, đối thoại với doanh nghiệp để hỗ trợ tháo gỡ các rào cản phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Đồng thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia hội nghị, hội thảo, hội chợ xúc tiến thương mại nhằm kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng với việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, các đơn vị, địa phương và doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản cũng rất quan tâm đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, đưa hàng hóa của tỉnh đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nghị định thư để đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng khai thác thị trường. “Tín hiệu vui” từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng an toàn thực phẩm, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu… Từ đó, góp phần định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng trên thị trường không chỉ trong nước mà còn vươn xa khắp các nước trên thế giới.

Bài và ảnh: Minh Hà

Bài cuối: Nơi kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/nang-tam-gia-tri-nong-san-xu-thanh-bai-4-mo-rong-canh-cua-xuat-khau-nong-san-xu-thanh-228265.htm

Cùng chủ đề

Kết nối cung – cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Sáng 24/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024.Các đại biểu tham dự hội nghị.Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); các sở, ban, ngành, huyện, thị...

Kỷ niệm 63 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961

Đường Hồ Chí Minh trên biển là kỳ tích “có một không hai” trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Hơn 6 thập kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiếc “tàu không số” đầu tiên rời bến chở vũ khí, hàng hóa phục vụ chiến trường miền Nam, nhưng dấu ấn khai mở con đường và những chiến công hiển hách của đoàn “tàu không số” vẫn còn vang vọng cho đến hôm...

Tập huấn, hướng dẫn công tác duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm

Sáng 22/10, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm cho các học viên là thành viên Ban quản lý chợ và Tổ giám sát an toàn thực phẩm (ATPT) tại chợ thuộc các địa phương: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng...

Phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối nông sản thực phẩm

Được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”, có những tiểu vùng khí hậu, địa hình khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, tỉnh Thanh Hóa có nhiều dư địa để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, giá trị gia tăng cao. Hằng năm, tổng sản lượng nông sản thực phẩm tương đối lớn, do đó, phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối sản phẩm nông nghiệp trên...

Những “cánh tay nối dài” giúp hội viên tiếp cận các dịch vụ vốn vay ngân hàng

Tổ vay vốn nhiều năm qua được ví như những “cánh tay nối dài” khơi thông nguồn vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân của các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). Mô hình này giúp cho các chi nhánh Agribank chuyển tải vốn tín dụng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, an toàn đến đông đảo người dân trên địa bàn.Nhân viên tín dụng Agribank Nam Thanh...

Cùng tác giả

Cuộc đối thoại của các đối tác phát triển

Diễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp: Cuộc đối thoại của các đối tác phát triểnDiễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc năm 2024 có chủ đề “Nâng cao chất lượng thông tin về kinh tế và doanh nghiệp trên báo chí”. Câu hỏi của báo chí “Chúng tôi luôn yêu cầu các thông tin được kiểm tra hai chiều, nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sẵn sàng trả lời....

[Bản tin 18h] Thanh Hóa giới thiệu, kết nối sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn với người tiêu dùng

24/10/2024 18:00(Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay sẽ chuyển tới quý vị những thông tin đáng chú ý sau: Thống nhất chương trình kỳ họp cuối năm hđnd tỉnh thanh hóa; 260 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, tp an toàn tại tp thanh hóa;... Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/ban-tin-18h-thanh-hoa-gioi-thieu-ket-noi-san-pham-nong-san-thuc-pham-an-toan-voi-nguoi-tieu-dung-228526.htm

Giảm 6 đơn vị cấp huyện và 233 đơn vị cấp xã của 21 địa phương

Chiều 24/10, với tỷ lệ 100% thành viên biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố. 21 địa phương gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình,...

Thống nhất chương trình kỳ họp thứ 23 HĐND  tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026

Chiều 24/10, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thứ 29 để thống nhất nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 23 - kỳ họp thường lệ cuối năm. Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh dự và chỉ đạo. Đồng chí Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì phiên họp.Toàn cảnh phiên họp.Các đại biểu dự...

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học

Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN) vào phát triển sản xuất đã khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng và tăng giá trị của sản phẩm.Khu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa).Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, huyện Hoằng Hóa đã...

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học

Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN) vào phát triển sản xuất đã khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng và tăng giá trị của sản phẩm.Khu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa).Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, huyện Hoằng Hóa đã...

Công bố danh sách khách hàng trúng thưởng chương trình “Hóa đơn may mắn” quý III/2024

Ngày 24/10, tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra buổi bấm số lựa chọn ngẫu nhiên số hóa đơn quý III/2024 trong chương trình quay thưởng “Hóa đơn may mắn” do Cục Thuế tổ chức định kỳ. Với sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng giám sát do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập, đã tìm ra chủ nhân của các số hóa đơn may mắn.Cụ thể, 1 giải Nhất trị giá 10 triệu đồng thuộc...

Quan tâm thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động tại các doanh nghiệp FDI

Chiều 24/10, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban giữa LĐLĐ tỉnh với các doanh nghiệp (DN) FDI tại Thanh Hóa về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật lao động, quan hệ lao động và hoạt động công đoàn tại các DN. Đồng chí Mai Bá Nam, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị giao ban.Tính đến ngày 20/10/2024, 37...

Bấm số lựa chọn “Hóa đơn may mắn” quý III/2024

Ngày 24/10, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình bấm số lựa chọn “Hóa đơn may mắn” quý III/2024.Toàn cảnh buổi lễ.Chương trình được triển khai dựa trên cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, bảo đảm hóa đơn có đầy đủ thông tin của người mua và được lập từ ngày 1/7/2024 đến 30/9/2024. “Hóa đơn may mắn” áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh, dành cho tất cả...

Chính thức thương mại hóa mạng 5G

Viettel là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ 5G chính thức tại Việt Nam. Với thông điệp “Cuộc sống mới” Viettel kỳ vọng 5G sẽ mở ra các dịch vụ mới phục vụ con người, kết nối con người, kết nối vạn vật, đồng thời tạo ra các công cụ, nền tảng để xã hội cùng phát triển.Anh Nguyễn Thọ Phú (bên trái) trải nghiệm mạng 5G tại cửa hàng của Viettel Thanh Hóa.Theo quy định, đối...

Nơi kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

Ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang hướng tới phát triển toàn diện và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, với năng suất và chất lượng ngày càng cao. Cùng với ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế, chính sách để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; các hoạt động giao lưu, kết nối cung cầu đang được tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh nhằm xây dựng thêm nhiều kênh tiêu thụ,...

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Hồ chứa nước bản Mồng giai đoạn 1

Sáng 23/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo thực hiện dự án “Hồ chứa nước bản Mồng giai đoạn 1, tỉnh Nghệ An”. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì hội nghị.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình)Dự tại điểm cầu Thanh Hóa có Giám đốc Sở NN&PTNT Cao Văn Cường cùng đại...

Sẵn sàng kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024

Theo kế hoạch, Hội nghị kết nối cung cầu và trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa từ ngày 24 đến 28/10. Sự kiện là cơ hội để các đơn vị sản xuất quảng bá và tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP. Các đơn vị sản xuất đang tích cực chuẩn bị nguồn hàng để tham...

Tín dụng chính sách góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Chiều 22/10, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì hội nghị.Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm tại văn bản số 15281/UBND-CN, ngày 17/10/2024, Sở Công Thương đã hoàn thiện Dự thảo Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Báo Thanh Hóa đăng tải Dự thảo Quyết định kèm theo Quy chế để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến.Ảnh minh họa.QUY CHẾQuản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh HóaCHƯƠNG...

Tin nổi bật

Tin mới nhất