Powered by Techcity

Kỷ niệm 59 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965

Để cứu vãn sự thất bại thảm hại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, bằng mọi âm mưu, đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc “Chiến tranh phá hoại” hòng ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Trong 60 “điểm tắc” trên tuyến giao thông huyết mạch mà Mỹ đã xác định, cầu Hàm Rồng được xem là “điểm tắc lý tưởng”. Vì vậy, Mỹ đã “ưu ái” cho Hàm Rồng bằng một kế hoạch đánh phá kỹ lưỡng với mọi thủ đoạn tàn bạo nhất có thể.

Kỷ niệm 59 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2024): Hai ngày đen tối của không lực Hoa KỳCầu Hàm Rồng hiên ngang bắc qua dòng sông Mã. Ảnh: Minh Khôi

Mục tiêu chính của cuộc không kích cầu Hàm Rồng lần này được Mỹ giao cho Tập đoàn Không quân chiến thuật số 2 – “anh cả đỏ” trong lực lượng không quân chiến thuật Mỹ và được trang bị máy bay F105, là loại máy bay tối tân, hiện đại nhất lúc bấy giờ. Loại máy bay này được mệnh danh “thần sấm” bởi dựa vào tiếng gầm rít của nó để uy hiếp đối phương. Theo giới quân sự Mỹ, “khi một lực lượng máy bay thần sấm gầm rú trên đầu, đối phương không còn đủ bình tĩnh để ngắm bắn. Lúc ấy, những chiếc F105 cứ việc bổ nhào từng chiếc một mà ném bom”. Thế nhưng, bọn giặc lái không ngờ được rằng, chính chiến thuật bổ nhào từng chiếc một ấy đã tạo điều kiện cho lực lượng phòng không ở Hàm Rồng nả đạn vào từng chiếc một.

Nắm bắt được âm mưu, thủ đoạn của giặc Mỹ, được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc phòng, quân và dân Thanh Hóa cùng với bộ đội đã bước vào cuộc chiến với tâm thế chủ động, sẵn sàng đánh bại cuộc “Chiến tranh phá hoại” của Mỹ. Những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3/1965, không khí chuẩn bị chiến đấu ở Hàm Rồng vô cùng sôi động. Loa truyền thanh thường xuyên thông báo tình hình địch và truyền lệnh sơ tán triệt để. Hàm Rồng bước vào thử thách mới, chưa hình dung ra được sự ác liệt và tầm vóc chiến tranh tới mức nào, nhưng trong tim khắc sâu lời hiệu triệu của Hồ Chủ tịch: “Tất cả chúng ta hãy đoàn kết triệu người như một. Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Chiều 3/4/1965, Mỹ huy động số lượng lớn máy bay phản lực và bom đạn oanh tạc cầu Hàm Rồng. Mỗi ngọn núi, dòng sông, công trường, nhà máy đều trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt. Thực hiện phương án tác chiến và phân công nhiệm vụ, pháo 57 ly bắn hiệu quả ở cự ly xa nhất, đến pháo 37 ly, rồi 14,5 ly, súng máy và súng trường…, tất cả đều trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Lệnh bắn phát ra từ sở chỉ huy, khi chiếc máy bay F105 bắt đầu bổ nhào. Tiếng hô “bắn” truyền lan khắp các trận địa từ bờ Bắc sang bờ Nam, mặc cho trên đầu rất nhiều máy bay gầm rú hòng gây sức ép hù dọa các pháo thủ. Chưa bao giờ có cuộc chạm trán khốc liệt với máy bay Mỹ nhiều đến thế. Các Đại đội 1 pháo 57 ly ở trận địa Đông Tác, Đại đội 4 trên đồi Không Tên, Đại đội 5 ở Đình Hương… chỉ chờ cho địch vào đúng cự ly là bắn. Tại Đại đội 17, pháo cao xạ 37 ly ở trận địa Yên Vực, bom bỏ làm bùn đất vùi lấp trận địa nhưng các pháo thủ vẫn không chịu rời vị trí. Khẩu đội trưởng Mai Đình Gần nhiều lần bị ngất đi, nhưng tỉnh lại vẫn tiếp tục chiến đấu.

Cùng với các lực lượng chiến đấu, dân quân thôn Yên Vực phối hợp chặt chẽ theo phương án bắn máy bay đã được luyện tập. Giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra ác liệt, các đơn vị cần tiếp đạn, không thể để các xạ thủ rời vị trí chiến đấu đi tiếp đạn, chị Nguyễn Thị Hiền đã dẫn đầu tổ dân quân làng Yên Vực chân thoăn thoắt đặt trên thanh ray lao qua cầu tiếp đạn cho bộ đội ta đánh giặc. Chị Ngô Thị Tuyển bất chấp hiểm nguy vác một lúc 2 hòm đạn nặng gần 100kg cho tàu hải quân. Trong cuộc chiến với giặc Mỹ lần này, cả làng Nam Ngạn ra trận. Cụ Ngô Thọ Lạn cùng các con Ngô Thọ Sắp, Ngô Thọ Xếp, Ngô Thọ Đặt, Ngô Thọ Sáu, mỗi người làm một việc, lúc cần họ sẵn sàng thay thế pháo thủ trên tàu chiến đấu. Nhà sư Đàm Thị Xuân tham gia nấu nước, băng bó cho thương binh, dành gian chính điện của chùa làm nơi cấp cứu cho bộ đội.

Ở trên đỉnh núi Ngọc, các chiến sĩ chiến đấu vô cùng dũng cảm. Súng bắn đỏ cả nòng, các anh nhịn uống nước để lấy nước làm nguội nòng súng. Ngay trong ngày đầu tiên chiến đấu, quân và dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã bắn rơi 17 máy bay phản lực của Mỹ, trong đó có cả “thần sấm” F105 lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời miền Bắc. Cả nước náo nức về chiến công của quân, dân Hàm Rồng, Nam Ngạn. Ngay trong đêm đó, đông đảo tự vệ, dân quân các địa phương đã được điều đến các trận địa để tu bổ hầm hào, Bộ Tổng tư lệnh điều động tiếp 3 đại đội pháo 57 của đoàn Tam Đảo hành quân cấp tốc từ phía Tây Nghệ An về Hàm Rồng để chuẩn bị cho một ngày chiến đấu dự báo là ác liệt hơn rất nhiều so với những gì đã diễn ra.

Thất bại trong ngày thứ nhất, ngay sáng hôm sau (4/4), Mỹ huy động hàng trăm chiếc máy bay hiện đại điên cuồng trút hàng nghìn tấn bom đạn xuống Hàm Rồng và những vùng phụ cận. Lực lượng bờ Nam Hàm Rồng lúc này vô cùng mạnh. Đại đội 1, pháo 57 đoàn Tam Đảo nổ súng đánh vào sự ngông cuồng của tên “thần sấm” – F105. Các đại đội khác chờ cho chúng vào cự ly hiệu quả thì nhả đạn. Quân dân Hàm Rồng chưa bao giờ tưởng tượng nổi địch lại dùng nhiều máy bay đến thế. Không cam tâm chịu thất bại, Mỹ điều cả máy bay của binh chủng không quân và hải quân đánh cùng lúc. Thế nhưng, sự hiệp đồng tác chiến giữa bộ đội cao xạ, không quân, hải quân, tự vệ và dân quân ta đã tạo nên thế trận liên hoàn bủa vây lũ “giặc trời”. Đúng 17 giờ, trận chiến đấu vô cùng ác liệt kết thúc, quân và dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã bắn rơi 30 máy bay Mỹ. Không ai tin được nhưng đó là sự thật.

Chỉ trong hai ngày 3 và 4/4/1965, Mỹ đã huy động 454 lượt máy bay ồ ạt ném hàng nghìn tấn bom đạn xuống mảnh đất nhỏ bé chưa đầy 1km2. Thế nhưng, cầu Hàm Rồng vẫn đứng vững hiên ngang, trong khi đó 47 máy bay Mỹ phải bỏ xác. Đây thực sự là “hai ngày đen tối của không lực Hoa Kỳ”, như bình luận của truyền thông Mỹ và phương Tây khi ấy. Còn với quân và dân ta, đó là 2 ngày xác lập kỷ lục cho trận chiến chưa có trong tiền lệ.

Trong chiến thắng vang dội ấy, đã xuất hiện những hình ảnh tuyệt đẹp của thế trận chiến tranh Nhân dân. Nhiều tấm gương chiến đấu kiên cường, dũng cảm đã mãi mãi trở thành biểu tượng cao đẹp cho ý chí quyết đánh, quyết thắng của con người Hàm Rồng, Nam Ngạn, của đất và người xứ Thanh. Để hôm nay, sau 59 năm “cuộc đụng đầu lịch sử” diễn ra, tinh thần “quyết thắng” vẫn tạc sâu vào đá núi, Hàm Rồng đi vào lịch sử như một trang huyền thoại đẹp của dân tộc.

Minh Khôi

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong cuốn “Hàm Rồng – biểu tượng của người Thanh Hóa”, Từ Nguyên Tĩnh, NXB Thanh Hóa, 2021).

Nguồn

Cùng chủ đề

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Tự sự… cùng phố

Dấu mốc gắn với sự kiện kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804-2024), 30 năm thành lập TP Thanh Hóa (1994-2024) và 10 năm đô thị loại I (2014-2024) tựa hồ như mắt xích vô hình của thời gian kết nối những hồi ức, xúc cảm liên thế hệ. Mỗi người đối diện với phố bằng tâm thức, cảm quan, số phận riêng. Nhưng tựu chung ở đó vẫn là tình yêu nồng cháy, sự biết ơn...

Trao truyền niềm tin, chung đúc sức mạnh, viết tiếp truyền thống vẻ vang

“Tự hào truyền thống, viết tiếp chiến công, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” không đơn thuần là hoạt động giáo dục truyền thống, mà còn là lời khẳng định như chưa bao giờ có sự ngăn cách, đứt quãng giữa quá khứ anh hùng và hiện tại vinh quang, giữa lớp cha trước, lớp con sau... để trao truyền niềm tin, lan tỏa ý chí, chung đúc sức mạnh, viết tiếp truyền thống vẻ vang của Quân đội...

Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa

Nói về vị trí đắc địa và vẻ đẹp trữ tình của vùng đất Hạc Thành xưa, TP Thanh Hóa nay, người xưa có câu: “Thanh Hoa thắng địa là nơi/ Rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân Thành”. Để rồi, trải qua hàng nghìn năm với vô vàn biến thiên, vùng đất cổ trên lưng chim Hạc vẫn là cội nguồn phát tích của những truyền thống, những vẻ đẹp đắm say lòng người.Cây cầu huyền thoại Hàm...

Thành hoàng làng Chu Văn Lương

Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.Bên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh LộcTheo các tài liệu lưu giữ, Thành hoàng làng...

Cùng tác giả

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

[Bản tin 18h] Từ năm 2025, xét công nhận tốt nghiệp THPT kết hợp học bạ và kết quả thi theo tỷ lệ 50-50

25/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thống nhất mức trích chi phí quản...

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Đón nhận di sản văn hóa phi...

Ghi nhận quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định trong thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, ngày 7/11/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Theo đó, Yên Định là huyện thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn...

Cùng chuyên mục

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

[Bản tin 18h] Từ năm 2025, xét công nhận tốt nghiệp THPT kết hợp học bạ và kết quả thi theo tỷ lệ 50-50

25/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thống nhất mức trích chi phí quản...

Công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Đón nhận di sản văn hóa phi...

Ghi nhận quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định trong thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, ngày 7/11/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Theo đó, Yên Định là huyện thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn...

Liên tiếp đón không khí lạnh tăng cường, miền Bắc lại chìm trong rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25-12, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, từ khoảng đêm 26 và ngày 27-12, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Không khí lạnh tăng cường mạnh khiến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ rét đậm, rét hại. Ảnh: Văn Duẩn Từ đêm 27-12,...

Xuân Phả, điệu múa và tích trò cổ nghìn năm ở xứ Thanh

Sức sống trường tồn của một trò diễn Phàm đã là người sống ở đất Xuân Trường thì không ai là không biết đến trò diễn dân gian Xuân Phả và thuộc lòng truyền thuyết về sự ra đời của điệu múa cổ. Chuyện kể là, trên đường dẫn nghĩa quân đi dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí ở Bình Kiều Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay)- sứ quân cuối cùng trong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ...

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng thăm, chúc mừng lễ Giáng sinh 2024 tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

Giám mục Nguyễn Đức Cường, Giám mục giáo phận Thanh Hóa; Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đoàn kết Công giáo Việt Nam; Giám mục Nguyễn Hữu Long, Giám mục giáo phận Vinh; Giám mục Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục giáo phận Hà Tĩnh trân trọng đón Đoàn. Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng thăm, chúc mừng Giám mục Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục giáo phận Hà Tĩnh nhân lễ Giáng sinh 2024 Trong không khí ấm...

14 doanh nghiệp FDI ở Thanh Hóa đã có kế hoạch thưởng lương tháng 13 cho người lao động

Đến nay, có 14/38 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có kế hoạch thưởng lương tháng 13 cho người lao động với mức trung bình là 1 tháng lương cơ bản.Các đại biểu dự hội nghị giao ban.Sáng 25/12, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban với các doanh nghiệp (DN) FDI trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp...

Ngành VH, TT&DL Thanh Hóa xác định mục tiêu đề ra cho năm 2025 có tính phấn đấu cao và giải pháp thực hiện...

Sáng 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024,...

[E-Magazine] – Những anh hùng trên xứ sở của những bản hùng ca Thanh Hóa

Đối với nhiều thế hệ người con Thanh Hóa, đặc biệt là thế hệ sinh ra sau chiến tranh, những năm tháng một thời hoa lửa với những con người của thế hệ anh hùng vẫn là nguồn cảm hứng bất tận. Ấy vậy mà, có ai đã từng thắc mắc đẳng cấp “ách” (Aces) là gì? Phi công nào người Thanh Hóa có thành tích bắn rơi nhiều máy bay nhất? Loại máy bay tiêm kích duy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất