Powered by Techcity

Ký ức Điện Biên Phủ qua lời kể của những dân công hỏa tuyến

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa là tỉnh có đóng góp nhiều nhất sức người, sức của, đồng thời cũng là hậu phương lớn nhất. Để phục vụ cho “trận công kiên lớn nhất” – chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có hàng vạn dân công xứ Thanh đêm ngày không quản gian khó gánh gạo, mở đường, chở vũ khí, đạn dược… phục vụ chiến trường khói lửa. 70 năm trôi qua, “ký ức” Điện Biên Phủ như những “thước phim” quay chậm qua lời kể của những dân công hỏa tuyến năm xưa.

Ký ức Điện Biên Phủ qua lời kể của những dân công hỏa tuyếnDù sức khỏe yếu, cụ bà Đỗ Thị Mơ vẫn không quên những tháng ngày tham gia dân công hỏa tuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nhắc đến cụ bà Đỗ Thị Mơ, người thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn (Thường Xuân) hẳn nhiều người vẫn nhớ đến câu chuyện bà Mơ – xin thoát nghèo vài năm về trước. Chuyện một cụ bà ở một xã miền núi xứ Thanh, dù tuổi đã cao nhưng vẫn tự tin mưu sinh dựa vào đôi bàn tay, sức lao động chân chính của bản thân khiến nhiều người cảm phục. Câu chuyện về bà Mơ sau đó đã trở thành niềm cảm hứng, tạo sự lan tỏa rộng khắp. Vậy nhưng, có lẽ chưa nhiều người biết rằng, cách đây 70 năm, cô gái Đỗ Thị Mơ còn dành những tháng ngày thanh xuân, cùng với hàng vạn người dân xứ Thanh đã góp sức cho “tuyến lửa” Điện Biên Phủ.

So với lần gặp cách đây vài năm về trước, bà Đỗ Thị Mơ bây giờ đã yếu hơn nhiều. Tuổi cao khiến cho bà không còn nhanh nhẹn được nữa, rồi những đợt ốm triền miên cũng khiến sức khỏe bà không ổn định. Vậy nhưng, khi nhắc đến những tháng ngày tham gia dân công hỏa tuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa thì bà bảo vẫn nhớ lắm. Dẫu vậy, trước khi kể lại chuyện về thời hoa lửa 70 năm về trước, bà cũng không quên dặn: “Bà bây giờ có tuổi rồi, có chuyện nhớ, chuyện không, chỗ nhớ, chỗ quên nên nhớ được tới đâu, bà kể tới đó”.

Sinh ra ở xã biển Quảng Hải (Quảng Xương), đầu năm 1954 – khi mới 19 tuổi, theo sự vận động của Đảng, Nhà nước, cô gái Đỗ Thị Mơ đã hăng hái lên đường tham gia dân công hỏa tuyến để phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Bà Đỗ Thị Mơ nhớ lại: “Bà đi dân công hỏa tuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ khoảng 3 tháng. Ngày đó ra đi rất vui vẻ, không lo lắng, không sợ hãi. Chúng tôi đi thành từng đoàn, khí thế hừng hực như ngày hội vậy. Công việc đi dân công khi đó là gánh gạo. Cung đường đi dọc theo sông Luồng (một nhánh của sông Mã) lên mạn ngược xứ Thanh, theo những con đường rừng núi, cứ như vậy mà đi. Gánh gạo không kể đêm ngày, xuyên qua rừng, băng núi. Đã vậy, để không bị phát hiện, mỗi người còn phải tự ngụy trang, lấy lá cây rừng che chắn thật kỹ… Vất vả là thế, nhưng không ai kêu than. Bởi ai cũng muốn góp sức mình cho Tổ quốc. Trong những tháng ngày ấy, ai cũng thấy mình có một phần trách nhiệm…”.

Nhấp ngụm nước chè xanh, bà Mơ kể tiếp: “Bà nhớ, suốt nhiều ngày ròng rã, trong một lần đang gánh gạo, do mệt quá, lại khát nước, người như muốn lả đi. Tìm xung quanh thì chỉ có những cây vả rừng trĩu quả. Bà đã hái những quả vả, ăn rất nhiều, đến nỗi say bất tỉnh nên được mọi người đưa vào cấp cứu ở Trạm 8 (theo lời kể lại của bà Mơ – PV). Sau khi tỉnh dậy, do sức khỏe yếu, bà phải trở về quê sớm hơn mọi người trong đoàn… Về đến nhà mới được 2 ngày thì nghe báo tin chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng… Cả làng ai cũng reo vui phấn khởi, sung sướng lắm”.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, cô gái Đỗ Thị Mơ ngày nào giờ đã trở thành cụ bà móm mém, tóc bạc phơ được con cháu kính trọng, người dân quý mến. Bà tâm tình: “Nhiều chuyện mới chỉ dăm năm trước giờ đã chẳng thể nhớ. Nhưng không hiểu sao, chỉ có 3 tháng đi dân công hỏa tuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ thì bà lại chưa thể quên. Dù rằng, cái sự nhớ của người già cũng chẳng thể rõ ràng, rành mạch được”.

Trong quá trình “đi tìm” những dân công hỏa tuyến năm xưa phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi tình cờ gặp được ông Trần Đức Thịnh (96 tuổi) người thôn Cửa Hà, xã Cẩm Phong (nay là khu phố Cửa Hà, thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy). Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng trí nhớ cụ ông vẫn minh mẫn. Trên bến Cửa Hà, ông kể chúng tôi nghe về những tháng ngày lịch sử.

Bến Cửa Hà (bên sông Mã) là nơi giao nhau giữa Quốc lộ 217 và sông Mã. Đây là đầu mối giao thông quan trọng từ phía Đông lên miền Tây Bắc và Thượng Lào. Bởi vậy, nơi đây không chỉ có vị trí quan trọng về mặt quân sự, mà còn là hậu phương vững chắc cho các cuộc kháng chiến.

Bước vào chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, Tây Bắc – Thượng Lào được xác định là những hướng tiến công chính. Bấy giờ, Cẩm Thủy – cửa ngõ miền Tây xứ Thanh với giao thông đường sông, đường bộ thuận lợi trở thành hậu phương – hậu cứ vững chắc. Lực lượng bộ đội, dân công cùng với lương thực, súng đạn… đêm ngày tập kết về đây, sẵn sàng lên đường ra mặt trận.

Sau khi Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đầu năm 1954, Nhân dân Cẩm Thủy cũng chính thức bước vào trận tuyến hậu cần phục vụ cho chiến dịch lịch sử – “trận công kiên lớn nhất”. Hàng chục vạn tấn lương thực, thực phẩm, súng đạn, thuốc men… tập trung tại kho Cẩm Thủy trên bến Cửa Hà, từ đây vận chuyển ra chiến trường Điện Biên Phủ.

“Theo lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, gần như 100% các hộ gia đình ở Cẩm Phong khi đó đều tham gia dân công hỏa tuyến. Có gia đình cả vợ chồng và các con lớn đều ra đi. Thời điểm đó, xe đạp còn là phương tiện đi lại đắt tiền thì ở Cẩm Phong đã có nhiều nhà khá giả sắm được xe đạp. Vậy nên, người dân Cẩm Phong khi ấy ra đi phục vụ tuyến lửa, ngoài quang gánh thì còn có một số lượng khá lớn xe đạp thồ”, ông Trần Đức Thịnh cho biết.

Theo các tài liệu lưu giữ tại địa phương, có dân công gánh bộ phục vụ ở trung tuyến vận chuyển lương thực từ Cẩm Thủy lên trạm 10 Vận Mai (giáp Hòa Bình); có dân công vận chuyển bằng thuyền chở lương thực, thực phẩm, thuốc men vượt sông Mã giao hàng tại Quan Hóa; và hai đội dân công xe đạp thồ đi phục vụ tuyến lửa.

Ông Trần Đức Thịnh nhớ lại: “Đoàn chúng tôi phải mất đến gần 3 tháng mới lên được Điện Biên Phủ. Trong quá trình tham gia phục vụ chiến dịch, chúng tôi không nề hà công việc gì, từ chở gạo, tiếp vận súng đạn, đến cả việc phải mở đường do bị giặc Pháp ném bom. Để tránh bị địch phát hiện, nhiều ngày phải trốn trong rừng, đêm xuống mới âm thầm di chuyển. Những ngày ấy, nắng mưa không quản, muỗi vắt, rắn rết chẳng sợ hãi, thậm chí ngay cả nắm cơm ăn lẫn với bùn đất cũng không phải chuyện hiếm… Nhưng ai cũng một tinh thần đồng lòng, quyết tâm và hy vọng chiến thắng”.

Tròn 70 năm trôi qua với một Điện Biên Phủ “Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”, chàng thanh niên Trần Đức Thịnh ngày nào giờ đã thành cụ ông mắt mờ, chân tay yếu. Trong giọng kể run run mà trầm hùng của ông, tôi phần nào cảm nhận được nhiệt huyết của những thế hệ ông cha trong những năm tháng sẵn sàng hiến dâng mình cho Tổ quốc… Để đến hôm nay, đi qua những đau thương, vất vả, nhọc nhằn, hai tiếng độc lập vẹn toàn đã được hát vang trong trái tim – khối óc và tình yêu dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

Bài và ảnh: Khánh Lộc

Nguồn

Cùng chủ đề

Quân đội Nhân dân Việt Nam – 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành (22/12/1989

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội ta đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được khái quát cô đọng trong lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt...

Cẩm Thủy phấn đấu năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chấp hành Đảng bộ Cẩm Thủy vừa tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; thảo luận, thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Năm 2024, các cấp ủy đảng chính quyền, MTTQ các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc huyện Cẩm Thủy đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết Ban Chấp...

Đề nghị xét, công nhận 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Chiều 26/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận...

Ký ức Hủa Phăn: Máu và hoa

Những cán bộ, kỹ sư, công nhân Ban C, thuộc Bộ Thủy lợi (cũ) tỉnh Thanh Hóa từng công tác tại Lào, nay mái đầu đã ngả bạc, người còn người mất, nhưng họ - đội quân không hàm, không hiệu đại diện cho hàng ngàn quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã cống hiến năm tháng tuổi xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng nước bạn Lào.Ông Đinh Phi Sơn và bà...

Hội thi trình diễn, giới thiệu, thuyết trình trang phục truyền thống và thi người đẹp dân tộc trong trang phục truyền thống

Chiều 17/10, tại huyện Cẩm Thủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi trình diễn, giới thiệu, thuyết trình về trang phục truyền thống và thi người đẹp dân tộc trong trang phục truyền thống tỉnh Thanh Hoá, năm 2024.Lãnh đạo Ban Dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao cờ lưu niệm cho các đội thiHội thi thu hút 110 thí sinh đến từ các huyện Mường Lát, Quan Sơn,...

Cùng tác giả

Tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18). Đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp...

Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất với những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình trồng nho của gia đình ông Hà Thịnh Hưng ở thôn 12, xã Nga An (Nga Sơn).Trang trại của gia đình ông Hà Thịnh...

Nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp

Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Hồng Đức, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức diễn đàn khoa học “Những vấn đề đặt ra đối với KH&CN vươn lên trở thành động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2025-2030”.Các đại biểu dự diễn đàn.Theo báo...

[E-Magazine] – Những anh hùng trên xứ sở của những bản hùng ca Thanh Hóa

(Baothanhhoa.vn) - Ở cái tuổi "xưa nay hiếm", trí nhớ đã mai một nhưng ký ức về chuỗi ngày cùng đồng đội trải qua “mưa dầm, cơm vắt” của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Xuân Sinh vẫn còn vẹn nguyên. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/e-magazine-nhung-anh-hung-tren-xu-so-cua-nhung-ban-hung-ca-thanh-hoa-234875.htm

Hiệu quả từ tập trung đất đai và liên kết bao tiêu sản phẩm

Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Đình Lĩnh ở thôn Lộc Nham, xã Đồng Lợi đã tích tụ được 4ha đất lúa bằng hình thức thuê lại của các hộ trong thôn không có điều kiện sản xuất để trồng lúa thương phẩm cung cấp cho doanh nghiệp.2,3ha trồng đào cảnh của gia đình anh Trần Sỹ Toàn ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) được tích tụ từ diện tích đất của gia đình và 6...

Cùng chuyên mục

Tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18). Đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp...

Nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp

Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Hồng Đức, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức diễn đàn khoa học “Những vấn đề đặt ra đối với KH&CN vươn lên trở thành động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2025-2030”.Các đại biểu dự diễn đàn.Theo báo...

[E-Magazine] – Những anh hùng trên xứ sở của những bản hùng ca Thanh Hóa

(Baothanhhoa.vn) - Ở cái tuổi "xưa nay hiếm", trí nhớ đã mai một nhưng ký ức về chuỗi ngày cùng đồng đội trải qua “mưa dầm, cơm vắt” của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Xuân Sinh vẫn còn vẹn nguyên. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/e-magazine-nhung-anh-hung-tren-xu-so-cua-nhung-ban-hung-ca-thanh-hoa-234875.htm

Thanh Hóa sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước

Đó là thông tin nổi bật tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Gọi tắt là Nghị quyết 18), do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sáng nay (26/12).Huyện Đông Sơn chuẩn bị sáp nhập vào...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 26/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 26/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-26-12-2024-234841.htm

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

Tuyển Việt Nam: Dấu ấn ngôi sao và khát vọng hồi sinh, chinh phục AFF Cup

Dưới thời HLV Park Hang Seo, đội tuyển Việt Nam trải qua kỷ nguyên huy hoàng khi trở thành thế lực thống trị bóng đá Đông Nam Á. Sau kỳ tích giành ngôi á quân giải U23 châu Á 2018, “Những chiến binh sao vàng” tiếp tục lọt vào bán kết Asian Games. Chiến công của lứa đội tuyển trẻ là bản lề để đội tuyển quốc gia giành chức vô địch AFF Cup 2018, là đại diện duy nhất...

‘Đại gia’ nuôi heo BAF thâu tóm thêm một công ty chăn nuôi

Người dân mua thịt heo BAF tại quầy trong siêu thị – Ảnh: BAF BAF Việt Nam vừa có nghị quyết nhận chuyển nhượng 99,99% vốn góp tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk, một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, ngành kinh doanh chính là chăn nuôi heo. Các thương vụ mua lại cổ phần của các công ty trong cùng ngành được BAF thực hiện dồn dập từ tháng 9-2024 đến nay. Gần nhất vào...

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất