Powered by Techcity

Ký ức Hủa Phăn: Máu và hoa


Những cán bộ, kỹ sư, công nhân Ban C, thuộc Bộ Thủy lợi (cũ) tỉnh Thanh Hóa từng công tác tại Lào, nay mái đầu đã ngả bạc, người còn người mất, nhưng họ – đội quân không hàm, không hiệu đại diện cho hàng ngàn quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã cống hiến năm tháng tuổi xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng nước bạn Lào.

Ký ức Hủa Phăn: Máu và hoaÔng Đinh Phi Sơn và bà Nguyễn Thị Hường nắm tay nhau đi qua những ngày khó khăn, gian khổ nhất.

Một thời để nhớ

Cuối chiều, dòng Mã giang sẫm sương khói, những con đường bên kia sông đã lên đèn. Trong quán café nhỏ trên đường Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, chúng tôi đã được “trở về” khu rừng xưa – nơi ghi dấu những tình cảm keo sơn giữa Việt Nam và Lào, thông qua lời kể của ông Đinh Phi Sơn, sinh năm 1946, cựu cán bộ kỹ thuật sang xây dựng hệ thống thủy lợi cơ bản giúp nước bạn Lào từ năm 1968 – 1974. Trước đó, tôi gặp ông lần đầu tại Lễ trao tặng Huân chương Lao động của Chủ tịch nước CHDCND Lào cho các cá nhân Ban C, thuộc Bộ Thủy lợi (cũ) tỉnh Thanh Hóa vì đã đóng góp công sức, trí tuệ trong việc xây dựng và phát triển tỉnh Hủa Phăn thời kỳ kháng chiến cũng như thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Giúp bạn là tự giúp mình” và với tình cảm quốc tế vô tư, trong sáng, suốt những năm kháng chiến chống kẻ thù chung xâm lược, mặc dù còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nhưng Thanh Hóa đã dành những gì tốt nhất có thể, làm tròn sứ mệnh hậu phương trực tiếp cung cấp sức người, sức của cho các chiến trường trên đất nước Lào nói chung, tỉnh Hủa Phăn nói riêng. Hàng vạn người con ưu tú của Thanh Hóa đã rời quê hương, tình nguyện sang chiến đấu và anh dũng hy sinh trên đất nước Lào. Trên một chiến hào, mồ hôi, xương máu của chiến sĩ và chuyên gia Việt Nam hòa quyện cùng xương máu, mồ hôi của chiến sĩ và Nhân dân Lào, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của hai đất nước đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.

Vào những năm tháng khó khăn, gian khổ ấy, Thanh Hóa đã chi viện cho tỉnh Hủa Phăn hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm và hỗ trợ nhiều công cụ, tư liệu phục vụ sản xuất, chiến đấu cho bạn. Nhiều công trình, cầu đường, nhà máy, xí nghiệp được xây dựng trên đất Hủa Phăn từ bàn tay, khối óc của những cán bộ, chuyên gia, quân tình nguyện và hơn 1 vạn lượt thanh niên xung phong tỉnh Thanh Hóa. Nhiều chương trình hỗ trợ, hợp tác về nông nghiệp, thủy lợi của Thanh Hóa giúp tỉnh Hủa Phăn không chỉ ổn định về an ninh lương thực mà còn từng bước nâng cao đời sống cho Nhân dân. Trong đó, đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân Ban C đã tình nguyện lên đường, hăng hái tham gia xây dựng nhiều công trình thủy lợi, thủy điện, nông nghiệp, giao thông, phục vụ kháng chiến và hỗ trợ đời sống Nhân dân các bộ tộc tỉnh Hủa Phăn. Đây là đội quân không hàm, không hiệu nhưng đã chiến đấu và cống hiến không kém gì lực lượng vũ trang chính quy…

Ông Đinh Phi Sơn mở đầu câu chuyện với giọng điệu đầy tự hào: Đối với ông, 7 năm công tác tại tỉnh Hủa Phăn là một “thời để nhớ”. Hủa Phăn trong những năm tháng ấy chia làm hai vùng: vùng tự do và vùng bị chiếm đóng. Bản Phúc, xã Xốp Xang, huyện Xốp Khọ – nơi ông Sơn sống và làm việc thuộc vùng tự do. Tuy không phải “giơ lưng” chịu bom, chịu đạn nhưng những cơn sốt rét ác tính, những hiểm nguy đạn lạc, cây đè, hổ vồ… lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những cán bộ tình nguyện như ông Sơn.

Ký ức Hủa Phăn: Máu và hoaBà Hường đọc lại những bức thư ông Sơn viết khi cả 2 còn công tác bên nước bạn Lào và sau khi ông bà về nước công tác.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, ông Sơn vẫn có thể nhắc tên những con sông, con suối – nơi gắn liền với những chuyến luồn rừng “khua sương, đạp rắn, cắn mìn” mà ông và đồng nghiệp từng đến để đo đạc, xây dựng các công trình phục vụ cho công cuộc ổn định sản xuất, xây dựng đất nước Lào. Sống và làm việc giữa rừng thiêng nước độc, họ có thể “chạm tay” vào cái chết bất kỳ lúc nào. Rồi những tháng không mưa, mọi người không có nước để tắm; lại những cơn mưa kéo dài cả tuần, ai cũng phải mặc quần áo ướt. Vì thế, hầu như ai cũng bị các bệnh về da, tiêu hóa, và đã có không ít người chết khi chẳng may mắc những căn bệnh này. Ông Sơn bộc bạch: “Sự sống và cái chết lúc nào cũng liền kề, chẳng trừ ai cả. Nó mong manh, giữ cũng không được. Cứ đi, sống và làm việc thôi, không màng gì cả…”.

Trong ký ức của ông Sơn, những bữa ăn chỉ có sắn, cá khô, nước mắm, canh rau rừng, sung muối chua… vẫn dậy vị mỗi khi ông nhớ về những ngày đã qua. Nhưng điều làm ông Sơn luôn khắc ghi trong lòng chính là tình cảm của người dân Lào. Ở rừng không có rau ăn, thấy cán bộ thích ăn rau, bà con Lào lại rủ nhau trồng rất nhiều rau trong rừng kèm theo lời nhắn “Rau đó cứ tự nhiên lấy mà ăn”. Người trong làng, bản nghe tin có cán bộ bị bệnh sốt rét liền rủ nhau vào rừng hái lá thuốc, đem xay nhuyễn ra nước cho người bệnh uống. Đặc biệt vào những ngày giáp Tết Nguyên đán, người dân Lào vào rừng kín đáo tiếp tế bằng cách bỏ kẹo, thuốc vào bì ném lên những con đường mình hay đi và có ghi quà nhân ngày tết của Việt Nam. “Người dân Lào thật thà, chất phác, hiền hòa, dễ mến, tính cách ấy thể hiện rõ trong từng ánh mắt, nụ cười, cách cư xử của mỗi người. Họ rất quý trọng tình bạn, chữ tín”, ông Sơn chia sẻ.

Chuyện bạn giúp mình và mình giúp bạn thì dài lắm, ông Sơn kể, một lần gần nơi công trình thủy lợi đang xây dựng có người phụ nữ vừa sinh xong, bị băng huyết. Người nhà mời thầy mo nhưng thầy mo bắt ngồi ôm xôi gà để cúng. Nửa ngày trời cúng bái, do mất máu nhiều, người phụ nữ kiệt sức, ngất lịm. Nghe tin, một vài người trong đoàn công tác ôm theo thuốc đến. Từ tối đến sáng hôm sau, họ đã tiêm hết hơn chục ống Vitamin K, B1, B12 và thuốc bổ cho người phụ nữ. Đồng thời, hướng dẫn người nhà rang gạo muối nóng chườm lên bụng. Người phụ nữ dần tỉnh, bao nhiêu thuốc của đội công tác đưa đi đều để lại cho gia đình hết…

Đám cưới giữa rừng và mùa quả ngọt…

Vượt lên gian khổ, hiểm nguy, cán bộ, chiến sĩ luôn lạc quan, yêu đời. Giữa muôn ngàn thiếu thốn, tình yêu, tình đồng đội vẫn luôn đong đầy. Mùa xuân năm 1974 có lẽ là mùa xuân đặc biệt nhất với ông Sơn. Bởi, mùa xuân này, ông cưới vợ. Đám cưới được tổ chức giữa rừng, trên nước bạn Lào. Một khoảng rừng nhỏ được treo đèn, kết hoa, ngập tràn hạnh phúc.

Ký ức Hủa Phăn: Máu và hoaHuân chương Lao động của Chủ tịch nước CHDCND Lào tặng cho ông Đinh Phi Sơn vì đã đóng góp công sức, trí tuệ trong việc xây dựng và phát triển tỉnh Hủa Phăn thời kỳ kháng chiến cũng như thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước.

Cùng công tác tại công trường xây dựng với chồng, cô công nhân Nguyễn Thị Hường luôn nhận được sự yêu thương, che chở từ người đồng hương. 50 năm rồi nhưng những ký ức trong bà Hường vẫn còn vẹn nguyên như mới hôm qua. Bà sôi nổi diễn tả niềm vui, hạnh phúc bằng mắt, miệng và cả chân, tay. Trái với vợ, ông Sơn lại mang vẻ điềm đạm, lịch thiệp, nhã nhặn của một công chức Nhà nước. Hai tính cách tưởng chừng trái ngược ấy hóa ra lại bù trừ hoàn hảo cho nhau. Nhìn cách ông chăm sóc bà mới hiểu hết tình yêu đã đơm hoa trong khói lửa chiến tranh có sức sống mãnh liệt như thế nào. “Chúng tôi gặp nhau, yêu nhau trong hoàn cảnh éo le nhất, nhưng cũng vì đó mà có động lực tiếp tục sứ mệnh để có thể trở về đoàn viên… Tôi chỉ biết nói đó là định mệnh…”, bà Hường xúc động nói.

Nửa thế kỷ nên nghĩa vợ chồng, bà Hường có thể tự hào bởi hai vợ chồng đã đồng cam cộng khổ, cùng nhau vượt qua những thời khắc khó khăn nhất của đất nước thời hậu chiến. Những người con của ông bà đã phương trưởng, cuộc sống ổn định. Ở tuổi ngoài 76, những khớp xương bắt đầu hành hạ bà, có lẽ đó là hệ quả của những năm tháng vượt núi, vượt rừng ngày trước. Đôi chân buồn, mỏi mỗi khi thức dậy nhưng hễ có dịp bà lại đi cùng chồng. Đi tìm, kết nối những đồng nghiệp, đồng đội xưa.

Năm 2000, sau khi nghỉ hưu theo chế độ, ông Sơn đứng ra thành lập Chi hội Ban C, Hội Hữu nghị Việt – Lào tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn. 100 thành viên trong chi hội, người công chức về hưu, người nông dân… và dù thời gian làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào có khác nhau, nhưng từ trong trái tim những người cán bộ, kỹ sư, công nhân Ban C sống trên đất Thanh Hóa luôn vẹn nguyên ký ức với những kỷ niệm của một thời khói bom, lửa đạn, gian khổ, ác liệt mà sâu nặng tình cảm.

Bài và ảnh: Tăng Thúy



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/ky-uc-hua-phan-nbsp-mau-va-hoa-227995.htm

Cùng chủ đề

Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa phát triển bền vững

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 20 - 21/11 tại TP Thanh Hóa. Với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, đại hội có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu phố Quảng Xá

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), sáng 14/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đến dự và chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân khu phố Quảng Xá, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa).Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đến dự và chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với cán bộ, Nhân...

Tập huấn Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn liên quan cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh...

Ngày 27/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các chuyên gia của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế và Vụ Phát triển hạ tầng và Đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức tập huấn Luật Đấu thầu năm 2023 và các văn bản hướng dẫn liên quan cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.Các đại biểu tham dự tập huấn.Phát biểu khai mạc lớp...

Gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào

Sáng 27/10, Ban Liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia Quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện (QTN) và chuyên gia quân sự (CGQS) Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 - 30/10/2024).Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm.Tham dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá...

Đại hội đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP Thanh Hóa lần thứ nhất

Sáng 27/10, Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP Thanh Hóa tổ chức đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029.Toàn cảnh đại hội.Dự đại hội có lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hóa, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo TP Thanh Hóa cùng 180 đại biểu là cán bộ, chiến sỹ quân tình nguyện và chuyên gia đã chiến đấu, công tác tại Campuchia.Các...

Cùng tác giả

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Cùng chuyên mục

Tinh thần hiến tặng

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa diễn ra như thường lệ, với một phần rất cảm động đó là: Tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ người dân.Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng tại tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.Tôi từng có...

Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa”. Dự buổi tọa đàm có ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương, ban quản lý các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành...

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5

Sáng 24/11, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa tổ chức Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5, tại Đền thờ thành hoàng làng và Phủ bà Hạc Long (phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa). Tham dự liên hoan có 17 nghệ nhân, thanh đồng trong toàn tỉnh.Liên hoan thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến xemLiên hoan là hoạt động nhân kỷ niệm Ngày Di...

Hoành tráng Đêm nhạc hội Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Chương trình Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024 mang đến các hoạt động trải nghiệm mới, đa dạng như: Giải chạy Uni Run cho khoảng 600 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng sinh viên” 2024 tại Thanh Hóa; Cuộc thi sáng tạo, thiết kế; Đêm đại nhạc hội Unitour Thanh Hóa.Tối 23/11, tại Trường Đại học Hồng Đức (TP Thanh Hóa), Trung ương Hội Sinh...

Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm việc với UBND tỉnh

Sáng ngày 14/11/2024, Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện do đồng chí Bùi Thị Hòa – Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác kiểm tra, giám sát liên ngành công tác hiến máu tình nguyện (HMTN) tại...

Giữ nguồn “dưỡng nuôi” di sản

Vinh danh những người “giữ hồn” di sản bằng các danh hiệu mới là điều kiện “cần”. Trong khi, điều kiện “đủ” để những người nắm giữ các yếu tố cốt lõi của di sản văn hóa ấy có thể duy trì nhiệt huyết, tình yêu và tích cực trao truyền di sản đến đời sau, thì cần thêm nguồn “dưỡng nuôi” từ sự chung tay trách nhiệm của các ngành và địa phương.Các nghệ nhân trình diễn trò...

Vài nét Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” qua hai mùa giải

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” do Hội Nhà báo Thanh Hóa tổ chức từ năm 2023, đã qua 2 mùa giải, để lại dấu ấn đối với những người làm báo xứ Thanh. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá nét đẹp của những người làm báo Thanh Hóa trong tác nghiệp, trong trải nghiệm nghề báo, ghi nhận, tôn vinh tinh thần cống hiến vì sự nghiệp báo chí của những người làm...

Cuối năm, du lịch check-in lên ngôi

Thời điểm cuối năm, khi “muôn hoa khoe sắc”, cũng là thời gian các điểm check-in ở Thanh Hóa “nở rộ” để phục vụ du khách. Hoạt động này thường diễn ra tại các điểm đến có thể di chuyển trong ngày và không sử dụng dịch vụ lưu trú.Du khách Vương Hiền Lương với góc check-in tại hồ bán nguyệt, đền thờ Trung túc vương Lê Lai (Ngọc Lặc).Phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) với những cung đường...

Đoàn famtrip Hiệp hội Du lịch Việt Nam khảo sát, trải nghiệm tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông

Ngày 22/11, đoàn famtrip của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, với sự tham gia của gần 60 doanh nghiệp lữ hành trong nước, phóng viên các cơ quan báo chí đã đến khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước).Đoàn famtrip khảo sát các khu nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông.Tại đây, đoàn famtrip đã khảo sát một...

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.Ảnh minh họa.Để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ xây dựng và phát triển thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất