Powered by Techcity

Lên Yên Nhân nghe khặp Thái

Từ thị trấn huyện Thường Xuân, ngược ngàn thêm khoảng 50 km mới lên đến xã miền núi cao Yên Nhân, huyện Thường Xuân. Đây là địa bàn sinh sống của đại đa số đồng bào dân tộc Thái với nhiều giá trị văn hóa truyền thống còn được lưu giữ. Trong đó, khặp (khắp) là giá trị văn hóa nổi bật đang được người Thái ở Yên Nhân chú trọng bảo tồn, gìn giữ và truyền dạy.

Lên Yên Nhân nghe khặp TháiCùng với khặp Thái, thời gian qua nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Thái trên địa bàn xã Yên Nhân cũng được chú trọng khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị.

Trong bảng lảng sương giăng trên những núi đồi trập trùng, Yên Nhân đẹp tựa bức tranh. “Bức tranh” ấy khiến người ta nhanh chóng quên đi cung đường xa xôi trước đó, để hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên, bản làng bình yên. Không ồn ào, náo nhiệt, “nhịp sống” ở Yên Nhân thật chậm, con người cũng thật tình cảm.

Yên Nhân có 6 thôn, bản. Trong đó, có đến gần 99% người dân là đồng bào dân tộc Thái. Theo chân người dẫn đường, chúng tôi ghé thăm thôn Na Nghịu – một trong những thôn cách xa trung tâm xã và Na Nghịu cũng là thôn có số “nghệ nhân” biết thổi khèn bè, sáo ôi, hát khặp đông nhất ở Yên Nhân.

Sau những câu khặp chào hỏi thân tình, ông Vi Quốc Tuyển, Phó Chủ nhiệm CLB Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái thôn Na Nghịu, cũng đồng thời là người thổi khèn bè hay nức tiếng trong cộng đồng người Thái trên địa bàn huyện Thường Xuân, giới thiệu: “Khặp là dân ca của người Thái. Khặp có nghĩa là hát, khặp để kể chuyện, khặp để tâm tình, để động viên nhau trong lao động và nhiều hoạt động của đời sống… Người ta khặp theo những bản trường ca, sự tích đã được “soạn” thành thơ (văn vần). Có nhiều bài khặp đã quen thuộc nhưng tùy hoàn cảnh mà người khặp có thể thêm, bớt hoặc thay đổi cho phù hợp. Và đặc biệt, khặp còn là sự “ứng tác” của người hát, đó cũng là cái giỏi của người nghệ nhân dân gian”. Nói rồi, người nghệ nhân khèn bè tâm tình với chúng tôi về… chuyện hát khặp.

Khặp gắn bó mật thiết trong đời sống của người Thái, từ khi những linh hồn mong muốn được đầu thai làm người, như: “Ở chốn Then cao lò đúc nên người/… Ở bản trời vía người thấy sầu/ Vía người ra suối mường trời ngắm hoa…/ Vía thấy hoa mường dưới rực hồng…/ Vía muốn xuống mường dưới mường thấp xa xa/ Hồn muốn xuống mường bằng xa lắc”.

Hay khi có khách quý đến nhà, để bày tỏ niềm vui, người ta khặp để chào khách: “Chẳng chê mường nghèo anh đến ngó/ Không chê mường khó anh đến thăm… Anh đến hôm nay em mắc đi nương/ Mắc đi nương ở chân núi đá/ Mắc đi ruộng cuối làng/ Em nghe chim chích đến kêu đầu nương/ Chim ri kêu đầu suối/ Chim lửa hót trong rừng/ Lòng bồn chồn nghe thương thấy nhớ… Đi nương bỏ cuốc em lại/ Đi ruộng bỏ bừa, bỏ cày em về”…

Khặp “hiển hiện” trong mọi sinh hoạt đời sống của người Thái, trong đó thường thấy nhất chính là những dịp trong bản làng có đám cưới, mừng nhà mới, đón nhận niềm vui. Để thể hiện lời chúc tốt đẹp trong những dịp vui của gia chủ, người Thái thường khặp, chúc nhau: “Tôi chúc cho sông mường chị nhiều cá/ Tôi chúc cho đồng ruộng mường chị mùa màng bội thu”.

Và đặc biệt, trong những dịp lễ tết, lễ hội của bản làng, trai gái còn khặp để giao duyên, bày tỏ tình cảm thầm kín, như: “Ta gieo hạt cải nơi đây liệu có nên trồng/ Gửi câu tán tỉnh liệu người thương có đáp”, rồi “Nhìn thấy cái áo muốn thử mặc/ Thấy chiếc khăn phơi trên sàn muốn cất/ Thấy người yêu dấu khao khát được đón về”.

Hay: “Em ơi/ Trăng sáng đến chân cột khung cửi/ Trăng luồn vào chuồng quấn chân trâu nghé/ Trăng lọt đến chiếu em nằm/ Trăng đưa chân anh lại… Anh nghe đồn cô (có) gái thanh xuân trắng ngần vừa lứa/ Ước được xem mặt, anh bèn đến ngắm/ Mong được thấy người anh muốn đến thăm/ Thăm người tóc bằng cài ngang vai”… Đáp lại lời chàng trai, cô gái ý nhị và cả “thăm dò”: “Anh ơi lúa tẻ nhà anh có đủ gặt?/ Lúa nước nhà anh có đủ hái/ Em nghe đồn gần vọng đồn xa… Con ruộng lớn nhà anh nhiều trâu tranh cày/ Cái rẫy lớn nhà anh nhiều dao tranh phát/ Em nghe đồn nhà anh có con gà cựa/ Gà đậu trên cành bương, ngọn giang/ Đuôi óng ánh buông xuống mượt mà/ Em muốn bắt sợ gà kêu… Muốn đưa mắt sợ có người ghen”.

Như muốn nói với cô gái, rằng mình còn một mình, chàng trai bày tỏ: “Em ơi/ Lúa tẻ nhà anh chưa đủ ngâm trong áng/ Nếp cái nhà anh chưa đủ gặt/ Nước mắt rớt áo gối anh nằm/ Nước mắt rơi tà áo anh mặc/ Bởi tay cầm đũa, đũa còn thiếu bạn/ Hiu quạnh một mình đũa muốn có đôi”… Cứ như vậy, những cuộc khặp có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí từ sáng đến tối, nếu chưa thỏa, người ta còn hẹn nhau khặp ở những cuộc gặp lần sau.

Là một loại hình dân ca, nên khi hát khặp, người Thái thường chọn khèn bè và sáo ôi là hai loại nhạc cụ để đệm cho khặp. Ở Yên Nhân, nếu như “nghệ nhân” Vi Quốc Tuyển được biết đến là người thổi khèn bè hay nức tiếng thì “nghệ nhân” Lữ Minh Duân lại nổi tiếng bởi tiếng sáo ôi du dương, xao xuyến lòng người. Và khi “kết hợp” với tài năng hát khặp của nữ “nghệ nhân” Vi Thị Muôn khiến người nghe say mê, chẳng muốn dời chân đi.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Vi Thị Muôn cho biết: “Bà không nhớ là biết khặp từ bao giờ. Ngày nhỏ ở nhà nghe ông bà, cha mẹ khặp rồi nhớ, lớn lên theo người làng đến các cuộc vui, nghe khặp rồi yêu, cứ như thế, khặp “ngấm” vào mình lúc nào không hay”.

“Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái nói chung, khặp Thái nói riêng, mới đây CLB Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái thôn Na Nghịu đã được thành lập với 25 thành viên ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Không chỉ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, CLB ở thôn Na Nghịu với sự nhiệt tình, năng nổ của các nghệ nhân dân gian còn tổ chức truyền dạy cho các bạn trẻ. Từ thôn Na Nghịu, thời gian tới mô hình CLB sẽ được thành lập ở các thôn trong xã”, bà Lương Thị Trọng, công chức văn hóa – xã hội xã Yên Nhân cho biết.

Cũng theo bà Trọng, cái khó nhất trong công tác bảo tồn, truyền dạy khặp Thái hiện nay ở Yên Nhân là người biết thổi khèn bè quá ít, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Vi Quốc Tuyển, nhưng đã ở tuổi 70. Trong khi đó, việc mua sắm nhạc cụ (khèn bè) lại tốn nhiều kinh phí, vì thế mà càng thêm khó khăn.

Nhắc đến người Thái ở xứ Thanh nói chung, người ta nhớ đến khặp (khắp). Theo đó, khặp được hiểu là lối hát (dân ca) dùng thanh nhạc làm hình thức biểu đạt nội dung thơ (bài thơ, truyện thơ…) và ứng tác. Trong đó, lời khặp theo lối thơ tự do nên không bị bó buộc bởi luật bằng trắc. Thay vào đó, khặp chú trọng vào “thanh âm” trầm bổng, cân đối, nhịp nhàng. Khặp được lớp lớp những người Thái sáng tạo, trao truyền và gìn giữ cho đến ngày hôm nay.

Tuy vậy, cũng như nhiều loại hình văn hóa văn nghệ truyền thống ở các địa phương, nhiều năm qua khặp Thái nói chung và khặp Thái trên địa bàn xã Yên Nhân nói riêng cũng không tránh khỏi nguy cơ mai một. Ngày càng có ít người Thái hiểu khặp, yêu khặp. Ngay cả những nghệ nhân dân gian như ông Vi Quốc Tuyển, Lữ Minh Duân, Vi Thị Muôn, dù rất nỗ lực nhưng cũng không tránh khỏi những lúc buồn lòng vì tâm huyết của mình đôi khi chưa được đạt được kết quả như mong muốn… Dẫu vậy, tôi vẫn nhớ chia sẻ của nghệ nhân Vi Quốc Tuyển: “Thành lập CLB đã khó, duy trì hoạt động CLB còn khó. Bây giờ làm đã khó, để sau này làm càng khó. Nên dù khó cũng phải làm. Làm vì say mê, trân quý và cả niềm tự hào về những giá trị văn hóa trao truyền của người Thái”.

Bài và ảnh: Khánh Lộc

Nguồn

Cùng chủ đề

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

“Thổi” sức sống mới cho di sản

Nhiều di sản đã bị mai một hay đang đứng trước nguy cơ mai một. Trước tình trạng đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.Chương trình sân khấu hóa tại Lễ hội Lam Kinh.Di sản trong thời số hóaSố hóa di sản là xu hướng tất yếu của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời số hóa. Trong 2...

Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự...

Chiều 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thống nhất cao với báo cáo...

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh.Các đại biểu dự lớp tập huấn.Dự lớp tập huấn có 80 học viên là công chức văn hóa xã, già làng, trưởng thôn, nghệ nhân và những người am hiểu giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Như Thanh.Toàn cảnh lớp tập huấnTrong...

Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh.Các đại biểu dự lớp tập huấn.Dự lớp tập huấn có 80 học viên là công chức văn hóa xã, già làng, trưởng thôn, nghệ nhân và những người am hiểu giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Như Thanh.Toàn cảnh lớp tập...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất