Powered by Techcity

Lang Chánh khôi phục các trò chơi, trò diễn dân gian

Bên cạnh bảo tồn các lễ hội truyền thống, việc gìn giữ và phát huy giá trị các trò chơi, trò diễn dân gian cũng được huyện Lang Chánh quan tâm, góp phần quảng bá đặc trưng văn hóa truyền thống của địa phương.

Lang Chánh khôi phục các trò chơi, trò diễn dân gianĐẩy gậy là môn thể thao phổ biến và phát triển mạnh tại các địa phương trên địa bàn huyện.

Cũng như nhiều loại hình diễn xướng dân gian khác, khua luống có nguồn gốc từ đời sống lao động sản xuất, gắn liền với hoạt động giã gạo của đồng bào dân tộc Thái. Với phụ nữ dân tộc Thái, giã gạo là việc làm thường xuyên, quen thuộc hằng ngày, khi giã gạo, họ thường khua thêm vài nhịp chày vào thành luống hay gõ các chày với nhau, tạo nên những âm thanh vui tai, xua tan mọi phiền muộn, lo âu trong những ngày tháng lao động vất vả trên nương rẫy. Trải qua thời gian, những nhịp gõ dần dần thành bài, thành nhịp điệu rồi hình thành loại hình nghệ thuật. Hiện nay, tại khắp các bản làng người Thái trên địa bàn huyện Lang Chánh, khua luống luôn được sử dụng như một lời chào đến với những du khách gần xa, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Vì vậy, việc bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc là việc làm rất cần thiết, để các giá trị đó không ngừng được phổ biến, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của Nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, những năm qua, cùng với việc chăm lo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, huyện Lang Chánh luôn coi trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái đen ở xã Yên Thắng (Lang Chánh). Lễ hội được tổ chức 3 năm một lần, đây được xem là một nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng dân tộc Thái đen với ước mong được thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, sức khỏe dồi dào, bản làng yên vui. Lễ hội cũng là nơi hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi để bước vào năm mới. Tham gia lễ hội này, ngoài cầu mùa, cầu phúc, người dân còn được tham gia những trò chơi, trò diễn dân gian độc đáo, như múa sạp, khua luống, cồng chiêng và múa hát xung quanh cây bông… Để rồi những câu hát, điệu khèn… chứa chất bao tâm sự, tình cảm cũng như những mong ước chính đáng về một cuộc sống bình yên, no đủ của đồng bào dân tộc Thái lại được vang lên giữa không gian núi rừng…

Trên địa bàn huyện Lang Chánh hiện có 3 lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức thường xuyên, định kỳ, gồm lễ hội chùa Mèo, xã Quang Hiến (nay là thị trấn Lang Chánh); lễ hội truyền thống xã Giao Thiện và lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái. Hiện nay, cùng với việc duy trì các lễ hội, huyện Lang Chánh luôn tạo điều kiện khuyến khích đồng bào các dân tộc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc mình. Đặc biệt, ngành chức năng của huyện đã và đang bắt tay vào thực hiện bảo tồn và phát huy làn điệu khặp của người Thái trên địa bàn huyện.

Cùng với đó, xác định trò chơi dân gian có vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt, không chỉ góp phần giáo dục con người về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh, dẻo dai, khôn khéo mà còn góp phần lưu giữ các di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Vì vậy, tại các lễ hội, ngoài hoạt động văn hóa tâm linh, các địa phương đã chú trọng tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian như: Kéo co, bắn nỏ, tung còn, đẩy gậy, múa cây bông, múa sạp… nhằm tạo không khí sôi động, vui tươi, lành mạnh, thu hút sự cổ vũ đông đảo người dân. Việc tổ chức và thi đấu các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian trong dịp tết đến, xuân về không chỉ mang lại không khí tươi vui, hào hứng cho bà con Nhân dân; tăng cường rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo của những người tham gia mà hơn hết chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần, tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn huyện.

Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ làm thay đổi không gian sống và môi trường sinh hoạt vui chơi giải trí, cùng với công nghệ thông tin phát triển, thế hệ trẻ tìm đến với trò chơi điện tử trên điện thoại, máy tính, các trò chơi dân gian đứng trước nguy cơ bị mai một… Trước tình hình đó, hằng năm Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tham mưu với UBND huyện Lang Chánh chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội; chỉ đạo các địa phương kiện toàn, thành lập ban chỉ đạo, ban tổ chức lễ hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giá trị của di tích, lễ hội nhằm nâng cao hiểu biết của Nhân dân, từ đó có ý thức trách nhiệm cùng chính quyền tổ chức tốt lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh lễ hội. Bên cạnh đó, gắn các hoạt động lễ hội với các hoạt động văn hóa của địa phương như tổ chức đêm giao lưu ca – múa – nhạc truyền thống, hoạt động thể dục – thể thao, đưa các trò chơi, trò diễn dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng cao để thu hút mọi người, mọi lứa tuổi tham gia… Qua đó đưa trò chơi, trò diễn dân gian thành các hoạt động phổ biến, giúp rèn luyện cả thể chất và tinh thần cho cộng đồng.

Bài và ảnh: Trần Hằng

Nguồn

Cùng chủ đề

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên chung vui, chúc mừng Giáo phận Thanh Hóa và đồng bào Công giáo nhân...

Tối 24/12, tại Nhà thờ chính tòa Thanh Hóa, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến chung vui, chúc mừng Giám mục Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa; các linh mục, chức sắc, chức việc cùng đồng bào...

Lợi ích “kép” từ rừng trồng gỗ lớn

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn góp phần tăng cường sự đa dạng sinh học, giảm thiểu biến đổi khí hậu và ngăn chặn xói mòn đất. Nhận thức được tầm quan trọng này, nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai các mô hình và đề án phát triển rừng trồng gỗ lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần hiện thực hóa ước mơ làm giàu...

Thường Xuân giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, với 16 xã, thị trấn, có 124 thôn, bản, khu phố, trong đó 112 thôn, bản, khu phố miền núi. Toàn huyện có gần 23.000 hộ với hơn 96.000 người, gồm 3 dân tộc: Thái, Kinh, Mường, trong đó dân tộc Thái chiếm gần 55.000 người. Những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Thường Xuân đã và đang gìn giữ các giá...

Giới thiệu, quảng bá về văn hóa dân tộc Thái huyện Lang Chánh

Sáng 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị giới thiệu, quảng bá về văn hóa dân tộc Thái; từng bước định hướng, giới thiệu, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng từ loại hình văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái tại bản Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh).Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đỗ Quang Trọng phát biểu khai mạc...

Bảo đảm việc giải quyết các kiến nghị của cử tri được trả lời kịp thời, thực chất, hiệu quả, đồng bộ thống nhất...

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, đồng chí Lê Thị Hương, Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã trình bày báo cáo của Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổng hợp kết quả thẩm tra giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh khóa XVIII. Báo Thanh Hóa xin đăng tải tóm tắt nội dung báo cáo như sau:Đồng chí Lê...

Cùng tác giả

Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025, nhằm tạo ra một “đường ray” thu hút các đoàn tàu đưa du khách đến với xứ Thanh.Theo đó, trong số 150 sự kiện công bố tại hội nghị dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hóa, 25 sự kiện thể thao và...

Cán bộ đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi để tinh gọn bộ máy 

Chiều 26/12, thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để cơ quan, tổ chức thuận tiện hơn trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa.Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Thị Mười...

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

[Bản tin 18h] Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều...

26/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay (ngày 2 6 /1 2 ) sẽ gửi tới...

Thanh Hóa sắp xếp cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước, giảm gần 10 nghìn người

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Theo báo cáo tại hội nghị, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế, là địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, sáp...

Cùng chuyên mục

Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025, nhằm tạo ra một “đường ray” thu hút các đoàn tàu đưa du khách đến với xứ Thanh.Theo đó, trong số 150 sự kiện công bố tại hội nghị dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hóa, 25 sự kiện thể thao và...

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Du lịch Thanh Hóa có gì hút khách trong tháng cuối cùng của năm?

Từ trung tuần tháng 12, không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2024.Lễ thắp sáng cây thông Noel...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch đã, đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách. Trong đó, trọng tâm là hướng đến các thị trường có nguồn khách lớn, với mức tăng trưởng nhanh trong nước và quốc tế.Quảng bá du lịch Thanh Hóa tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024.Năm 2024, du lịch là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Gặp mặt cán bộ quân đội, công an nghỉ hưu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Sáng 19/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu, Anh hùng lực LLVT Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất