Powered by Techcity

Mở ra thời đại “Muôn thuở nền thái bình vững chắc”!

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được khẳng định là đỉnh cao trong các phong trào khởi nghĩa đầu thế kỷ XV, đã đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đi đến thành công. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa là thắng lợi của chính nghĩa, của lòng yêu nước được khơi dậy mạnh mẽ trong toàn thể Nhân dân ta. Đặc biệt, đó là thắng lợi của tinh thần và khả năng chiến đấu tuyệt vời của tập thể nghĩa quân Lam Sơn, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của chủ soái Lê Lợi!

Khởi nghĩa Lam Sơn – dấu son rạng ngời sử sách (Bài 1): Mở ra thời đại “Muôn thuở nền thái bình vững chắc”!Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sân khấu hóa tại lễ hội Lam Kinh.

“Bại nhân nghĩa nát cả đất trời”

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là cuốn sử có vô vàn chương đau thương. Trong đó, giai đoạn 2 thập kỷ rên siết dưới ách áp bức của giặc Minh là một trong những chương tang thương bậc nhất. Như Nguyễn Trãi đã ghi lại trong Bình Ngô đại cáo: “Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa/ Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh/ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ/ Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế/ Gây thù kết oán trải mấy mươi năm/ Bại nhân nghĩa nát cả đất trời…”.

Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, nhưng phải đến năm 1414, chúng mới cơ bản hoàn thành công cuộc “bình định”, vơ vét của cải, bóc lột sức người phục vụ nhu cầu của chính quyền đô hộ. Trong bài nghiên cứu về “Bối cảnh Đại Việt và Thanh Hóa cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV”, PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ đã chỉ ra: Từ năm 1414 trở đi, số thuế ruộng quân Minh thu tăng lên gấp bội. Riêng phủ Thanh Hóa, tổng số đất, ao quan và dân có 830 khoảnh, 55 mẫu, 7 phân (một khoảnh bằng 100 mẫu) và thóc gạo chiêm, mùa phải nộp là 4.088 thạch, 6 đấu, 1 thăng, 4 cáp. Ngoài thuế ruộng, nhà Minh còn quy định ra nhiều thứ thuế đánh vào các ngành thủ công nghiệp, người buôn bán, thuế khai thác ao đầm… Nhằm bóc lột một cách triệt để, chúng đặt ra hàng loạt Ty Thuế khóa, Sở Hà bạc, Ty Tuần kiểm ở khắp nơi, vừa phụ trách việc thu thuế vừa kiểm soát việc giao thương buôn bán, trong đó có 187 nha môn thuộc Ty Tuần kiểm; 19 nha môn thuộc Ty Thuế khóa; 3 Sở Hà bạc và 16 cục Kim trường.

Để vét tài nguyên khoáng sản, năm 1415, nhà Minh tiến hành việc khám thu các mỏ vàng, mỏ bạc, mộ phu đãi vàng và bắt voi trắng, mò trân châu. Năm 1418, chúng mở công trường mò ngọc trai, tìm kiếm hương liệu, bắt dân ta săn bắt chồn trắng, hươu trắng, voi trắng, lùng tìm rùa 9 đuôi, chim đậu ngược, vượn bạc má, trăn, rắn… Chính sách thuế khóa nặng nề và vơ vét đến cùng kiệt của nhà Minh đã làm cho Nhân dân ta điêu đứng. Năm 1417, số thuế buôn bán nhà Minh thu được ở Giao Chỉ là 3.902 quan 5 tiền 56 đồng và 30.558 quan 9 tiền 21 đồng tiền Bảo sao. Hầu như mọi ngành nghề thủ công nghiệp từ nghề tơ tằm, dệt vải lụa cho đến nghề làm cá, làm mắm, nấu muối ở ven biển đều phải nộp thuế bằng sản phẩm hoặc nộp thay bằng tiền. Đặc biệt, trong các thứ thuế kể trên, nhà Minh độc quyền kiểm soát việc khai thác và buôn bán muối. Chính sách khai thác và độc quyền buôn bán muối của nhà Minh được thực hiện với những quy định rất chặt chẽ và hà khắc.

Chính sách thuế khóa nặng nề cùng với việc nhà Minh độc quyền một số ngành nghề thủ công quan trọng đã làm cho công thương nghiệp nước ta đình đốn. Chưa hết, nhằm duy trì nền thống trị lâu dài, chính quyền đô hộ nhà Minh còn không ngừng xây dựng thành lũy, nha môn, công sở, dinh thự cho bọn quan lại, sửa sang đường sá, cầu cống và làm các dịch trạm. Hàng chục vạn dân đinh từ 16 đến 60 tuổi bị đẩy ra các công trường với chế độ lao dịch cưỡng bức. Không dừng lại ở đó, nhà Minh còn lệnh cho chính quyền đô hộ ở Giao Chỉ lùng bắt những người có học, những người thợ giỏi thông thạo các ngành nghề đưa về phương Bắc. Năm 1407, khi Trương Phụ về nước, đã đem theo 7.000 người thợ đủ các ngành nghề. Đến năm 1413, Hoàng Phúc lại sai chọn lựa các thợ giỏi và vợ con họ đưa về Yên Kinh để đóng thuyền…

Cùng với các chính sách thuế khóa bóc lột hà khắc, bọn cai trị nhà Minh còn thực hiện chính sách nô dịch và đồng hóa dã man, thâm độc về mặt văn hóa. Âm mưu của chúng là hòng thủ tiêu vĩnh viễn nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, đồng hóa phong tục tập quán như cách ăn mặc, lối sống… theo phong tục và lễ giáo nhà Minh. Chẳng hạn, tục thờ cúng và sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt bị nhà Minh áp đặt một cách thô bạo. Năm 1414, chính quyền đô hộ truyền bảng cho các phủ, châu, huyện dựng Văn miếu và các đàn thờ thần xã tắc, thần gió, thần mây, thần núi, thần sông và những thần không ai thờ cúng để tế lễ thường xuyên.

Ngoài ra, chúng còn cho xây dựng nhiều chùa, quán, đền, miếu, lập ra các nha môn chuyên trách việc truyền bá tôn giáo vào nước ta, nhằm thực hiện chính sách đồng hóa triệt để hơn. Đặc biệt, nhằm thủ tiêu nền văn hóa lâu đời của dân tộc ta, tháng 7 năm Mậu Tuất (1418) nhà Minh “sai hành nhân Hạ Thanh, tiến sĩ Hạ Thì sang thu lấy các loại sách ghi chép về sự tích xưa nay của nước ta” đưa về Trung Quốc. Đó là các tác phẩm về sử học, văn học, pháp luật, quân sự – di sản văn hóa của các triều đại trước để lại. Thay vào đó, các kinh điển nho gia như Tứ thư, Ngũ kinh để truyền bá rộng rãi vào nước ta. Ngoài ra, chúng còn triệt để phá hoại nhiều thành tựu văn hóa khác, như các công trình kiến trúc độc đáo, các di sản văn hóa…

Trước ách áp bức, bóc lột của giặc Minh, khắp nơi trong cả nước Nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh. Nhằm xoa dịu sự phản ứng của Nhân dân, năm 1424, nhà Minh buộc phải cho đình chỉ việc khai thác vàng bạc, tìm kiếm hương liệu ở Giao Chỉ. Năm 1426, vua Minh xuống chiếu khoan giảm việc trưng thu thuế khóa. “Các quân dân ở Giao Chỉ trừ việc nộp tiền thuế lương không kể, còn về việc đòi lấy các thứ vàng lấy bạc, tiền đồng, muối, sắt, hương liệu, thuế cá thì đình bãi cả, cho được trao đổi ở trong hạt với nhau, quan nha không cấm…”. Song, như Nguyễn Trãi đã tổng kết về tội ác của giặc Minh trong “Bình Ngô đại cáo”, rằng: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội/ Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!/ Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được?”. Tội ác của bè lũ cướp nước gây ra cho dân tộc ta suốt 20 năm, sao có thể chỉ bằng vài lời mị dân là có thể xoa dịu cho được!.

“Căm giặc nước thề không cùng sống”

Với ý chí “Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống”, năm Mậu Tuất (1418) Bình Định Vương Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa tại núi rừng Lam Sơn (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Theo sách Lam Sơn thực lục, buổi đầu khởi sự nghĩa quân chỉ có 35 quan võ, một số quan văn, 200 quân thiết đột, 200 nghĩa sĩ, 200 dũng sĩ, 14 con voi và một số người tham gia chủ yếu là người Thanh Hóa. Tổng cộng không quá 2.000 người. Ngược lại, lực lượng quân Minh lúc bấy giờ “có tới hơn 4 vạn rưỡi tên, voi ngựa có hàng trăm con”. Đúng như Nguyễn Trãi đã đúc kết trong câu: “Vừa khi cờ nghĩa dấy lên/ Chính lúc quân thù đang mạnh/ Lại ngặt vì: Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu/ Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần/ Nơi duy ác hiếm người bàn bạc”.

Sự chênh lệch về tương quan lực lượng, đã khiến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn buổi đầu khởi sự đã phải đương đầu với muôn vàn thách thức. Như sách “Đại việt sử ký toàn thư” đã chép: “Mùa xuân, tháng giêng, ngày canh thân, vua dấy binh ở Lam Sơn. Trước người Minh thường trao cho quan chức để dụ dỗ, vua không chịu khuất, khẳng khái có chí dẹp loạn. Từng nói rằng: “Trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn lập công lớn, để tiếng thơm ngàn năm, sao lại chịu hèn nhát để cho người sai khiến?” Bèn đem hào kiệt dựng cờ nghĩa, quyết diệt giặc Minh. Tháng ấy, ngày 9, bọn nội quan nước Minh là Mã Kỳ đem đại binh đánh vua ở Lam Sơn. Vua bèn lui quân đến đóng ở Lạc Thủy, đặt mai phục để đợi. Ngày 13, bọn Kỳ quả nhiên đến, vua tung hết quân phục ra xông đánh quân giặc. Cháu gọi vua bằng chú bác (có bản chép là con. Minh sử chép là em) là Lê Thạch cùng các tướng là bọn Đinh Bồ, Lê Ngân, Lê Lý xông trước vào trận, chém được hơn 3.000 thủ cấp, bắt được quân tư khí giới kể hàng nghìn, rồi dời quân đến núi Chí Linh. Ngày 16, phản thần là bọn Ái (không rõ họ) dẫn đường cho giặc đi lối tắt đánh úp đằng sau vua, bắt mất gia thuộc của vua và vợ con của quân dân rất nhiều. Quân sĩ dần dần nản lòng tản đi. Vua cùng với bọn Lê Lễ, Lê Náo, Lê Bí, Lê Xí, Lê Đạp ngầm nương náu ở trên núi (Chí Linh). Tháng 2, vua hết lương không có gì nấu cơm. Gặp khi giặc lui quân bèn đắp thành đất ở Lam Sơn…”.

Sau nhiều trận giằng co với địch và sau 3 lần rút lên núi Chí Linh để khôi phục, bảo toàn lực lượng. Lê Lợi quyết định tạm thời hòa hoãn với địch. Do lúc này nhà Minh đang gặp khó khăn, nên việc đàm phán giữa nghĩa quân Lam Sơn với quân Minh sớm có được kết quả. Ngày 10-4 năm Quý Mão (1423), Lê Lợi và nghĩa quân từ núi rừng Chí Linh trở về căn cứ Lam Sơn. Nhằm kéo dài thời gian để củng cố lực lượng, một mặt ông cho duy trì quan hệ “bề ngoài hòa thân” với địch; mặt khác ra sức chiêu tập nghĩa binh, sắm sửa vũ khí, quân sĩ vừa chăm luyện tập chiến đấu, vừa ra sức khẩn hoang, tăng gia sản xuất để tích trữ lương thực. Lam Sơn lúc bấy giờ như Nguyễn Trãi đã “phác họa” lại trong bài “Phú núi Chí Linh”: “Rồi thu thập tàn quân, nuôi vỗ ân cần/ Trong rèn chiến cụ, ngoài giả hòa thân/ Bỏ vàng mộ lính, giết voi khao quân/ Ai cũng mến vua mà liều chết/ Ai cũng muốn ra sức để đền ân/ Thế rồi luyện binh, kén tướng, mưu cao như thần/ Sống nhục thà thác vinh, biết quân ta khả dụng/ Lương thực khí giới do giặc cấp cho mình/ Vạn toàn quyết thắng, một mũi tên không coi khinh…”.

Qua hơn một năm đình chiến, lực lượng nghĩa quân Lam Sơn được phục hồi và lớn mạnh. Hơn nữa, thấy không thể khuất phục được Lê Lợi, quân Minh liền bắt giam sứ giả của nghĩa quân là Lê Trăn và chuẩn bị đàn áp cuộc khởi nghĩa. Trước tình hình đó, Lê Lợi quyết định đình chỉ giảng hòa, chủ động chuyển hướng hoạt động, tiếp tục cuộc đấu tranh vũ trang với quân Minh. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua nổi giận, cắt đứt giảng hòa. Các tướng sĩ cũng sôi sục căm thù, đều thề xin liều chết quyết chiến”. Tháng 9 năm Giáp Thìn (1424), nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa chuyển vào xây dựng đất đứng chân ở Nghệ An.

Cũng từ sự “chuyển hướng chiến lược” này, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bước sang một giai đoạn phát triển mới, với những chiến công hiển hách. Đó là những trận đánh lớn, những thắng lợi lẫy lừng đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến, như “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/ Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. Năm 1425, Bình Định Vương Lê Lợi cho quân siết chặt vòng vây thành Nghệ An, đắp thành Lục Niên ở núi Thiên Nhẫn bên hữu ngạn sông Lam để đóng quân lâu dài. Đến tháng 8-1426, Lê Lợi cho một số tướng tiến ra Bắc, mở đầu chiến dịch vây thành Đông Quan. Giặc Minh ở thành Đông Quan phải đắp cao thành lũy để phòng ngự và gửi thư cấp bách cho Lý An, Phương Chính từ thành Nghệ An mang quân ra ứng cứu. Tổng binh Vương Thông cố thủ thành Đông Quan gần 1 năm (từ tháng 10-1426 đến tháng 10-1427). Lê Lợi sai Nguyễn Trãi đưa thư gọi hàng nhiều lần nhưng hắn vẫn ngoan cố và âm mưu đợi quân cứu viện từ triều Minh.

Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn, nhà Minh quyết định điều động viện binh sang nước ta. Lê Lợi và bộ tham mưu đã phân tích toàn diện và sâu sắc tình hình để đưa ra quyết sách bình sáng suốt: “Đánh thành là hạ sách; ta đánh vào thành vững, hàng tháng, hàng năm không hạ nổi làm cho quân ta sức mệt, khí nản. Nếu viện binh của giặc lại lên thì trước mặt, sau lưng đều bị giặc đánh, đó là con đường nguy! Sao bằng nuôi dưỡng sức quân, giữ lấy nhuệ khí để đợi viện binh của giặc. Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng. Làm một việc mà được cả hai, đó mới là kế vẹn toàn vậy” (Phan Huy Lê). Tháng 10-1427, 15 vạn quân viện binh tiến vào Đại Việt theo hai hướng (10 vạn quân, 2 vạn ngựa do Liễu Thăng chỉ huy, theo đường từ Lạng Sơn đến Đông Quan; 5 vạn quân, 1 vạn ngựa, do Mộc Thạnh chỉ huy, theo đường từ Lào Cai xuống Đông Quan), đều bị quân ta tiêu diệt, Vương Thông buộc phải giảng hòa. Với dấu mốc là Hội thề Đông Quan (tháng 12-1427), đã chính thức đặt dấu chấm hết cho ách đô hộ suốt 2 thập kỷ của giặc Minh trên bờ cõi nước ta.

Có thể khẳng định, thắng lợi vĩ đại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã khôi phục lại nền độc lập; đồng thời, đặt nền móng để mở ra “Muôn thuở nền thái bình vững chắc” – một giai đoạn phát triển rực rỡ bậc nhất cho quốc gia Đại Việt trong tiến trình dựng lịch sử dân tộc.

Bài và ảnh: Khôi Nguyên

(Bài viết có sử dụng các tư liệu trong cuốn “Lê Lợi và đất Lam Sơn”; Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Nhân dân Thanh Hóa với khởi nghĩa Lam Sơn”).

Bài 2: Lãnh tụ Lê Lợi – “linh hồn” cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Các ngân hàng bàn giao nhà ở cho hộ nghèo ở huyện Như Xuân

Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về “Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025”, ngày 18/12 các đơn vị thuộc cụm thi đua số 14, gồm Agribank Nam Thanh Hóa, BIDV Thanh Hóa và BIDV Lam Sơn đã khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa...

Trên đất làng cổ Quần Thanh

Làng cổ Quần Thanh thuộc xã Khuyến Nông (Triệu Sơn) ngày nay. Nơi đây có đền thờ Thành hoàng làng là võ tướng Trần Huệ - người đã có công khai khẩn lập nên vùng đất này.Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Quần Thanh.Ảnh: Khắc CôngThế kỷ thứ III, cuộc khởi nghĩa do anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh khởi xướng lấy vùng núi Nưa làm căn cứ. Để bảo vệ căn...

BIDV Lam Sơn khai trương trụ sở mới tại số 7 Phan Chu Trinh, TP Thanh Hóa 

Ngày 9/12, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lam Sơn (BIDV Lam Sơn) chính thức khai trương và đưa trụ sở mới tại số 7 Phan Chu Trinh, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) vào hoạt động. Trụ sở được xây dựng với đầy đủ tiện nghi hiện đại theo chuẩn nhận diện thương hiệu của hệ thống BIDV, góp phần gia tăng tiện ích và tạo điều kiện thuận lợi cho...

Đại hội cơ sở Chi hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng 8/12, Chi hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại hội cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030.Các đại biểu tham dự đại hội.Nhiệm kỳ qua, chi hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đưa phong trào múa phát triển theo xu hướng của thời kỳ hội nhập. Ban chấp hành, hội viên chi hội hoạt động với tinh thần cống hiến; tiếp tục tập hợp,...

Cùng tác giả

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

[Bản tin 18h] Từ năm 2025, xét công nhận tốt nghiệp THPT kết hợp học bạ và kết quả thi theo tỷ lệ 50-50

25/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thống nhất mức trích chi phí quản...

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Đón nhận di sản văn hóa phi...

Ghi nhận quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định trong thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, ngày 7/11/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Theo đó, Yên Định là huyện thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn...

Cùng chuyên mục

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Du lịch Thanh Hóa có gì hút khách trong tháng cuối cùng của năm?

Từ trung tuần tháng 12, không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2024.Lễ thắp sáng cây thông Noel...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch đã, đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách. Trong đó, trọng tâm là hướng đến các thị trường có nguồn khách lớn, với mức tăng trưởng nhanh trong nước và quốc tế.Quảng bá du lịch Thanh Hóa tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024.Năm 2024, du lịch là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Gặp mặt cán bộ quân đội, công an nghỉ hưu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Sáng 19/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu, Anh hùng lực LLVT Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các...

Đọc sách cũ trong thời đại số

Khi mà sách, báo điện tử ngày càng lên ngôi, nhiều người vẫn giữ thói quen đọc và sưu tầm sách, báo cũ. Với họ, đây vừa là niềm vui, cũng là một nét đẹp văn hóa rất riêng giữa “nhịp sống số”.Nhiều cuốn sách và tài liệu quý đã nhuốm màu thời gian được gìn giữ cẩn thận tại Thư viện Hà Duyên Đạt.Thư viện Hà Duyên Đạt của gia đình ông Hà Duyên Sơn ở xã Xuân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất