Powered by Techcity

Kỷ niệm 63 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961


Đường Hồ Chí Minh trên biển là kỳ tích “có một không hai” trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Hơn 6 thập kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiếc “tàu không số” đầu tiên rời bến chở vũ khí, hàng hóa phục vụ chiến trường miền Nam, nhưng dấu ấn khai mở con đường và những chiến công hiển hách của đoàn “tàu không số” vẫn còn vang vọng cho đến hôm nay.

Kỷ niệm 63 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2024): Vang mãi thiên hùng caHội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển tỉnh Thanh Hóa chụp ảnh lưu niệm tại buổi gặp mặt kỷ niệm 63 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển.

Năm 1961, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng miền Nam, nhu cầu chi viện cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam ngày càng lớn. Vì vậy, ngoài con đường Trường Sơn trên bộ, đường Hồ Chí Minh trên biển cũng được hình thành để vận chuyển hàng hóa, vũ khí và cán bộ, chiến sĩ vào những địa bàn ven biển trọng yếu, nơi mà sự chi viện bằng tuyến vận tải trên bộ chưa thể vươn tới được. Trong khi Tiểu đoàn 301 mở đường xuyên Trường Sơn trên bộ thì Tiểu đoàn 603 bắt đầu mở đường trên biển nhằm bảo đảm cho cuộc kháng chiến của ta không lúc nào bị chia cắt.

Ngày 23/10/1961, lực lượng vận tải quân sự trên biển mang tên Đoàn 759 được thành lập (tiền thân của Đoàn 125, sau là Lữ đoàn 125), có nhiệm vụ nghiên cứu mở tuyến vận tải quân sự chiến lược Bắc – Nam bằng đường biển, tổ chức đưa cán bộ, chiến sĩ và vũ khí chi viện cho cách mạng miền Nam. Sau khi thành lập, trung tuần tháng 8/1962, Quân ủy Trung ương thông qua nghị quyết “Mở đường vận chuyển chiến lược trên biển”. Từ đây, Đoàn 759 bước vào một giai đoạn hoạt động đặc biệt, làm nên “con đường huyền thoại” trên biển. Để bảo đảm bí mật cho tuyến đường vận tải đặc biệt này, những chiếc tàu của Đoàn 759 phải cải hoán thành tàu đánh cá, không có số hiệu cố định, xen kẽ, trà trộn vào những đoàn tàu đánh cá của ngư dân trên biển. Tên gọi đoàn “tàu không số” ra đời từ đó.

Khác với các chiến sĩ không quân, lục quân “tìm địch mà đánh”, nhiệm vụ của người chiến sĩ hải quân trên những con “tàu không số” lại tìm mọi cách tránh địch để bảo vệ hàng hóa, vũ khí và cán bộ, chiến sĩ trên tàu. Vì phải giữ bí mật, tuyệt đối không để địch phát hiện ra tuyến vận tải đặc biệt này nên tàu nào cũng được cài sẵn những khối thuốc nổ lớn để phá hủy tàu khi bị phát hiện. Bởi vậy, mỗi lần “tàu không số” xuất phát là một lần thử thách ý chí và tinh thần dũng cảm của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Ngày 23/10/1961, lực lượng vận tải quân sự trên biển mang tên Đoàn 759 được thành lập (tiền thân của Đoàn 125, sau là Lữ đoàn 125), có nhiệm vụ nghiên cứu mở tuyến vận tải quân sự chiến lược Bắc – Nam bằng đường biển, tổ chức đưa cán bộ, chiến sĩ và vũ khí chi viện cho cách mạng miền Nam.

…nhiệm vụ của người chiến sĩ hải quân trên những con “tàu không số” lại tìm mọi cách tránh địch để bảo vệ hàng hóa, vũ khí và cán bộ, chiến sĩ trên tàu…

Là người lính từng đi qua cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ông Cao Văn Chân, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) năm nay tròn 80 tuổi vẫn nhớ rất rõ hành trình đầy gian nan nhưng rất đỗi vinh quang trên những chuyến tàu huyền thoại. Trong tất cả 8 chuyến đi bám “tàu không số”, ông Chân có rất nhiều kỷ niệm, nhưng đáng nhớ nhất vẫn là chuyến đi đầu tiên trên tàu 68. Theo dòng hồi tưởng, ông Cao Văn Chân nhớ lại: “Giai đoạn 1963-1966, tuyến vận tải biển gặp nhiều khó khăn nên các tàu tạm dừng hoạt động. Đầu năm 1966, tàu 68 thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 125 được giao nhiệm vụ đi khảo sát mở đường, đồng thời chở theo 60 tấn hàng hóa, vũ khí, nếu an toàn thì sẽ cập bến Bồ Đề (Cà Mau) theo kế hoạch. Xác định đây là chuyến đi khó khăn, cán bộ, chiến sĩ trên tàu có thể phải hy sinh khi làm nhiệm vụ. Vì thế, trước khi xuất phát, Trung tướng Lê Quang Đạo, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã trực tiếp xuống tàu chỉ đạo và dự lễ truy điệu sống cho 17 cán bộ, chiến sĩ thực hiện chuyến đi. Lần đầu tiên tham gia “tàu không số” đã phải làm lễ truy điệu sống nhưng chúng tôi không dao động hay nao núng tinh thần, ngược lại luôn trong tâm thế sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Sau lễ truy điệu sống, tàu 68 lấy hàng ở kho Kha Lâm (Hải Phòng), xuất phát sang vùng biển Trung Quốc rồi vào Nam. Tàu chúng tôi đi được khoảng 100 hải lý thì máy bay trinh sát và 2 tàu khu trục của Mỹ bắt đầu theo dõi rồi liên tục bám theo. Đến vùng biển Đà Nẵng thì lực lượng của Mỹ ở trên bờ giám sát chặt chẽ. Vì bị quân địch theo dõi gắt gao nên gần 1 tháng lênh đênh trên biển, mục tiêu cập bến Bồ Đề không thực hiện được”.

Sau chuyến đi khảo sát đầu tiên, ông Cao Văn Chân đã tham gia 7 chuyến tàu vận chuyển vũ khí, hàng hóa cho chiến trường miền Nam. Thời kỳ ấy, máy bay và tàu khu trục của Mỹ theo dõi rất sát sao. Quyết không để con đường vận tải chiến lược trên biển bị bại lộ, có tới 6 chuyến hàng tàu 68 phải quay trở về bến ở Hải Phòng. Riêng chuyến đi năm 1967, tàu 68 vào được bãi ngang ở Phú Yên. “Để tránh sự phát hiện của kẻ thù, ban ngày tàu 68 giả danh tàu đánh cá đi ngoài khơi, khoảng 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng, khi thủy triều lên thì tàu mới vào gần bến thả hàng xuống biển để thủy triều đẩy hàng vào bờ. Trong 2 đêm thả hàng xuống biển, sóng bãi ngang lắc rất mạnh, các chiến sĩ vừa bốc hàng, vừa bị nôn rất mệt. Vất vả thì không kể hết nhưng cũng rất đỗi vinh quang và tự hào”, ông Chân kể.

Kỷ niệm 63 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2024): Vang mãi thiên hùng caÔng Cao Văn Chân và ông Trần Văn Thứ ôn lại kỷ niệm tham gia những chuyến “tàu không số”.

Kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển được tạo nên bởi các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của đoàn “tàu không số” với tinh thần dũng cảm, luôn trung thành với Tổ quốc và Nhân dân. Với người lính biển Trần Văn Thứ, phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa), mỗi chuyến “tàu không số” rời bến là một lần sẵn sàng xả thân chiến đấu và hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quên sao được chuyến đi cuối cùng của tàu 39 bởi đồng đội của ông có nhiều người đã mãi mãi không trở về. Ông Trần Văn Thứ kể: “Theo kế hoạch, cuối tháng 3/1972, tàu 39 nhổ neo từ K4 Hải Phòng chở theo 300 tấn hàng hóa, vũ khí để cập bến Vàm Lũng (Cà Mau). Khi gần đến bến Vàm Lũng, tàu 39 nhận lệnh không được cập bến vì có địch. Sau một thời gian lênh đênh ngoài biển vẫn không thể cập bến, tàu 39 quay trở lại Hải Phòng. Trong lúc tàu 39 đang ở sông Cấm (Hải Phòng) thì bị máy bay địch phát hiện, chúng liên tục bắn rốc-két xối xả khiến tàu bị hỏng lái, cứ quay tròn. Trong tình thế vô cùng nguy hiểm và cấp bách đó, cán bộ, chiến sĩ trên tàu dùng súng 12 ly 7 chống trả quyết liệt. Bị trúng rốc-két, bộc phá trên tàu phát nổ cũng là lúc hầu hết cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Chuyến tàu lịch sử ấy, tôi mãi không bao giờ quên được”.

Trong gần 15 năm hoạt động (10/1961 – 4/1975), những con đường, những bến bãi tập kết vũ khí đều nằm trong vùng kìm kẹp, truy quét, đánh phá ác liệt của địch. Nhiều chuyến đi hàng tháng trời trên biển phải quay trở về nhưng không làm cán bộ, chiến sĩ nản lòng. Cách này không đi được ta nghĩ cách khác; đường này bị địch theo dõi ta mở đường mới; khi địch phát hiện, áp sát tấn công ta đánh trả quyết liệt, trong tình huống cấp bách phải phá hủy tàu và hàng để giữ bí mật con đường… Chuyện về con đường biển và những người vận chuyển vũ khí trên con đường ấy được ví như một thiên hùng ca ngời sáng về lòng yêu nước của quân đội Việt Nam. Trong điều kiện kẻ thù ngày đêm phong tỏa, kiểm soát gắt gao, nhưng với tinh thần sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, cán bộ, chiến sĩ trên những con “tàu không số” đã mưu trí, dũng cảm băng qua hiểm nguy, đạp sóng biển Đông và sự vây ráp của kẻ thù để vận chuyển hàng chục, hàng trăm nghìn tấn vũ khí, đạn dược, nhân lực, kịp thời chi viện cho quân và dân miền Nam đánh giặc. Cùng với những con đường trên đất liền, đường Hồ Chí Minh trên biển đã làm nên thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bài và ảnh: Tố Phương



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/ky-niem-63-nam-ngay-mo-duong-ho-chi-minh-tren-bien-23-10-1961-23-10-2024-vang-mai-thien-hung-ca-228275.htm

Cùng chủ đề

Thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ hành quân dã ngoại làm công tác dân vận

Sáng 24/12, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh do Đại tá Lê Văn Trung, Chính ủy dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn 40, Trung đoàn 762 đang thực hiện nhiệm vụ hành quân dã ngoại, làm công tác dân vận tại xã Nga Tân (Nga Sơn).Cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn 40, Trung đoàn 762, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ tại xã Nga...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm thăm, chúc mừng Lữ đoàn Pháo binh 368 và Sư đoàn 390

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Mai Xuân Liêm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn, đã đến chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo binh...

Dáng vóc đô thị “tựa núi, bên sông,  hướng biển”

Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, tọa lạc trên vùng đất cổ của hai nền văn hóa Núi Đọ và Đông Sơn, TP Thanh Hóa địa thế “rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân thành”. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, TP Thanh Hóa đã có những bước phát triển vượt bậc, đáng tự hào. Đặc biệt, qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, quy mô diện tích và dân số của TP Thanh...

Chợ truyền thống thích ứng thời kỳ công nghệ số

Kinh doanh thương mại điện tử cùng với sự bùng nổ của các siêu thị đã khiến cho hoạt động kinh doanh tại các chợ truyền thống rơi vào tình trạng khó khăn, vắng khách. Để bắt nhịp với xu thế mới, những tiểu thương kinh doanh tại các chợ truyền thống đang từng bước thay đổi, tiếp cận thêm với các nền tảng công nghệ để thu hút khách hàng.Tiểu thương kinh doanh tại chợ Mạ, xã Định...

Hà Trung gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu 

Sáng 18/12, huyện Hà Trung đã gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).Các đại biểu dự buổi gặp mặt.Tại buổi gặp mặt, các đại biểu và 158 cán bộ Quân đội, Công an đã nghỉ hưu trên địa bàn huyện cùng nhau ôn lại truyền thống...

Cùng tác giả

Thanh Hóa sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước

Đó là thông tin nổi bật tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Gọi tắt là Nghị quyết 18), do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sáng nay (26/12).Huyện Đông Sơn chuẩn bị sáp nhập vào...

Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nông nghiệp Thanh Hóa “cán đích” năm 2024 với hàng loạt dấu ấn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa Cao Văn Cường, những kết quả đó chính là tín hiệu vui trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, theo xu thế và yêu cầu thực tiễn.Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh kiểm tra, trao đổi với đồng...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 26/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 26/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-26-12-2024-234841.htm

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

Tuyển Việt Nam: Dấu ấn ngôi sao và khát vọng hồi sinh, chinh phục AFF Cup

Dưới thời HLV Park Hang Seo, đội tuyển Việt Nam trải qua kỷ nguyên huy hoàng khi trở thành thế lực thống trị bóng đá Đông Nam Á. Sau kỳ tích giành ngôi á quân giải U23 châu Á 2018, “Những chiến binh sao vàng” tiếp tục lọt vào bán kết Asian Games. Chiến công của lứa đội tuyển trẻ là bản lề để đội tuyển quốc gia giành chức vô địch AFF Cup 2018, là đại diện duy nhất...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước

Đó là thông tin nổi bật tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Gọi tắt là Nghị quyết 18), do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sáng nay (26/12).Huyện Đông Sơn chuẩn bị sáp nhập vào...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 26/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 26/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-26-12-2024-234841.htm

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

Tuyển Việt Nam: Dấu ấn ngôi sao và khát vọng hồi sinh, chinh phục AFF Cup

Dưới thời HLV Park Hang Seo, đội tuyển Việt Nam trải qua kỷ nguyên huy hoàng khi trở thành thế lực thống trị bóng đá Đông Nam Á. Sau kỳ tích giành ngôi á quân giải U23 châu Á 2018, “Những chiến binh sao vàng” tiếp tục lọt vào bán kết Asian Games. Chiến công của lứa đội tuyển trẻ là bản lề để đội tuyển quốc gia giành chức vô địch AFF Cup 2018, là đại diện duy nhất...

‘Đại gia’ nuôi heo BAF thâu tóm thêm một công ty chăn nuôi

Người dân mua thịt heo BAF tại quầy trong siêu thị – Ảnh: BAF BAF Việt Nam vừa có nghị quyết nhận chuyển nhượng 99,99% vốn góp tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk, một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, ngành kinh doanh chính là chăn nuôi heo. Các thương vụ mua lại cổ phần của các công ty trong cùng ngành được BAF thực hiện dồn dập từ tháng 9-2024 đến nay. Gần nhất vào...

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

[Bản tin 18h] Từ năm 2025, xét công nhận tốt nghiệp THPT kết hợp học bạ và kết quả thi theo tỷ lệ 50-50

25/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thống nhất mức trích chi phí quản...

Công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Đón nhận di sản văn hóa phi...

Ghi nhận quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định trong thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, ngày 7/11/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Theo đó, Yên Định là huyện thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn...

Liên tiếp đón không khí lạnh tăng cường, miền Bắc lại chìm trong rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25-12, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, từ khoảng đêm 26 và ngày 27-12, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Không khí lạnh tăng cường mạnh khiến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ rét đậm, rét hại. Ảnh: Văn Duẩn Từ đêm 27-12,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất