Powered by Techcity

“Lộ diện” 10 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao

10 địa phương nào đã “bứt tốc” lên nhóm đầu về chỉ số công nghiệp tăng cao? Infographic | Kinh tế Việt Nam 7 tháng năm 2023: Ghi nhận những điểm sáng

Địa phương có IIP tăng cao nhất là tỉnh miền núi Lai Châu

Nền kinh tế Việt Nam đã có bước khởi đầu suôn sẻ trong tháng đầu tiên của quý III/2024, từ đó góp phần quan trọng duy trì đà phục hồi tích cực của nền kinh tế.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

'Lộ diện' 10 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao
Địa phương có chỉ số IIP 7 tháng tăng mạnh nhất là Lai Châu với mức tăng 64,3%

Địa phương có chỉ số IIP 7 tháng tăng mạnh nhất là Lai Châu với mức tăng 64,3% so với cùng kỳ, kế đến là Trà Vinh với mức tăng 48,6%; Khánh Hòa tăng 45,4%; Phú Thọ tăng 36,9%… Một số địa phương khác như Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên cũng có chỉ số IIP tăng cao.

Theo lý giải của cơ quan thống kê, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Đáng chú ý, các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 7 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng cao là: Lai Châu tăng 43,1%; Phú Thọ tăng 38,4%; Bắc Giang tăng 27,5%; Bình Phước tăng 17,1%; Thanh Hóa tăng 15,1%; Điện Biên tăng 8,8%.

Các địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao trong 7 tháng gồm: Khánh Hòa tăng 258,5%; Lai Châu tăng 66,4%; Cao Bằng tăng 62,1%; Điện Biên tăng 51,8%; Sơn La tăng 35,2%; Thanh Hóa tăng 33,0%; Phú Thọ tăng 15,3%.

Xu hướng phục hồi trong sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên rõ nét hơn. Trong báo cáo gần đây về kinh tế Việt Nam với chủ đề “Lấy lại hào quang”, Ngân hàng HSBC cho rằng, Việt Nam đã khép lại quý II/2024 bằng một bất ngờ lớn khi tăng trưởng GDP vượt xa kỳ vọng của thị trường là 6%.

Lâu rồi nền kinh tế Việt Nam chưa có cú hích mạnh mẽ nào và thời khắc được mong đợi đó cuối cùng cũng đã tới. Thậm chí, kết quả tăng trưởng của Việt Nam trong quý II vượt xa mức kỳ vọng của HSBC cũng như thị trường là 6%. Cộng thêm điều chỉnh tăng nhẹ về tăng trưởng của quý I/2024, kết quả này đưa tăng trưởng của 6 tháng đầu năm lên 6,4% so với cùng kỳ”, báo cáo của HSBC nêu.

Không chỉ có kết quả tăng trưởng đầy thuyết phục, theo các chuyên gia của HSBC, điều đáng khích lệ là tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu lan rộng ở các lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực gây ngạc nhiên nhất chính là sản xuất, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm do ngành ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm. Số liệu chi tiết: Cà Mau tăng 1,5%; Gia Lai tăng 0,3%; Hà Tĩnh giảm 8%; Quảng Ngãi giảm 4,2%.

Bên cạnh đó, những địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện cũng ghi nhận mức tăng thấp hoặc giảm: Quảng Trị tăng 1,7%; Quảng Ngãi giảm 16,9%; Thừa Thiên – Huế giảm 16,1%; Lạng Sơn giảm 15,5%; Lâm Đồng giảm 5,6%; Gia Lai giảm 3,6%.

Địa phương có chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm: Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 14,3%; Lâm Đồng giảm 8,6%; Quảng Trị giảm 4,7%; Lạng Sơn giảm 3%; Thừa Thiên – Huế giảm 1,6%.

Nỗ lực tăng tốc những tháng cuối năm

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực và đang từng bước lấy lại đà tăng trưởng. Tuy nhiên, khó khăn không phải là không có. Trong báo cáo cập nhật kinh tế châu Á, được công bố vào trung tuần tháng 7/2024, ADB cũng đề cập những thách thức của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2024. Theo ADB, khu vực chế biến, chế tạo liên quan đến thương mại – một trong những động lực phục hồi chủ yếu – dự kiến sẽ chậm lại trong thời gian tới, trong khi nhu cầu trong nước vẫn yếu.

Cầu yếu sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, đến hoạt động của doanh nghiệp. Và quả thực, vẫn có những địa phương sản xuất công nghiệp trọng điểm tăng thấp.

Điều đó có nghĩa, sản xuất – kinh doanh vẫn đối mặt khó khăn. Đó có lẽ cũng là lý do, trong 7 tháng, vẫn có tới 125.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,7% so với cùng kỳ, dù vẫn có một điểm tích cực là có 139.500 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, tăng 5,8%.

'Lộ diện' 10 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao
Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực. Ảnh: TH

Chia sẻ về vấn đề trên, ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) bày tỏ, mặc dù đạt kết quả tăng trưởng khả quan trong 7 tháng năm 2024, tuy nhiên, công nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Có thể thấy, dù đã được cải thiện song nội lực của các ngành sản xuất trong nước vẫn còn yếu, những điểm nghẽn lớn của công nghiệp trong thời gian dài vừa qua vẫn chưa được khắc phục hiệu quả. Sản xuất vẫn phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là phụ thuộc vào khu vực FDI. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp trong nước còn thấp; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp nội địa có hàm lượng công nghệ cao.

Để tạo lực đẩy phát triển sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm, ông Phạm Tuấn Anh nêu 3 giải pháp: Thứ nhất, các địa phương cần khẩn trương có các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài chính với các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp chế biến, chế tạo để các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh ổn định. Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, tập trung nâng cao năng lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần bám sát thị trường mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối chuỗi sản xuất – tiêu thụ; cân đối lượng tồn kho và tiêu thụ để bảo đảm dòng tiền cũng như chất lượng sản phẩm, bố trí sản xuất linh hoạt để duy trì hoạt động sản xuất tối ưu. Quan trọng là các hiệp hội, ngành hàng cần tăng cường hoạt động kết nối doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của nhau. Doanh nghiệp tái cấu trúc, giảm chi phí và giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, qua đó cải thiện hiệu quả và thích ứng linh hoạt với tình hình mới. Đồng thời, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm tìm kiếm các đơn hàng và khách hàng mới. Tích cực hơn trong việc phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành, các hiệp hội và cơ quan nhà nước để tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu mới bên cạnh các thị trường truyền thống, giảm áp lực tồn kho.

Thứ ba, Cục Công nghiệp sẽ tập trung các giải pháp trọng tâm triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đặc biệt trong các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày và các ngành nền tảng như ôtô, cơ khí, thép… Thúc đẩy đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp mới nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tăng năng lực phát triển sản xuất và nguồn hàng cho xuất khẩu.

Nguồn: https://congthuong.vn/lo-dien-10-dia-phuong-co-chi-so-san-xuat-cong-nghiep-tang-cao-335990.html

Cùng chủ đề

Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong năm 2024 tiếp tục có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp công nghiệp đã thích ứng linh hoạt trước các biến động của thị trường, cơ bản duy trì và ổn định hoạt động sản xuất. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành (IIP)...

Bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, đa phần hoạt động tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tuy nhiên cũng có những tác động...

Tăng trưởng ấn tượng, tạo đà cán đích các mục tiêu phát triển năm 2024: (Bài 2)

Mặc dù vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song với phương châm “kiên trì bám trụ, tranh thủ thời cơ”, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động cơ cấu, tối ưu hóa quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động. Con số tăng trưởng 15,8% chỉ số công nghiệp (IIP) trong những tháng đầu năm nay là thành quả đáng ghi nhận. Đây là điều...

Bảo đảm cấp nước cho phát triển sản xuất công nghiệp

Để bảo đảm nguồn nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp, các ngành có liên quan của tỉnh và các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục phục vụ các khu công nghiệp.Công nhân Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật PTSC Thanh Hóa (Khu Kinh tế Nghi Sơn) trong ca sản xuất.Qua theo dõi...

Cùng tác giả

Thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Với đặc thù địa lý, miền núi vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng thương mại tại các huyện miền núi không chỉ giúp nâng cao đời sống của người dân mà còn tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế vùng.Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 tổ chức tại huyện Cẩm Thủy.Trên địa bàn 11 huyện miền núi...

Góp ý dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 11/1, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thanh Hóa khóa XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ 25 lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa chủ trì hội nghị.Toàn cảnh hội nghị.Dự thảo Báo...

Agribank chi nhánh Bắc Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2024

Ngày 11/1, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Thanh Hóa (Agribank Bắc Thanh Hóa) đã tổ chức hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025.Agribank Bắc Thanh Hóa được vinh danh đơn vị đạt giải Ba toàn hệ thống năm 2024.Với nhiều giải pháp điều hành linh hoạt sáng tạo, năm 2024, Agribank Bắc Thanh Hoá đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, đạt giải...

Không khí lạnh còn hoạt động mạnh, đâu là nơi nguy cơ cao có tuyết?

Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa cho biết, thời kỳ 1 tháng tới (từ 11/1-10/2/2025), không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh hơn.  Đặc biệt, những đợt không khí lạnh mạnh tập trung vào nửa đầu của thời kỳ dự báo và có khả năng xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại; nguy cơ có thể kèm theo sương muối và...

Thanh Hóa: Công tác dân tộc năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng

Năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục...

Cùng chuyên mục

Góp ý dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 11/1, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thanh Hóa khóa XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ 25 lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa chủ trì hội nghị.Toàn cảnh hội nghị.Dự thảo Báo...

Không khí lạnh còn hoạt động mạnh, đâu là nơi nguy cơ cao có tuyết?

Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa cho biết, thời kỳ 1 tháng tới (từ 11/1-10/2/2025), không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh hơn.  Đặc biệt, những đợt không khí lạnh mạnh tập trung vào nửa đầu của thời kỳ dự báo và có khả năng xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại; nguy cơ có thể kèm theo sương muối và...

Thanh Hóa: Công tác dân tộc năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng

Năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục...

Kiếm cả trăm triệu đồng dịp cận Tết, thợ kết hoa lan “ngủ ngày cày đêm”

(Dân trí) – Tiền công của thợ kết lan được tính bằng cành lan, hoặc bằng một sản phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Với công việc đòi hỏi tính nghệ thuật, sáng tạo cao, họ thường “ngủ ngày cày đêm”. So với các loại hoa Tết, hoa lan “xuống phố” sớm hơn, khoảng đầu tháng Chạp. Ngoài nguồn hàng nhập về phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, thợ kết hoa lan cũng là ưu tiên quan trọng, khiến các...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 11/1/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 11/1/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-11-1-2025-236525.htm

Gay cấn cuộc đua giành vé vào VCK

Tại bảng A (khu vực phía bắc), đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội khẳng định sức mạnh bằng chiến thắng 2-0 trước đội Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Quyết tâm của đội Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội giúp họ cầm cự trước đối thủ trong 70 phút nhưng gục ngã trong 10 phút cuối với 2 bàn thắng của Vũ Hải Tiến, Nguyễn Văn Duy. Với chiến thắng này, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT...

Quyết liệt trong việc đổi mới, nâng cao toàn diện chất lượng các ấn phẩm Báo Thanh Hóa

Chiều 10/1, Báo Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đảng, chuyên môn năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Dự hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Đảng uỷ khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh. Đồng chí Nguyễn Việt Ba, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Thanh Hoá cùng các đồng chí trong Ban Biên tập chủ trì hội nghị.Quang...

Cho ý kiến vào chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Chiều 10/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để cho ý kiến vào chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và một số nội dung quan trọng khác.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại...

Sóng không khí lạnh tiếp tục tràn về, miền Bắc có lúc rét nhất từ đầu mùa

video-embed-169 vnn-template-noneditable"> Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thời điểm không khí lạnh tác động mạnh nhất sẽ rơi vào khoảng chiều và đêm 10/1 đến ngày 12/1. “Trong giai đoạn này, chúng tôi dự báo khu vực vùng núi, trung du Bắc Bộ có khả năng xảy ra tình trạng rét đậm, có nơi rét hại. Hiện tượng băng giá và sương muối ở...

Các chính sách dân tộc góp phần thay đổi diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Trong năm 2024, chương trình dân tộc được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và cả hệ thống chính trị các cấp quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện; Nhân dân và cộng đồng xã hội của tỉnh quan tâm, theo dõi tạo động lực quan trọng trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng đồng bào DTTS&MN.Đồng chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất