Powered by Techcity

Lễ hội đền Quang Trung trên đảo Nghi Sơn

Lễ hội đền Quang Trung, xã đảo Nghi Sơn xưa có tên là Biện Sơn, là lễ hội cổ truyền có quy mô lớn ở phía Nam huyện Tĩnh Gia, nay là thị xã Nghi Sơn. Lễ hội tri ân, tưởng nhớ công đức người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, đề cao tinh thần thượng võ, cổ vũ dân chài vươn khơi bám biển làm giàu và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Thời gian tổ chức lễ hội diễn ra vào ngày mùng 5 tết.

Lễ hội đền Quang Trung trên đảo Nghi SơnTế lễ đức vua Quang Trung và các vị thần linh tại đền thờ.

Sau khi quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược, ghi công của cư dân các làng biển trong đó có cư dân Biện Sơn đã giúp đỡ nhà vua luyện tập thủy binh, hăng hái lên đường giết giặc, Quang Trung đã bãi miễn việc nộp thuế yến sào lấy tận đảo Mê, cống vật có từ thời Lê – Trịnh khiến nhiều người dân phải bỏ mạng. Cảm tạ ân đức của nhà vua, dân làng đã lập đền thờ Ngài trên đảo, bên cạnh đền là quần thể di tích nghè thờ Tứ vị Thánh Nương, các vị thần biển, nhà thờ Thiên chúa và đền thờ Tôn Thất Cơ.

Lễ hội đền Quang Trung có phần lễ và phần hội, tôn vinh người anh hùng áo vải cờ đào và các vị thần linh, tri ân công đức của Ngài cùng các tướng lĩnh, cầu mong các vị thần phù hộ cho ngư dân vươn khơi bám biển, tôm cá đầy khoang, quốc thái dân khang. Đây cũng là dịp rèn luyện sức khỏe, thể hiện tài trí vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng Nhân dân trong vùng và khách thập phương.

Trước ngày diễn ra lễ hội, ông từ và các vị chức sắc làm lễ mộc dục, tắm tượng, phong y, mặc quần áo mới, lau chùi nghi trượng, đồ thờ, tế phụng

nghinh, mời đức vua và lục bộ triều đình, hội đồng các quan về húy kỵ vua, sau đó tổ chức rước kiệu.

Kiệu rước là kiệu bát cống cổ sơn son thếp vàng. Trong kiệu có một bát hương, thánh vị và các đồ thờ. Người rước đều mặc áo đũi đỏ, cộc tay, thắt lưng đỏ, đầu chít khăn đỏ, quần trắng, chân đi đất. Sau một hồi trống, đoàn rước khởi kiệu theo nghi thức cổ. Đi đầu là hương án có 4 người khiêng, trên hương án rước bát hương và lễ vật gồm trầu cau, hoa và trái cây. Hai người vác hai lọng vàng đi hai bên che. Hương án vừa đi trước dẫn đầu lại vừa có chức năng dẹp đám. Sau hương án là phường bát âm gồm có trống đại, chuông lớn và các nhạc cụ: đàn, sáo, thanh la, não bạt, kèn, nhị… Phường bát âm vừa đi vừa cử nhạc. Sau phường bát âm có 32 người xếp thành 2 hàng, 6 người vác gươm, 6 người mang bát bửu, 4 người vác dùi đồng, phủ việt và tiếp đó là 16 người, mỗi người hai tay cầm hai kiếm gỗ. Tiếp theo đoàn người vác bát bửu, gươm kiếm là đoàn người rước cờ hội, chia thành hai hàng, mỗi người được phân công mang một lá cờ, kế đó có 4 người rước bốn lọng lớn. Sau đấy một người mang cờ lệnh có đề chữ “Đế”, một người khác vác thẻ bài, mặt trước mang chữ “Thượng đẳng”, mặt sau có chữ “Lịch triều”, tiếp theo là kiệu bát cống. Sau kiệu bát cống là kiệu song loan rước Tứ vị Thánh Nương rồi đến kiệu Tô Hiến Thành; các quan viên, chức sắc, bô lão và Nhân dân theo phẩm sắc, thứ bậc xếp thành hai hàng.

Đám rước khởi đầu từ đền đến đình, sau đó trở lại đền. Trên quãng đường rước kiệu, khi đến các ngã ba, ngã tư, các đường giao nhau hoặc trước khi vào sân đình, sân đền, kiệu quay tròn theo các hướng khác nhau. Cảnh tượng ấy hòa với trống chiêng đổ dồn và lòng thành kính của người dự lễ càng làm tăng thêm sự linh thiêng và uy nghiêm của đám rước.

Sau khi rước kiệu về đền thì làm lễ yên vị, dâng lễ vật, tiến hành tế lễ theo nghi thức cổ và đọc chúc. Nội dung ca ngợi công đức của vua Quang Trung; lời văn được viết theo lối cổ; khi đọc ngân dài theo lối văn tế. Khi vị thông xướng hô “Tế tửu!” thì ban nhạc rung chiêng, nổi trống, dạo nhạc rồi yên lặng, chỉ còn tiếng ca ngâm của ông chủ tế cất lên. Cùng với sự tri ân công đức của nhà vua và các vị thần linh, chúc văn cầu mong các vị thần linh phù hộ cho dân làng và khách thập phương bước sang năm mới làm ăn phát đạt, cuộc sống đủ đầy, đánh bắt được nhiều tôm cá, kinh doanh, buôn bán hưng thịnh.

Trong lễ hội đền Quang Trung xưa còn diễn ra trò kéo chữ “Thiên hạ thái bình”, chơi đu, đấu vật, cờ tướng, đua thuyền… Kéo chữ “Thiên hạ thái bình”, hình thức diễn ra như sau: Đội kéo chữ có 120 người, chia làm hai hàng, tất cả đều mặc quần cộc đen sọc đỏ, áo tứ thân màu xanh lá cây, tay cầm cờ. Người chỉ huy đội kéo chữ gọi là Tổng cờ. Theo 3 nhịp trống của ông “Chỉ trống”, toàn đội chạy từ trái sang phải. Hàng thứ nhất chịu trách nhiệm chạy nét chữ “Thái”, còn hàng thứ hai kéo chữ “Bình”. Đầu tiên, hàng thứ nhất chạy nét ngang của chữ “Thái”, sau đó vòng lên phía trước, kéo xuống thành nét thanh, rồi lại vòng lên phía tay phải, kéo xuống thành nét mác, cuối cùng chạy vòng lên phía tay trái, kéo xuống, tạo thành nét chấm. Thế là hoàn thành chữ “Thái”. Người đi đầu tiên thành người đi cuối cùng và ngược lại.

Trong khi hàng 1 kéo chữ “Thái” thì hàng 2 kéo chữ “Bình”, cũng theo nguyên tắc từ trái sang phải. Đầu tiên, hàng này chạy nét ngang trên của chữ “Bình”, sau đó, vòng lên trên và kéo xuống tạo thành nét phẩy bên trái, lại chạy ngược lên và kéo xuống, tạo thành nét phẩy bên phải, rồi vòng xuống, chạy nét ngang dưới, từ trái qua phải, cuối cùng chạy lên trên và kéo thẳng xuống, tạo thành nét sổ. Tất cả diễn ra theo nhịp trống. Xong xuôi, cả đội ngồi xuống, hạ cờ, làm nổi rõ chữ “Thái Bình”. Mọi người trong đội đồng thanh hát to:

Thái Bình đã kéo xong hai chữ

Chúc toàn dân muôn thuở bình an.

Vì nhiều lý do, đến nay trò kéo chữ không còn duy trì và đang có kế hoạch phục dựng. Trong lễ hội, ngư dân Nghi Sơn cũng tổ chức bơi thuyền ôn lại truyền thống đánh giặc giữ nước, làm đẹp lòng các vị thần biển, vừa để đua tài, rèn sức, gắn bó với nghề chài lưới.

Thuyền đua là những chiếc thuyền đánh cá nhưng phải gỡ hết ván sạp, lắp khung ván, tạo chỗ đứng chèo và trang trí đẹp. Chèo bố trí hợp lý hai bên mạn, tương ứng với số trai đua. Hai chèo phía lái do hai trung niên khỏe mạnh, có nhiều kinh nghiệm giữ cho thuyền đi đúng hướng. Người đứng đầu thuyền đua chít khăn đỏ, thắt lưng màu vàng, tay cầm trống hoặc mõ để giữ nhịp chèo. Trên thuyền có chiếc trống con do một cụ già đứng ở đầu mũi thuyền đua đánh giữ nhịp cho nhịp chèo. Các thuyền đua ăn mặc khác nhau để phân biệt thuyền của mỗi giáp. Hội bơi xưa diễn ra trong hai ngày. Trước ngày bơi chính là ngày bơi thử sức, không phân định ngôi thứ, nhưng các thuyền bơi đều phải trải qua 9 lượt vòng quanh vụng Ngọc. Ngày hôm sau ngày hội bơi chính, thi tài và đua giật giải. Trên bến, dưới thuyền, mọi người từ khắp nơi đổ về xem hội bơi. Chờ cho thủy triều dâng cao, chiêng trống, tù và nhất loạt nổi lên, báo thời khắc bắt đầu hội bơi. Cờ lệnh phất lên, đồng loạt các mái chèo quạt nước, cưỡi sóng xô, nước cuốn, tiến lên phía trước. Cùng lúc, cờ hội, khăn, nón vẫy liên hồi hòa với tiếng trống con, tiếng nhịp phách trên các thuyền đua thúc giục, tiếng tù và, trống cái, thanh la,… từ các đền, nghè, tiếng hò reo từ trên bờ, dưới bến tạo nên những tràng âm thanh vang trời, dậy đất, át cả tiếng sóng xô, thúc giục các trai thuyền vục mạnh mái chèo, vượt lên về đích.

Thuyền nào về đích trước thì được thưởng. Phần thưởng là một vài chĩnh rượu, mấy vuông vải đỏ, một ít tiền nhưng ngư dân tin rằng, nếu thuyền đua giật giải, năm ấy sẽ làm ăn thuận lợi, đánh bắt được nhiều cá tôm, ra khơi vào lộng gặp nhiều may mắn. Những mảnh lụa đỏ được chia cho các thành viên của đội bơi và đeo vào cổ trẻ nhỏ để làm khước.

Ngày nay, phần hội chủ yếu diễn ra các trò: chơi đu, đấu vật, cờ tướng, đua thuyền và các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao vui tươi, sôi động cả một vùng biển biếc trong những ngày xuân năm mới.

Bài và ảnh: Hoàng Minh Tường (CTV)

Nguồn

Cùng chủ đề

Một số sự kiện văn hóa, du lịch tại Thanh Hóa trong tháng 11

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: [email protected]ên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/infographics-mot-so-su-kien-van-hoa-du-lich-tai-thanh-hoa-trong-thang-11-229313.htm

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 16/10/2024

Hôm nay (16/10) diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029; Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông 9 tháng năm 2024; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi nghe báo cáo kết quả phát triển KKT Nghi Sơn (giai đoạn 2021-2025); Trường CĐ Nông nghiệp Thanh Hóa khai giảng năm học mới...NM Nguồn:...

Dâng hương kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Đảng bộ huyện Hoằng Hoá

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Đảng bộ huyện Hoằng Hoá (1/9/1930-1/9/2024), sáng 30/8 đoàn đại biểu của huyện do đồng chí Lê Xuân Thu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu di tích lịch sử cách mạng Cự Đà, xã Hoằng Đức - nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hoá.Nhà bia ghi danh nơi...

Thành lập nghiệp đoàn nghề đúc đồng làng Trà Đông

Chiều 28/8, Liên đoàn Lao động huyện Thiệu Hoá tổ chức công bố quyết định thành lập nghiệp đoàn nghề đúc đồng làng Trà Đông, xã Thiệu Trung. Đây là nghiệp đoàn đầu tiên thuộc Liên đoàn Lao động huyện Thiệu Hoá được thành lập.Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Minh Cảnh tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành nghiệp đoàn lâm thời.Tại buổi lễ, Liên đoàn Lao động huyện Thiệu Hoá đã công bố quyết định thành lập...

Thanh Hóa tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức

Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các tổ chức, cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý công khai, minh bạch việc thu, chi các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sai phạm.Ảnh minh họa.Thực hiện Công điện số...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất