Powered by Techcity

Mang văn hóa truyền thống đến gần hơn với du khách dịp Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán – “ngày hội văn hóa” lớn nhất của dân tộc Việt Nam, đây cũng chính là dịp để xứ Thanh quảng bá sâu rộng những nét văn hóa đặc sắc đến du khách thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp. Đến nay, cùng với các địa phương, một số khu, điểm du lịch đã xây dựng kế hoạch tổ chức đa dạng hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống, qua đó giúp du khách cảm nhận rõ hơn về một xứ Thanh đậm đà bản sắc.

Mang văn hóa truyền thống đến gần hơn với du khách dịp Tết Nguyên đánKhu nghỉ dưỡng Pù Luông Eco Garden (Bá Thước) tổ chức đa dạng các hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống dành cho du khách dịp Tết Nguyên đán hằng năm.

Năm nay là năm thứ 2 TP Thanh Hóa tổ chức chương trình “Tết xưa làng cổ” vào dịp Tết Nguyên đán. Theo kế hoạch, chương trình “Tết xưa làng cổ” Xuân Giáp Thìn năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 2 đến 15/2 (tức từ ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng. Chương trình diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: tổ chức ẩm thực; trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm đặc sản, nông sản và các sản phẩm OCOP TP Thanh Hóa tại khu vực “Chợ quê” (bên cạnh chùa Phạm Thông); tổ chức trò chơi, trò diễn dân gian như: bịt mắt đập nồi, cà kheo, chọi gà, ném còn, cờ tướng, cờ người, bịt mắt bắt dê, đá cầu, kéo co…; bố trí các điểm check-in mang đậm dấu ấn làng cổ Đông Sơn; thi chọi gà… Đặc biệt, năm nay, tại khuôn viên nhà cổ gia đình ông Lương Trọng Duệ sẽ tổ chức hoạt động “Ông đồ cho chữ ngày Tết”, dự kiến diễn ra từ ngày 11/2 đến 15/2/2024 (tức ngày 2 đến 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Bà Lê Thị Thanh, Chủ tịch UBND phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) cho biết: “Thông qua chương trình “Tết xưa làng cổ” nhằm tạo một không gian vui chơi, trải nghiệm không khí tết cổ truyền của dân tộc, giúp cho du khách trải nghiệm không gian tết xưa điển hình của làng quê Bắc bộ. Mặt khác đây cũng là dịp để du khách, bạn bè quốc tế hiểu hơn về những phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của Việt Nam tại làng cổ Đông Sơn. Chính vì vậy, các không gian sẽ được trang trí đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học, có điểm nhấn. Đối với các gian hàng tại chợ quê, chúng tôi yêu cầu phải là sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, khuyến khích Nhân dân làng cổ bày bán các sản phẩm tự làm ra, tự trồng được để kinh doanh phục vụ du khách tham quan đầu Xuân. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm phù hợp với ngày tết cổ truyền. Công tác trang trí cổng làng, tổ chức các không gian, điểm check-in, phường Hàm Rồng sẽ cố gắng hoàn thành xong trước ngày 25/1”.

Bên cạnh những nét văn hóa truyền thống vốn quen thuộc ở hầu hết các làng quê, các huyện miền núi xứ Thanh lại có những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo, mang bản sắc riêng dịp Tết Nguyên đán. Bởi vậy, đến với các khu, điểm du lịch sinh thái cộng đồng dịp này, du khách không chỉ tham quan, nghỉ dưỡng, mà còn được hòa mình vào không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống, thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc trong ngày tết cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số Thái, Mường, Mông,…

Tại Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước), dự kiến sẽ đón lượng khách lớn trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đặc biệt là khách quốc tế. Chính vì vậy, cùng với các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân tại địa phương, một số khu nghỉ dưỡng đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hóa, văn nghệ truyền thống phục vụ du khách trong dịp này. Ông Đỗ Đức Mạnh, Giám đốc Khu nghỉ dưỡng Pù Luông Eco Garden cho biết: “Trong dịp tết cổ truyền, người Thái thường làm rất nhiều loại bánh và món ăn đặc trưng để dâng lên tổ tiên cũng như đãi khách. Trong đó, cá nướng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đãi khách vào ngày tết của người Thái. Theo đó, chúng tôi chú trọng khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng, phong tục, tập quán truyền thống ngày tết để giới thiệu đến du khách. Và rất thuận lợi cho các khu nghỉ dưỡng tại đây, khi hầu hết nhân viên là người đồng bào Thái, thuận tiện cho việc tổ chức, hướng dẫn du khách trải nghiệm gói các loại bánh, giới thiệu món ăn truyền thống hay tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: nhảy sạp, đánh cồng chiêng, khua luống,… Đối với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chúng tôi sẽ tổ chức thường xuyên vào các buổi tối trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chúng tôi xác định, dịp tết cổ truyền chính là cơ hội để quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Thái, góp phần xây dựng điểm đến đậm đà bản sắc”.

Trong những năm gần đây, đông đảo du khách lựa chọn các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng và khám phá những nét văn hóa truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán. Chính vì vậy, cùng với các địa phương và sự chủ động của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự định hướng để việc tổ chức các hoạt động văn hóa, giới thiệu những phong tục, tập quán tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh thật sự ý nghĩa, chất lượng và đa dạng. Cùng với đó, cần tăng cường công tác quản lý nhằm tránh để xảy ra tình trạng biến tướng, tổ chức sai lệch các hoạt động văn hóa, mê tín dị đoan từ những phong tục, tập quán vốn mang bản chất tốt đẹp của xứ Thanh.

Bài và ảnh: Hoài Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 7/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Cầm Thị Mẫn nhất trí cần thiết phải sửa đổi một cách toàn diện...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất