Powered by Techcity

Lý Thường Kiệt với vùng đất Châu Ái


Từ một chức sĩ quan thị vệ theo hầu Lý Thái Tông, do tài năng và đức độ, Ngô Tuấn (tên thật của Lý Thường Kiệt) trở thành một võ tướng mưu lược, giữ chức Thái bảo rồi Thái phó dưới thời Lý Thánh Tông. Ông được nhà vua nhận làm con nuôi (Thiên tử nghĩa nam), được mang họ vua và từ đó mang tên Lý Thường Kiệt.

Lý Thường Kiệt với vùng đất Châu Ái - Thanh HóaThái úy Lý Thường Kiệt được thờ phụng trang nghiêm ở chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (xã Thuần Lộc, Hậu Lộc). Ảnh: Chi Anh

Lý Thường Kiệt làm quan trải qua ba triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, từng đánh Tống, bình Chiêm, làm nên sự nghiệp rực rỡ. Ông được đánh giá là người có tài kinh bang tế thế, là một chính trị gia giỏi, nhà quân sự kiệt xuất, anh hùng lớn của dân tộc. Với vùng đất Châu Ái (Thanh Hóa) – nơi Lý Thường Kiệt trực tiếp cai quản trong 20 năm (1081-1101), trong tâm thức Nhân dân ông trở thành một kiến trúc sư lừng lẫy kiến tạo một nền tảng khá toàn diện và vững chắc cho vùng đất “phên dậu thứ hai” phía Nam đất nước dưới vương triều Lý.

Mùa thu, tháng bảy lịch trăng năm Canh Tuất (1010), đoàn thuyền ngự của vua Lý Thái Tổ từ Hoa Lư cập bến thành Đại La. Từ giờ phút đó, thành Đại La được đổi tên là thành Thăng Long và giữ vai trò kinh đô của đất nước. Cũng từ đây, miền đất Châu Ái trở thành miền đất “trại” xa trung tâm cả nước. Do vị trí, vai trò của thiên nhiên và quá trình giữ nước và dựng nước, trong buổi đầu của nền tự chủ trải các đời Khúc – Dương – Ngô – Đinh – Tiền Lê, nên Thanh Hóa trở thành miền đất được nhà Lý quan tâm đặc biệt.

Trước hết, để củng cố Nhà nước quân chủ, thực hiện quản lý quốc gia thống nhất, nhà Lý đã tiến hành trấn áp các cuộc nổi dậy ở một số địa phương thuộc vùng đất Thanh Hóa. Đồng thời, nhà Lý cắt cử Thái úy Lý Thường Kiệt trấn thủ Thanh Hóa từ năm 1081 đến năm 1101.

Vào trấn thủ Thanh Hóa, lúc này Lý Thường Kiệt đã 63 tuổi và đã trải qua những ngôi vị cao của quyền lực như giữ chức Thái bảo và Thái phó dưới triều Lý Thánh Tông; Nguyên soái lĩnh ấn tiên phong vào năm 1069 khi Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành; Phụ Quốc Thái úy nắm giữ binh quyền và linh hồn của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Điều đó cho thấy vị trí và địa thế chiến lược hết sức quan trọng của miền đất Châu Ái đối với quốc gia Đại Việt. Để củng cố và tăng thêm sức mạnh quyền lực, năm 1082 vua Lý Nhân Tông “ban thêm cho Lý Thường Kiệt một quận ở Thanh Hóa, cho ông làm phong ấp, châu mục đều ngưỡng mộ phong thanh, muôn dân đều mến đức chính”(1).

Trong 20 năm trấn thủ Châu Ái, với quyền lực tối cao và mang danh “Thiên tử nghĩa nam”, Lý Thường Kiệt được hoàn toàn quyết định mọi việc ở trong trấn. Để phát triển kinh tế, ngoài việc chú trọng đến việc nông tang, cày bừa, cấy hái làm sao cho người dân không bị mất mùa, Lý Thường Kiệt còn trực tiếp chỉ huy việc đào vét kênh nhà Lê (Kênh Đồng Cổ đào thời Lê Hoàn) để nối sông Mã với sông Lương ở địa bàn xã Yên Trung (Yên Định ngày nay) và cho lập ra trang A Đô ở thời kỳ này. Rồi ông cho tìm những người thợ đục đá lành nghề – là những tù binh Chăm để khai khẩn đất hoang, lập ra các trang ấp ở Thanh Hóa và các nơi trong nước Đại Việt(2). Lý Thường Kiệt còn trực tiếp đến giáp Bối Lý (nay là xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa) giải quyết việc hai giáp là họ Thiều và họ Tô xin chuộc lại khoảnh ruộng của tổ tiên từ quan Bộc Xạ (tức Lê Lương ở thế kỷ X). Ông đã cho chuộc lại ruộng, lập bia đá và chia ruộng cho hai giáp. Lý Thường Kiệt cũng đến đầm A Lôi chia một nửa đầm cho giáp Bối Lý, một nửa đầm cho giáp Viên Đàm… Những việc làm đó đã khuyến khích người dân đẩy mạnh sản xuất, xây dựng đất nước(3). Ở thế kỷ này, các nghề thủ công như nghề đục đá làng Nhồi, nghề đúc đồng ở giáp Bối Lý, nghề dệt vải, làm đồ gốm, đan lát, đi biển ở các làng xã có những bước phát triển đáng kể. Về thương nghiệp, tuy Thành Tư Phố không còn là trung tâm lỵ sở của tỉnh, nhưng đây vẫn là một trung tâm thương mại lớn. Giáp Bối Lý trở thành một trung tâm thương mại lớn với mặt hàng đặc sắc là sản phẩm của nghề đúc đồng. Duy Tinh là lỵ sở của Thanh Hóa thời Lý, ở ngay đầu mối cửa biển Lạch Trường, vì thế đây trở thành một trung tâm thương mại lớn nhất ở Thanh Hóa thời kỳ này… góp phần làm cho diện mạo của một nền kinh tế phát triển khá toàn diện, vững chắc.

Cùng với phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, Lý Thường Kiệt còn chăm lo phát triển văn hóa nhằm giáo hóa dân chúng về mọi mặt. Kế thừa những thành tựu văn hóa của thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc và của hơn 1.000 năm đấu tranh chống ách thống trị xâm lược của phương Bắc, nền văn hóa – văn nghệ dân gian thời kỳ này có điều kiện để phát triển. Những tập quán cổ truyền và tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp với tục thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với quê hương, đất nước trong chống bão lụt, tạo lập xóm làng, đánh giặc ngoại xâm… được phân bố ở nhiều làng xã trong tỉnh như Đông Sơn, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Hậu Lộc, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Nga Sơn, Hà Trung.

Nét nổi bật ở thời kỳ Lý Thường Kiệt làm trấn thủ Châu Ái là Phật giáo thịnh hành với những công trình kiến trúc tiêu biểu. Một loạt các chùa, tháp do Lý Thường Kiệt chủ trương tu bổ và xây dựng, tiêu biểu là chùa Hương Nghiêm (Thiệu Trung, Thiệu Hóa), chùa Linh Xứng (Hà Ngọc, Hà Trung), chùa An Hoạch (phường An Hoạch, TP Thanh Hóa)… Đây là những cột mốc biên cương về văn hóa mà cho đến nay khi đọc lại những văn bia được dựng cách đây gần 1.000 năm mới thấy ông cha ta trong công cuộc xây dựng đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Đánh giá về đức nghiệp của Lý Thường Kiệt, vị Hải Chiếu đại sư Pháp Bảo – một người làm việc dưới quyền ông trong những năm ông làm trấn thủ Châu Ái viết: “Dùng oai vũ để trừ bọn gian ác, đem minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết dân lấy ấm no làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng cả người già ở nơi thôn dã, nhờ đó mà được an thân. Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự đẹp tốt đều ở đây cả. Giúp chính sự cho ba triều, dẹp yên loạn biên tái, chỉ khoảng vài năm mà tám phương yên lặng, công thật to lớn”(4).

Sau 20 năm đi trấn thủ miền đất phên dậu Châu Ái, Lý Thường Kiệt đã hoàn thành xuất sắc công việc được vua Lý Nhân Tông giao phó. Khi trở về kinh thành Thăng Long tuổi đã già và mất vào năm 1105, thọ 86 tuổi. Ở vùng đất Đại Lại (Châu Ái xưa, nay là xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung), phía Nam núi Ngưỡng Sơn, nằm kề sông Mã – nơi Lý Thường Kiệt cho dựng chùa Linh Xứng, phía dưới dựng Lương Mục Đường (nhà ở của ông khi làm trấn thủ Châu Ái) đã trở thành ngôi đền thờ quốc tế thờ phụng vị Phúc thần lớn của miền đất Châu Ái- xứ Thanh đến nay đã ngót một nghìn năm.

Phạm Văn Tuấn

(1), (2) Văn bia chùa Báo Ân (TP Thanh Hóa).

(3) Văn bia chùa Hương Nghiêm (huyện Thiệu Hóa).

(4) Văn bia chùa Linh Xứng (huyện Hà Trung).



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/ly-thuong-kiet-voi-vung-dat-chau-ai-thanh-hoa-217976.htm

Cùng chủ đề

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 28/12/2024

Hôm nay (28/12), Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa chúc tết doanh nghiệp và trao quà cho công nhân lao động; khai mạc Giải bóng đá nhi đồng miền Bắc năm 2024; huyện Hà Trung công bố thành lập hai thị trấn Hà Lĩnh, Hà Long.NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-28-12-2024-235068.htm

Hà Trung tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Hà Trung, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Tết Nguyên đán bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình, tạo khí thế mới, động lực mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025, tạo đà để hoàn thành...

Hà Trung gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu 

Sáng 18/12, huyện Hà Trung đã gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).Các đại biểu dự buổi gặp mặt.Tại buổi gặp mặt, các đại biểu và 158 cán bộ Quân đội, Công an đã nghỉ hưu trên địa bàn huyện cùng nhau ôn lại truyền thống...

Hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế

Xác định hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Hội LHPN huyện Hà Trung đã có nhiều hoạt động thiết thực, đồng hành cùng hội viên trong phong trào phát triển kinh tế bằng các hoạt động đa dạng, như: tuyên truyền, vận động chị em tham gia khởi nghiệp, hăng hái thi đua sản xuất, tiếp cận các nguồn vốn vay, mở các lớp đào tạo nghề... Qua đó,...

Dưới chân núi Chiếu Bạch

Cho đến tận ngày hôm nay, khi thời gian cùng biến ảo thời cuộc đã làm mất đi nhiều giá trị thì sự hiện diện của những ngôi chùa, đình, đền, bia đá cổ... trên nền bức tranh sơn thủy hữu tình vẫn đủ sức vẽ nên một vùng danh lam thắng cảnh, lịch sử - văn hóa tiêu biểu, độc đáo dưới chân núi Chiếu Bạch (nay thuộc xã Yến Sơn, Hà Trung).Đền thờ Đô thống Thượng tướng...

Cùng tác giả

Năm 2025, chuyển 2 bệnh viện tại Thanh Hóa thành bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội

Theo Quyết định số 1704/QĐ-TTg, giai đoạn đến hết năm 2025, Bộ Y tế sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện: Bệnh viện 71 Trung ương, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương chuyển thành các bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội.Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương tại Thanh Hóa.Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày...

Hai địa phương của Thanh Hóa được đầu tư gần 103 tỷ đồng xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1696/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân các cấp (giai đoạn 1). Theo quyết định, tỉnh Thanh Hóa có 2 địa phương được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Toà án nhân dân cấp huyện.Sẽ xây dựng trụ sở làm việc TAND TP...

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn...

Nhân dịp đón Năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết “Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc”. Báo Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn,...

Văn hóa khẳng định vai trò “nền tảng”

Trên con đường hiện thực hóa khát vọng trở thành tỉnh kiểu mẫu, Thanh Hóa đã phát huy vai trò của văn hóa. Qua đó, từng bước tạo “động lực” cho sự phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.Người dân TP Thanh Hóa tham gia Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa năm 2024.Những “trái ngọt” từ mạch nguồnXứ Thanh được ví như “cái nôi” văn hóa với nền văn hóa Đông Sơn - một...

Sôi động các công trình trọng điểm

“Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Thanh Hóa đã “quyết thắng” cùng cả nước đưa những công trình kiến thiết kỳ vĩ “thần tốc” về đích, đưa khát vọng “vươn cao, bay xa”...Đường dây 500kV mạch 3 qua Thanh Hóa.Niềm vui toàn dân tộc trong “khúc ca khải hoàn” ngày Quốc Khánh năm nay vỡ òa trong “tin chiến thắng”, khi cả nước hân hoan khánh thành công trình trọng điểm - Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất