Powered by Techcity

Lan tỏa khí phách Điện Biên Phủ hào hùng trong công cuộc bảo vệ và dựng xây Tổ quốc

Như “ngọc càng mài càng sáng”, tầm vóc, ý nghĩa của nhiều sự kiện lịch sử trọng đại càng được khẳng định qua thời gian, với nhiều tầng sâu giá trị cùng sức ảnh hưởng không thể phủ nhận. Điều này càng đúng với chiến thắng Điện Biên Phủ – một chiến thắng vĩ đại khiến “ba chữ Điện Biên Phủ đã làm cho tiếng tăm dân tộc ta lừng lẫy khắp năm châu”(Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Lan tỏa khí phách Điện Biên Phủ hào hùng trong công cuộc bảo vệ và dựng xây Tổ quốcKhu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – công trình thể hiện tình cảm, sự tri ân và lòng thành kính của Nhân dân Thanh Hóa đối với Bác Hồ kính yêu.

Khi thực dân Pháp thực hiện dã tâm đặt ách đô hộ lên nước ta một lần nữa, đã buộc dân tộc ta phải lựa chọn một trong hai con đường: “Hoặc nhượng bộ cho địch để rồi làm thân trâu ngựa; đó là con đường dễ dàng, như lăn xuống dốc. Hoặc quyết tâm kháng chiến để giữ lấy độc lập, tự do; con đường này rất gian khổ, như trèo núi cao. Nhân dân ta đã chọn con đường khó và quyết tâm kháng chiến” (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Để rồi, suốt 9 năm trường kỳ chiến đấu gian khổ, với vô vàn hy sinh, thắng lợi hoàn toàn đã thuộc về dân tộc Việt Nam anh dũng, kiên cường, thuộc về Nhân dân Việt Nam yêu nước và không cam chịu làm thân trâu ngựa. Thắng lợi vĩ đại ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết ngắn gọn: “Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một đế quốc hùng mạnh đã bị Nhân dân một nước thuộc địa đánh cho tan tành tơi tả và phải cút về nước”!

Sức mạnh làm nên chiến thắng khiến thế giới kinh ngạc và thán phục, xuất phát từ nhiều nguyên do. Đó trước hết được bắt rễ từ căn nguyên sâu xa là công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước ngàn đời của ông cha ta, đã đúc kết thành truyền thống yêu nước, thành vô vàn bài học máu xương quý giá. Để từ đó, thế hệ con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy và nâng lên tầm cao mới. Đó là truyền thống văn hóa với vô vàn vỉa tầng lấp lánh của tinh thần nhân ái, khoan hòa, yêu hòa bình, chuộng lẽ phải của một dân tộc nhỏ bé luôn thường trực mối họa ngoại xâm và thiên tai, địch họa. Đó là bài học về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc – một loại sức mạnh kỳ diệu và vĩ đại, được hun đúc từ tinh thần đồng sức, đồng lòng, đồng cam cộng khổ của Nhân dân ta – vốn cũng được bồi lắng từ vô vàn cuộc tranh đấu cho quyền độc lập, tự quyết dân tộc. Đó còn là tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, cùng tinh thần mưu trí, dũng cảm, can trường, bất khuất, quyết đánh và quyết thắng của muôn triệu con người Việt Nam yêu nước. Tinh thần ấy đã trở thành điểm tựa để nâng đỡ dân tộc ta, Nhân dân ta bước qua mọi nghịch cảnh, mọi gian khổ mà đi đến cái đích cuối cùng là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho Nhân dân… Để rồi, bấy nhiêu truyền thống quý báu được đúc kết từ vô lượng lịch sử ấy, đã đan kết chặt chẽ với nhau tạo thành khối sức mạnh vô địch, có thể đè bẹp, nghiền nát sự hiếu chiến cùng tham vọng của kẻ thù trên quyết chiến điểm Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm.

Khi nhắc nhớ về chiến thắng đã làm nức lòng Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từng khẳng định: “Trước hết, Điện Biên Phủ không chỉ có giá trị to lớn đối với chúng ta, mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với quốc tế… ba từ Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ, như bạn bè ta đánh giá, “đã làm rung động con tim của hàng tỷ người khát khao độc lập tự do”, là “tiếng kèn xung trận” đối với các phong trào giải phóng dân tộc, là “một sự thức tỉnh”, “một sự thật vĩ đại chói lọi niềm hy vọng to lớn và tươi sáng”… Có thể nói, từ thung lũng hiểm trở của Tây Bắc xa xôi, chiến thắng Điện Biên Phủ có sức phát sáng diệu kỳ, bản thân chúng ta – người trong cuộc – nhiều khi cũng không lường hết vòng tỏa sáng của nó. Chúng ta tự hào coi Điện Biên Phủ là di sản tinh thần quý báu của dân tộc Việt Nam, đồng thời là di sản chung của nhân loại. Trách nhiệm của các thế hệ chúng ta là trân trọng gìn giữ, bảo vệ di sản đó, phát huy đến mức cao nhất những giá trị tinh thần của Điện Biên Phủ vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước hôm nay và mai sau”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng đã trở thành một chương hào hùng bậc nhất trong pho sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta và thành “di sản tinh thần quý báu của dân tộc Việt Nam”. Để rồi, thấm nhuần chân lý sáng ngời “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, lại được thôi thúc, cổ vũ từ tinh thần quyết chiến, quyết thắng cùng khí phách Điện Biên Phủ hào hùng, dân tộc ta đã bước tiếp vào cuộc trường chinh ngót 20 năm, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai, thu giang sơn về một mối. Và, cũng chính tinh thần Điện Biên Phủ bất khuất đã dẫn dắt dân tộc ta đi qua những năm tháng khó khăn, gian khổ trước đổi mới và những năm đầu đổi mới, để vững bước đi trên con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhấn mạnh: “Trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh, chúng ta rất khát khao hòa bình. Hòa bình và hữu nghị là nguyện vọng của dân tộc ta. Độc lập và CNXH là lẽ sống của Nhân dân ta”. Nguyện vọng và lẽ sống cao cả ấy đã và luôn thôi thúc dân tộc ta, Nhân dân ta tiếp tục đứng lên làm một cuộc “trường chinh” mới – công cuộc bảo vệ và dựng xây Tổ quốc Việt Nam XHCN “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Và sự thật là, trải qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đầy rẫy thách thức, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, mà từ đó khát vọng về một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đang được hun đúc và thôi thúc mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh thế giới đầy bất ổn và nhiều xung đột lợi ích như hiện nay, thì việc dựng xây đất nước phải song hành chặt chẽ với việc bảo vệ thành quả của hàng thập kỷ tranh đấu, cũng chính là bảo vệ nền hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc. Đứng trước yêu cầu đó, đòi hỏi chúng ta càng phải luôn soi vào và trân trọng quá khứ lịch sử. Bởi lịch sử có thể cung cấp nhiều bài học vô giá, mà những bài học từ Điện Biên Phủ vốn phải trả bằng vô vàn máu xương. Vậy nên, mỗi câu, mỗi chữ của bài học ấy phải được khắc vào máu tim, vào tâm trí mỗi người, để nhắc nhớ chúng ta không được phép lãng quên và càng không được ngủ quên trên chiến thắng. Như cách mà một tờ báo của Bun-ga-ri từng đánh giá: “Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ có ý nghĩa chính trị to lớn với phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mà còn ở cả Đông Dương và ở bất cứ nơi nào trên thế giới đang chiến đấu chống các thế lực của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Chính vì vậy mà ngay cả đến hôm nay, tấm gương Điện Biên Phủ vẫn còn sáng chói và nghiêm khắc cảnh cáo các âm mưu của các thế lực phản động định quay ngược bánh xe lịch sử, áp đặt ý muốn của chúng và tước bỏ quyền thiêng liêng của một dân tộc quyết giành quyền tự do và quyền tự quyết”.

Trên hành trình tạo dựng cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc gia – dân tộc trên trường quốc tế ngày nay, những thành tựu đã hiện hữu, song thách thức, khó khăn cũng không hề nhỏ. Đảng ta đã chỉ rõ: “tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Do đó, cùng với “4 kiên định” đó là: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”; thì cần phải “khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Cũng bởi, tinh thần, ý chí và sức mạnh mà Đảng ta đã chỉ ra, vốn được hun đúc trở thành “di sản tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt”. Đồng thời, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng khẳng định, rằng “tinh thần Điện Biên Phủ mãi mãi cổ vũ Nhân dân ta vững bước tiến lên trên hàng ngũ các dân tộc tiên phong trên thế giới”. Do đó, gìn giữ và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Điện Biên Phủ cũng chính là lan tỏa cội nguồn của lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình; của khát vọng độc lập, tự do; của tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường; của ý chí quyết chiến, quyết thắng; của khối đại đoàn kết toàn dân tộc… Để từ đó, biến các nhân tố cốt lõi làm nên truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa và cốt cách, phẩm giá con người Việt Nam ấy trở thành điểm tựa tinh thần, thành nguồn lực nội sinh vững chắc, nhằm hiện thực hóa khát vọng hùng cường cho quốc gia – dân tộc.

Bài và ảnh: Khôi Nguyên

Nguồn

Cùng chủ đề

Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954-2024)

Tối 16/11, tại Tượng đài “Con tàu Tập kết ra Bắc” Cảng Lạch Hới, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa); Tượng đài Chuyến tàu Tập kết ra Bắc, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau); Nhà hát thành phố Hải Phòng (Hải Phòng), Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp mang tên “Tình sâu nghĩa nặng”.Toàn cảnh điểm Cầu Thanh Hóa....

Người trưởng thôn “thắp sáng” bản làng vùng cao

Chương trình Giao lưu điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 với tên gọi “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển" do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội tối 15/11.Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Mai Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Nghi...

Chiều 14/11, đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng Nhân dân và cán bộ khu dân cư thôn Nghi Vịnh, xã Nga Vịnh (Nga Sơn) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).Đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết...

Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc  

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024 là dịp tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của danh nhân văn hóa, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia, dân tộc nói chung, quê hương Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn nói riêng.Đào Duy Từ tên tự là Lộc Khê, sinh năm Nhâm Thân (1572), tại làng Hoa Trai,...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu phố Quảng Xá

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), sáng 14/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đến dự và chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân khu phố Quảng Xá, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa).Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đến dự và chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với cán bộ, Nhân...

Cùng tác giả

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Cùng chuyên mục

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

Ảnh minh họa: Bích Liên  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 24/11, khu vực từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 80mm. Từ chiều tối 24/11 mưa lớn giảm dần. Từ chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 24/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (24/11) diễn ra hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa; Tỉnh đoàn tổ chức hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu về chuyển đổi số. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-24-11-2024-231218.htm

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/11, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 24/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 24/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-24-11-2024-231227.htm

Ngày làm việc thứ hai Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11 năm 2024: Thảo luận và cho ý kiến vào nhiều nội...

Ngày 22/11/2024, Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 tiếp tục được diễn ra dưới sự điều hành của đồng chí Đỗ Minh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh để thảo luận và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng nhằm phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh tỉnh năm 2025.Tham dự Phiên họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND...

ĐBQH Võ Mạnh Sơn tham gia góp ý về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cơ bản thống nhất với báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá tham gia góp ý vào các dự án luật

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.Toàn cảnh buổi thảo luận tại tổ.Tham gia góp ý về dự án Luật Quản lý...

Chung kết và trao giải cuộc thi “Dự án khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên năm 2024”

Sáng 23/11, tại Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức chung kết và trao giải cuộc thi “Dự án khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên năm 2024”.Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Bí thư Tỉnh đoàn Lê Văn Châu trao phần thưởng cho tác giả đoạt giải Nhất cuộc thi.Tham dự có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất