Powered by Techcity

Miền đất của dân ca đặc sắc, đa sắc màu


Vĩnh Lộc là miền đất của dân ca, dân vũ phong phú và đa sắc màu. Sông Mã chảy qua nhiều địa phương của tỉnh Thanh đổ về biển cả, nhưng lời ca, tiếng hò gắn với dòng sông chở nặng phù sa của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ không phải địa phương nào nơi dòng sông đi qua cũng được đắp bồi, lắng đọng.

Miền đất của dân ca đặc sắc, đa sắc màuHò rước nước trong lễ hội làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng.

Dòng Mã giang soi bóng Hùng Lĩnh sơn tích tụ linh khí đất trời, tỏa lan tiếng cồng ngân vang, thì thầm trong mạch đất, soi bóng thành nhà Hồ kỳ vĩ, các miếu đền cổ kính linh thiêng và những con người dũng khí ngất trời mà hiền như khoai sắn… từ con người và vùng đất này mà ngân lên làn điệu dân ca sông Mã xốn xang, lay động hồn người, mãi muôn đời vang vọng nước non: Đến đây anh hát với nàng/ Hát lên sáu huyện, mười làng cùng nghe.

Sông Mã chảy giữa lòng Vĩnh Lộc và chầm chậm xuôi về với biển, chảy qua các làng quê chở nặng câu hò “Vàng tâm xuống nước cứ tươi/ Anh hùng lâm nạn cứ cười, cứ vui” một loại dân ca sông nước độc đáo riêng có của các làng quê miền đất Tây Đô.

Dân ca ở Vĩnh Lộc cũng bắt nguồn từ trong lao động và sản xuất nông nghiệp, gắn liền với dòng sông mỡ màu đắp bồi nên đồng, nên bãi, bốn mùa hoa trái tốt tươi và nguồn nước mát, trong lành, nuôi lớn thể chất và tâm hồn của những người dân gắn bó đời mình với dòng sông văn hóa. Trên đôi bờ của dòng sông ấy từng xuất hiện những làn điệu dân ca, được người dân nơi đây gọi là: hát gẹo, hát cuộc, hát giao duyên, đối đáp… mà từ câu ca đến điệu thức đều in đậm dấu ấn văn hóa sông nước của dòng Mã giang hùng vĩ mà thơ mộng: “Thuyền đà tới bến cô ơi/ Sao cô chẳng bắc cầu tôi lên bờ/ Thuyền đà tới bến anh ơi/ Cắm sào cho chặt vào chơi, xơi trầu”.

Dân ca của các làng quê Vĩnh Lộc gắn liền với dòng sông, gắn với sản xuất nông nghiệp, mùa vụ cấy trồng do người nông dân – “những hồn chân chất hiền như đất/ Khoai sắn tình quê rất thật thà”, lam lũ, tảo tần, một nắng, hai sương, đẹp người đẹp nết, họ không chỉ làm ra những mùa vàng mong ước, đem no ấm đến với mọi nhà, mà còn là chủ nhân sáng tạo ra những khúc hát, các làn điệu dân ca, thường kết hợp giữa hát và múa làm đắm say lòng người: … “Giếng làng Đừ vừa trong, vừa mát/ Gái làng Còng không hát cũng hay”.

Nước là yếu tố quan trọng trong cuộc sống, sống bên dòng Mã Giang… dần hình thành nên tín ngưỡng thờ nước, trong nghi lễ rước nước, cầu quốc thái dân khang an, cầu mùa, cầu bình yên, no đủ và âm hưởng của tiếng hò, điệu hát, kết hợp với động tác chèo thuyền làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng: “Bồng bềnh, bồng bềnh/ Trên chiếc thuyền rồng/ Tay hoa là cô bẻ lái/ Sóng to là cô vượt ghềnh/ Ơi khoan, hò khoan/ Thuyền cô Ba Thoải/ Lượn dòng sông sâu/ Đây dòng sông Mã/… Trước cảnh Bồng Tiên/ Cô vững tay chèo/ Cho thuyền lướt sóng/ Khoan hỡi, hò khoan”…

Sông Mã chảy qua Vĩnh Lộc không chỉ làm cho xóm thôn, đồng bãi trù phú, mà còn tác động tới nhận thức và tư duy của con người nơi đây để nảy sinh loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc đó là diễn xướng Chèo Chải ở làng Cẩm Hoàng (Vĩnh Quang), nơi có “núi Lê mây phủ trông như gấm/ Sông Mã trăng soi tựa ngọc trai” được Bình Định Vương cảm tác đề thơ.

Diễn xướng Chèo Chải do cái chèo lĩnh xướng và con chèo, quân bơi hát xô kết hợp múa chèo thuyền. Khi trình vừa chèo thuyền trên cạn và hát: “Hôm nay ngày kỵ đền ta/ Trước là tế thành sau ra bơi thờ/ Ta chèo một mái sang sông/ Rước lấy tiến sĩ, quận công về làng”. Hát múa Chèo Chải tế lễ Thành hoàng diễn ra trong không gian thiêng, tôn vinh, tri ân tiền nhân đã có công khai phá dựng xây nên xóm làng yên vui, trù phú. 12 cô thôn nữ xinh tươi duyên dáng, yếm đào váy lãnh, tuổi độ trăng rằm, trên đầu đội đĩa đèn, tay cầm quạt, tay mang bai chèo thành thục trong điệu vũ: Chạy cữ, múa dầm chèo, múa quạt, múa cờ, chèo cạy, múa khăn, chống sào, múa đèn với lời ca và tiếng đàn phụ họa: “… Hai tay cất lấy mái chèo/ Cất lên cho đều bái tạ Thánh vương/ Nay mừng Thánh đế tri trường/ Coi trong thiên hạ bốn phương dân lành/ Canh nông lạc nghiệp đua tranh/ Sĩ tử học hành, võ tập can qua/ Công thương tứ thú đưa ra/ Yêu thương trăm họ âu ca thái bình/ Là xinh… xinh… xinh/ Chúng tôi xin chúc Thánh minh đời đời”. Vũ điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, lời ca lúc khoan lúc nhặt, phấn chấn, ngất ngây… có sức lay động tâm hồn, đưa người xem về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ người xưa, phán ánh tín ngưỡng cầu nước, cầu ánh sáng mặt trời, chống lụt… cho lúa chín bông vàng, mùa màng ấm no.

Hát múa Chèo thờ ở đình Tam Tổng, đền thờ Trần Khát Chân (xã Vĩnh Tiến) với các màn hát múa: Giáo đầu, Bắt mái chèo thầm, Bắt mái chèo khoan, Bắt mái chèo thờ, hát Hà thanh, hát mừng Đức Thánh… từ lễ tiết, lời ca, điệu múa nhịp nhàng, mang đậm dấu ấn dân ca và trò diễn vùng sông Mã và nghi lễ cung đình: “Hôm nay ngày kỵ đền ta/ Đức Thánh đền Đún cả ba tổng thờ/ Nối liền đền Đún Thành Hồ/ Cái Hoa đường cũ, không mờ dấu xưa…”.

Cùng với các làn điệu dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, ngợi ca những người anh hùng, Thành hoàng có công với dân, với nước, các làng thôn bên dòng sông Mã còn sáng tạo và trình diễn các loại hình dân ca từ bao đời nay như hát cách sông (Vĩnh Ninh), hát đúm, hát trống quân (Vĩnh Thành, Vĩnh Quang) diễn tả các cung bậc tình cảm của những người dân lao động gắn bó với ruộng đồng, dòng sông, ngọn núi; gắn bó mật thiết với con người và cảnh vật nơi đây với những lời ca nồng nàn đắm say, rạo rực.

Không chỉ sản sinh ra các loại hình dân ca, một số làng quê ở Vĩnh Lộc còn có hát ca công, tiêu biểu như làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến hãy còn gìn giữ. Con đường từ cửa Nam thành nhà Hồ ra Đốn Sơn chính phố Hoè Nhai – đường Hoàng cung triều Hồ đã một thời “vang bóng” tiếng đàn, điệu phách, lời ca của các ca nương vang vọng. Trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, khu vực thành Tây Đô và vùng phụ cận có tới 36 làng hát ca công, có mối liên hệ và liên kết lẫn nhau với nhiều tỉnh thành khác và tại Hải Phòng cũng có làng Đông Môn, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, làng ca trù này có nguồn gốc Vĩnh Lộc, Thanh Hóa do Đinh Triết, con trai Đinh Lễ đã mang ca trù từ miền đất Tay Đô tớ nơi cửa biển vùng Đông Bắc này.

Cùng với ca công, hình thức hát nói, hát cửa đình sáng tạo của dân gian đến ca trù in dấu bác học, trên đất Tây Đô có một hình thức sân khấu độc đáo đó là hát tuồng (hát bội) được các làng cổ xã Vĩnh Long, Vĩnh Thành trình diễn. Hát tuồng diễn ở đình, loại hình nghệ thuật mang tính cung đình, song cũng mang nhiều yếu tố dân gian; Hát trống quân ở làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến trong các dịp lễ tết, hội hè cũng diễn ra vui tươi, nhộn nhịp, với tiếng trống rộn ràng quyện hòa cùng lời hát thiết tha, trầm ấm… làm cho lòng người phấn chấn, xốn sang. Đến với Vĩnh Lộc còn bắt gặp nhiều làn điệu dân ca phong phú, đặc sắc như­ hát xường, hát ru và dân ca nghi lễ, đồng bào Mường với nhiều cung bậc tình cảm tinh tế, thiết tha đằm thắm, ngợi ca cuộc sống và cảnh vật thiên nhiên gắn bó với con người và miền đất này.

Dân ca là tiếng nói tình cảm, tâm hồn của con người và vùng đất Vĩnh Lộc có tự bao đời. Miền quê với Mã giang – sông xanh ăm ắp mỡ màu và núi thiêng Hùng Lĩnh khởi nguồn, chắp cánh cho dân ca bay bổng, ngấm vào mạch đất, thấm vào lòng người tỏa lan, lay động. Dân ca – loại hình di sản văn hóa phi vật thể của người và đất Tây Đô cần được bảo tồn, phát huy giá trị trong cuộc sống, không chỉ hôm qua, hôm nay và cả mai sau.

Bài và ảnh: Hoàng Minh Tường (CTV)



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/mien-dat-cua-dan-ca-dac-sac-da-sac-mau-223721.htm

Cùng chủ đề

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân

Sáng 6/11, tại xã Yên Nhân (Thường Xuân), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT; Cầm Bá Lâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thường Xuân đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân trước kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII.Các đại biểu HĐND tỉnh tại buổi tiếp xúc cử triTại buổi tiếp xúc, đại diện tổ đại biểu HĐND tỉnh đã...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm vụ đông

Vụ đông năm nay tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 47.000ha, ưu tiên cho các loại rau màu, ngô ngọt, ngô làm thức ăn chăn nuôi, dưa chuột... Với quyết tâm đạt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang khuyến khích người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, HTX liên kết...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất