Powered by Techcity

Loay hoay bài toán nâng cao giá trị

Là cây trồng chủ lực, được xác định đem lại nguồn thu chính cho hàng trăm nghìn hộ dân khu vực miền núi, nhưng đa phần người trồng tre luồng ở Thanh Hóa vẫn chưa thể khá giả. Nâng cao giá trị tre luồng để giảm nghèo, giúp người trồng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương vẫn còn là trăn trở với ngành nông nghiệp và các cấp chính quyền…

Nghèo giữa vùng tre luồng... lớn nhất Việt Nam (Bài cuối): Loay hoay bài toán nâng cao giá trịChế biến tre luồng theo hướng công nghệ cao tại nhà máy của Công ty CP Bamboo King Vina, huyện Lang Chánh. Ảnh: P.V

Giữa vựa nguyên liệu dồi dào, song việc liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị giữa người dân, doanh nghiệp còn hạn chế, khiến giá trị tre luồng rất thấp.

Thiếu và yếu chuỗi liên kết

Bình quân mỗi năm, người dân ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa cung cấp ra thị trường 60 triệu cây tre luồng (tương đương 1,6 triệu tấn) và 80.000 tấn nguyên liệu đã sơ chế, phục vụ chế biến và xuất khẩu. Sản phẩm chế biến từ luồng tương đối đa dạng, từ bột giấy, tăm, đũa, ván ép, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng… Thế nhưng, giá trị tre luồng vẫn bèo bọt với thu nhập bình quân hàng năm chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng/ha.

Một số sản phẩm như tăm hương, nguyên liệu giấy… không cần yêu cầu cao về chất lượng nên thương lái thu mua cả cây non, không quan tâm đến hậu quả của việc khai thác quá mức. Còn người dân nghèo, vì cần tiền và tầm nhìn hạn hẹp nên mới quan tâm đến lợi ích trước mắt. Từ hai sự dễ dãi của cả người mua lẫn người bán dẫn đến các rừng tre luồng bị khai thác quá mức, giá trị thấp.

Theo ông Hà Văn Ngoãn, Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (Quan Hóa), trên địa bàn có 2.000 ha rừng luồng sản xuất, chiếm hơn 50% diện tích tự nhiên của xã. Người dân ở đây chủ yếu sống dựa vào cây luồng và một ít diện tích lúa nước. Mặc dù, địa phương đã thu hút được 2 cơ sở chế biến luồng, nhưng các cơ sở này không có sự liên kết bao tiêu sản phẩm với người dân. Nguồn nguyên liệu luồng chủ yếu của các cơ sở này do người dân tự khai thác mang đến xưởng bán hoặc qua thương lái. Có thời điểm như gần Tết Nguyên đán 2023, giá luồng xuống 5.000 đồng/kg mà không có người mua.

Nghèo giữa vùng tre luồng... lớn nhất Việt Nam (Bài cuối): Loay hoay bài toán nâng cao giá trịKhông có chuỗi liên kết, người dân xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) phải bán luồng theo cân cho thương lái để băm dăm làm nguyên liệu giấy.

Huyện Lang Chánh, địa phương được mệnh danh là “Vua luồng” xứ Thanh không chỉ bởi diện tích tập trung lớn mà còn bởi chất lượng cây luồng được đánh giá cao. Với gần 14.000 ha tre luồng, sản lượng khai thác hàng năm hơn 11 triệu cây và hơn 1.000 tấn nguyên liệu liên quan. Xác định phải gắn với chế biến để có thêm đầu ra, nâng cao giá trị tre luồng và thu nhập cho bà con nên nhiều năm qua, huyện ra sức kêu gọi hình thành các cơ sở chế biến. Đến nay, toàn huyện có 14 công ty, HTX và các cơ sở thu mua, chế biến các sản phẩm từ luồng, như: đũa, giấy, ván sàn, đốt than hoạt tính…

Mặc dù vậy, trên địa bàn huyện Lang Chánh chưa có chuỗi liên kết sản xuất nào giữa người dân và doanh nghiệp. Người trồng vẫn tự tìm đầu ra cho cây luồng, khi giá luồng cao thì khai thác ồ ạt, ngược lại giá xuống thấp thì ít khai thác.

Theo ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh, sự liên kết giữa nhà máy chế biến và người dân trồng luồng trên địa bàn huyện còn yếu. Hoạt động kinh doanh nguyên liệu tre luồng còn manh mún, thiếu tổ chức và thiếu tính chính thống. Các chuỗi giá trị tre luồng hiện tại còn tồn tại rất nhiều mắt xích trung gian và chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa đơn vị chế biến với nông dân khiến giá trị cây luồng rất thấp.

“Thủ phủ” tre luồng của cả nước nhưng Thanh Hóa mới có 2 doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ với diện tích 5.414,6 ha. Trong đó, Công ty CP Ngọc Sơn liên kết với 69 hộ ở huyện Quan Sơn để sản xuất và tiêu thụ 3.045 ha luồng và vầu; Công ty CP BWG Mai Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) liên kết với 545 hộ ở huyện Quan Hóa để sản xuất – tiêu thụ cho 2.369,6 ha luồng. Qua đó cho thấy hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất tre luồng của tỉnh chưa phát triển, các nhà máy chế biến đa phần chưa gắn kết với vùng nguyên liệu.

Trong khi đó, tỷ lệ nguyên liệu tre luồng đưa vào chế biến còn thấp, mới đạt khoảng 40%, còn lại là tiêu thụ ở dạng nguyên liệu thô. Sản phẩm chế biến cũng mới ở dạng sơ chế là chính nên giá trị sản xuất thấp và gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Những bất cập và yếu kém trong phát triển tre luồng cũng được chỉ rõ trong nhiều hội nghị và các buổi làm việc của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa với các huyện miền núi và ngành nông nghiệp tỉnh.

Gần đây nhất, tháng 12-2021, HĐND tỉnh khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND, ban hành chính sách hỗ trợ thâm canh rừng trồng luồng, nứa, vầu; hỗ trợ làm đường lâm nghiệp vùng rừng sản xuất tập trung; hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC.

Chính sách này đã “bao phủ” hỗ trợ người dân cả về trồng mới thâm canh, phục tráng diện tích tre luồng đã bị thoái hóa, phát triển hạ tầng vùng trồng và hướng phát triển vùng nguyên liệu bền vững. Đến nay, việc thực hiện chính sách đang được triển khai, đem lại hiệu quả bước đầu.

Kỳ vọng thêm dự án chế biến hiện đại

Theo Sở Công Thương Thanh Hóa, đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 57 doanh nghiệp, cơ sở chế biến tre luồng. Nhưng mới chỉ có 7 cơ sở chế biến sâu, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, than hoạt tính, viên nén, tre luồng ép khối… Mỗi năm, các cơ sở chế biến sâu này đã tiêu thụ khoảng 27 triệu cây, 36 nghìn tấn nguyên liệu khác, chiếm 45% sản lượng tre luồng toàn tỉnh. Còn lại 55% sản lượng tre luồng được tiêu thụ qua 50 cơ sở chế biến nhỏ lẻ trong tỉnh, sản xuất sản phẩm thô (tăm, đũa, vàng mã…) và bán ra ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Song Hoan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tre luồng tỉnh Thanh Hóa, cho biết: “Hiện nay, các sản phẩm tre luồng của tỉnh giá trị thấp, dẫn tới thu nhập của người trồng không ổn định. Phần lớn là các sản phẩm chế biến thô, quy mô các cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh tre, luồng của tỉnh. Đến 80% sản phẩm chế biến từ tre, luồng là đũa, còn lại là giấy vàng mã, vật gia dụng khác nên chưa có “thương hiệu” riêng về các sản phẩm tre luồng chế biến tinh”.

Gần đây, huyện Lang Chánh đã thu hút được nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng tại Cụm Công nghiệp Bãi Bùi (thị trấn Lang Chánh), do Công ty CP Bamboo King Vina đầu tư xây dựng. Đến thời điểm tháng 9-2023 này, một phần nhà máy đã đi vào hoạt động, sản xuất ván ép, đồ gia dụng và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ tre luồng.

Dự án có công suất chế biến 1.500 tấn nguyên liệu/ngày, với tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng trên diện tích 15 ha. Khi hoàn thành và đi vào hoạt động 100% công suất sẽ giải quyết việc làm cho 1.500 lao động và hàng chục nghìn lao động gián tiếp tại huyện Lang Chánh và các huyện lân cận. Với sự xuất hiện của dự án, kỳ vọng có sự gắn kết chặt chẽ giữa người trồng luồng và những nhà máy chế biến có công nghệ cao được hình thành.

Phó tổng Giám đốc Công ty CP Bamboo King Vina Hồ Thị Quý cho biết, khi nhà máy đi vào hoạt động 100% công suất sẽ thúc đẩy liên kết giữa nhà nông, HTX, chính quyền, nhà khoa học và doanh nghiệp. Nhằm ổn định vùng nguyên liệu, công ty sẽ kết nối để hỗ trợ, đào tạo, tư vấn kỹ thuật cho HTX và hộ dân trồng luồng trong việc ươm giống, trồng mới, chăm sóc và khai thác tre luồng một cách khoa học, giúp tăng thu nhập cho nguời dân từ 20 lên 100 triệu đồng/ha trong tương lai.

Nghèo giữa vùng tre luồng... lớn nhất Việt Nam (Bài cuối): Loay hoay bài toán nâng cao giá trịĐũa tre Mường Hạ của huyện vùng biên Quan Sơn – một trong số ít sản phẩm tinh từ tre luồng của Thanh Hóa.

Bước đầu có thể nhận thấy vai trò của Nhà máy chế biến tre luồng Bamboo King Vina trong việc “nâng tầm” cây luồng xứ Thanh. Tuy nhiên, một nhà máy chế biến hiện đại là quá ít so với nhu cầu tiêu thụ của vùng tre luồng chiếm 1/2 diện tích cả nước. Một số cơ sở chế biến sâu như ép ván sàn, sản xuất bàn ghế và đồ gia dụng từ luồng ở các huyện Hà Trung, Triệu Sơn, Như Xuân cũng đã góp phần “nâng tầm” giá trị tre luồng nhưng lượng nguyên liệu nhập vào còn quá nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ tre luồng của toàn tỉnh.

“Cách đây hơn 5 năm, có một doanh nghiệp Hàn Quốc về tìm hiểu để xây dựng nhà máy chế biến tre luồng hiện đại với quy mô lớn. Sản phẩm được thuyết minh là sản xuất cán bàn chải đánh răng và nhiều đồ gia dụng để xuất khẩu, cung cấp cho nhiều thị trường trên thế giới. Đó chính là cơ hội để nâng tầm sản phẩm cây luồng địa phương, song khi ấy vướng một văn bản hạn chế đồng ý cho các nhà máy chế biến lâm sản trên thượng nguồn sông Mã nhằm tránh việc xả thải gây ô nhiễm nên không thực hiện được” – một lãnh đạo huyện Quan Hóa bày tỏ sự nuối tiếc.

Nhằm nâng cao giá trị, thúc đẩy sự phát triển tre luồng tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có tại các huyện miền núi của tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường, chia sẻ: “Đơn vị đang đẩy mạnh phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, các địa phương, nhất là với Công ty CP Bamboo King Vina để xây dựng mô hình phát triển tre luồng tại huyện Lang Chánh theo chuỗi giá trị, sau đó sẽ nhân rộng ra nhiều vùng nguyên liệu khác. Ngành nông nghiệp cũng đang thực hiện có hiệu quả chính sách phục tráng rừng luồng, đẩy mạnh phát triển vùng thâm canh luồng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng tre luồng và thúc đẩy việc cấp chứng chỉ rừng FSC, gắn chế biến với xuất khẩu”.

Lê Đồng – Lê Hợi

Nguồn

Cùng chủ đề

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Cô giáo người Mường miệt mài gieo chữ

Hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) THCS Lang Chánh, cô giáo Lê Thị Huyền (sinh năm 1978) luôn quan tâm, chăm lo cho các thế hệ học sinh là con em đồng bào DTTS trên địa bàn.Cô giáo Lê Thị Huyền cùng các em học sinh Trường PTDTNT THCS Lang Chánh. Ảnh: Thảo NguyênCô giáo Lê Thị Huyền sinh ra tại xã Quang Hiến (nay là thị trấn Lang Chánh), tốt nghiệp...

Giải bài toán bỏ ruộng hoang

Ngày càng có nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng bởi sản xuất quy mô nhỏ cho hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra nông sản bấp bênh, thiếu lao động và nhiều nguyên nhân khác. Theo đó, tình trạng bỏ ruộng hoang, bỏ vụ đã diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương đã giải quyết được tình trạng này nhờ khuyến khích tích tụ, tạo cơ chế cho người dân, HTX,...

Cộng đồng trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử

Những giá trị lịch sử, văn hóa do các thế hệ nối tiếp nhau dày công vun đắp, sáng tạo mà thành, là tài sản chung của cộng đồng. Vì lẽ đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa ấy là trách nhiệm của cả cộng đồng trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận, tích cực, chủ động.Trò diễn Tú Huần (xã Quảng Yên) tham gia Giao lưu văn hóa - nghệ thuật truyền...

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thị xã Bỉm Sơn

Sáng 16/11, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Nguyễn Tiến Hiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh; Nguyễn Văn Khiên, Bí thư Thị ủy Bỉm Sơn; Phạm Kim Tân, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Giám đốc Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật tỉnh, đã tiếp xúc cử tri thị xã Bỉm Sơn trước kỳ...

Cùng tác giả

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Dự báo thời tiết 25/11/2024: Không khí lạnh tràn đến, Bắc Bộ mưa rét từ đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (24/11), bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Tới khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp...

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Cùng chuyên mục

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Đề xuất những giải pháp căn cơ, toàn diện để nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tại chương trình làm việc với đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc do ông Lương Minh Thanh, Phó Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã đề xuất nhiều giải pháp mang tính căn cơ nhằm nâng cấp, bảo đảm vận hành hệ thống lưới điện địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Trong 2 ngày 21 và 22/11/2024, đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do...

BIDV Bỉm Sơn tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024

Ngày 23/11, tại TP Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn) tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tri ân – Hành trình gắn kết”. Đây là dịp để BIDV Bỉm Sơn bày tỏ những tình cảm đối với sự cộng tác của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng là dịp để các doanh nghiệp tiếp tục có những đề...

Cầu nối phát triển kinh tế và đổi mới của xã biên giới Tam Lư

23/11/2024 14:50 (Baothanhhoa.vn) - Chương trình OCOP là một trong những động lực quan trọng giúp xã...

Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Thường Xuân là đơn vị được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và sử dụng 13.214,14ha rừng, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ. Diện tích được giao quản lý rộng, tách biệt 2 khu vực phía Tây và phía Nam thuộc 9 xã của huyện Thường Xuân.Người dân xã Luận Khê (Thường Xuân) chăm sóc cây hoài sơn.Để quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, BQLRPH...

Nơi biến thời gian nông nhàn thành giá trị kinh tế

Hợp tác xã (HTX) Tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc, nằm tại xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, là một mô hình kinh tế nổi bật, không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mà còn tạo ra những giá trị xã hội và kinh tế hiệu quả, ý nghĩa.Với việc tập trung vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như đan lát, chế biến sản phẩm thủ công, HTX Tiểu thủ công...

Đồn Biên phòng Hải Hòa tuyên truyền chống khai thác IUU

Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho ngư dân về khai thác thủy sản theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, vùng biển quốc tế, thời gian qua Đồn Biên phòng Hải Hòa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) luôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về...

Thành hoàng làng Chu Văn Lương

Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.Bên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh LộcTheo các tài liệu lưu giữ, Thành hoàng làng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất