Powered by Techcity

Kiến tạo điểm đến hấp dẫn: Cách làm của các làng nghề truyền thống

Với hơn 100 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận, đến nay sản phẩm du lịch làng nghề xứ Thanh đã, đang được đầu tư khai thác, kiến tạo nên những điểm đến tham quan hấp dẫn. Trong đó, một số địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, định hướng cho các cơ sở sản xuất phát triển các mặt hàng làm quà lưu niệm và kết nối với doanh nghiệp lữ hành nhằm thu hút khách du lịch.

Kiến tạo điểm đến hấp dẫn: Cách làm của các làng nghề truyền thốngMột số cơ sở tại làng nghề đúc đồng Trà Đông (Thiệu Hóa) đã xây dựng khu trưng bày và sản xuất các mặt hàng đồ đồng thủ công làm quà lưu niệm, phục vụ khách tham quan, mua sắm. Ảnh: Lê Anh

Đến nay, làng nghề đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) đã không còn là cái tên xa lạ với những du khách yêu thích khám phá văn hóa, trải nghiệm. Đây là một trong những làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh được đánh giá phù hợp với hoạt động du lịch. Cùng với hệ thống giao thông thuận tiện, làng nghề hiện đã có khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Đến với làng nghề, du khách không chỉ được tham quan, mua sắm mà còn có thể tham gia trực tiếp vào một số công đoạn sản xuất và hoàn thiện sản phẩm.

Giám đốc kinh doanh Công ty VNPlus Travel (TP Thanh Hóa) Nguyễn Hà Phương cho biết: “Với nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông, cùng với đó là quy trình tham quan ở làng nghề đúc đồng Trà Đông khá bài bản, chúng tôi đã đưa điểm đến này vào lịch trình tham quan trong chùm tour “Âm vang xứ Thanh”. Qua phản hồi của một số đoàn cho thấy, làng nghề đặc biệt thu hút sự quan tâm của khách nội địa và dòng khách quốc tế yêu thích tìm hiểu văn hóa. Tuy nhiên, công tác kết nối, quảng bá của làng nghề đến các đơn vị lữ hành vẫn còn khá hạn chế, mặt khác, quy trình tham quan dành cho khách du lịch chưa thực sự chuyên nghiệp”.

Cũng theo bà Nguyễn Hà Phương, du khách khá quan tâm đến một số sản phẩm lưu niệm có kích thước nhỏ của làng nghề như trống đồng, chiêng, đèn, bình hoa, tượng đồng… Tuy nhiên, mặt hàng quà lưu niệm còn khá ít, giá thành cao nên chưa đáp ứng nhu cầu mua sắm của đông đảo khách du lịch.

Xác định du lịch làng nghề không chỉ góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương, những năm qua huyện Thiệu Hóa đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng trong công tác xúc tiến, quảng bá và xây dựng sản phẩm. Cùng với đó, chú trọng hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, góp phần định vị điểm đến và khẳng định thương hiệu sản phẩm làng nghề.

Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thiệu Hóa Trần Ngọc Tùng cho biết: “Cùng với làng nghề đúc đồng Trà Đông, trên địa bàn huyện còn một số làng nghề truyền thống có thể đưa vào khai thác trở thành điểm đến du lịch như làng nghề bánh đa Đắc Châu (xã Tân Châu); làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô (thị trấn Thiệu Hóa),… Tuy nhiên, thời gian qua lượng khách đến tham quan làng nghề truyền thống của huyện còn khá hạn chế, nguyên nhân một phần do làng nghề chưa thực sự đáp ứng các tiêu chí của một điểm đến du lịch. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng cho các địa phương trong việc xây dựng điểm đến, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng đáp ứng nhu cầu hoạt động du lịch. Đồng thời kết nối làng nghề với các điểm di tích địa phương để hình thành nên những hành trình khám phá văn hóa đặc sắc, hấp dẫn. Ngoài ra, huyện sẽ tập trung xây dựng làng nghề đúc đồng Trà Đông trở thành điểm du lịch làng nghề tiêu biểu của huyện, làm cơ sở để nhân rộng mô hình này đến một số làng nghề truyền thống khác trên địa bàn huyện”.

Trong những năm gần đây, du lịch khám phá, trải nghiệm làng nghề huyện Nga Sơn bước đầu đã được một số đơn vị lữ hành đưa vào lịch trình tour. Với 23 làng nghề được UBND tỉnh công nhận (20 làng nghề dệt chiếu cói, 1 làng nghề mây tre đan và 2 làng nghề nấu rượu), huyện Nga Sơn ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề. Trong đó, những làng nghề dệt chiếu cói không chỉ là niềm tự hào của người dân vùng đất Nga Sơn mà đây còn là biểu tượng văn hóa của vùng đất Đông Bắc xứ Thanh.

Bà Mai Thị Yến, Giám đốc Công ty TNHH Ngân Khương (xóm 5, xã Nga Thanh) cho biết: “Để góp phần xây dựng làng nghề trở thành điểm đến hấp dẫn, chúng tôi đã nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của thị trường để cải tiến mẫu mã phù hợp làm quà tặng. Bước đầu đã nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm như giỏ, túi, hộp đựng đồ,… có hoa văn bắt mắt, tăng tính thẩm mỹ cho đồ thủ công lưu niệm. Cùng với đó, chúng tôi còn nghiên cứu phát triển sản phẩm chiếu cói du lịch, với kích thước 0,8m x 2m, có thể gập lại xách như một cái túi, có trọng lượng gần 1kg, với giá 300 nghìn đồng, vừa phù hợp với túi tiền của khách du lịch, vừa là món quà ý nghĩa của làng nghề để du khách mua về sử dụng hoặc dành tặng người thân, bạn bè”.

Có thể thấy, du lịch làng nghề ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bước đầu đã có hướng phát triển khả quan, nhiều làng nghề đã quan tâm thực hiện các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch. Song, thẳng thắn nhìn nhận, hoạt động du lịch ở hầu hết các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa thực sự sôi động, thu hút đông đảo du khách. Chính vì vậy, cần có sự quan tâm, định hướng của các cấp, ngành trong công tác quy hoạch làng nghề, xây dựng và phát triển dịch vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân lực,… nhằm kiến tạo nên những điểm du lịch làng nghề hấp dẫn, góp phần quảng bá sâu rộng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của đất và người xứ Thanh đến bạn bè, du khách gần xa.

Lê Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động nông thôn

Xác định phát triển bền vững các làng nghề tiểu thủ công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều địa phương đã chú trọng công tác khôi phục các ngành nghề truyền thống, du nhập, phát triển nghề mới. Từ đó, giúp sử dụng triệt để lao động nông nhàn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, góp phần giảm...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 6/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (6/12), Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp thứ 31; Hội chợ Thương mại du lịch miền Tây Thanh Hóa năm 2024 khai mạc tại huyện Thường Xuân. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-6-12-2024-232527.htm

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Trải nghiệm nghề cùng phụ nữ các vùng miền xứ Thanh    

Trong 3 ngày, từ 10 đến 12/10, tại Trung tâm tổ chức sự kiện Dạ Lan Event (TP Thanh Hóa), Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hiệp Hội Doanh nhân nữ tỉnh, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tổ chức Ngày “Phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp” năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”. Khác với các năm trước, Ngày “Phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp” năm 2024...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tham quan Khu trưng bày gian hàng Ngày phụ nữ sáng tạo

Sáng 10/10, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến tham quan Khu trưng bày, giới thiệu các gian hàng Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp năm 2024 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Dạ Lan Event (TP Thanh Hóa).Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của hội viên, phụ nữĐến tham quan các gian...

Cùng tác giả

Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025, nhằm tạo ra một “đường ray” thu hút các đoàn tàu đưa du khách đến với xứ Thanh.Theo đó, trong số 150 sự kiện công bố tại hội nghị dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hóa, 25 sự kiện thể thao và...

Cán bộ đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi để tinh gọn bộ máy 

Chiều 26/12, thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để cơ quan, tổ chức thuận tiện hơn trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa.Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Thị Mười...

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

[Bản tin 18h] Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều...

26/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay (ngày 2 6 /1 2 ) sẽ gửi tới...

Thanh Hóa sắp xếp cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước, giảm gần 10 nghìn người

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Theo báo cáo tại hội nghị, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế, là địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, sáp...

Cùng chuyên mục

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân khách hàng 110kV

Không chỉ phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các khách hàng 110kV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giảm tình trạng lưới điện quá tải, đồng hành cùng ngành điện bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.Công ty Điện lực Thanh Hóa thăm,...

Những dấu ấn thành tựu

Quán triệt sâu sắc tinh thần “Kỷ cương - trách nhiệm - hành động - sáng tạo - phát triển”, ngay từ đầu năm, các cấp ủy đảng, chính quyền TP Thanh Hóa đã bước vào thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm lớn, trách nhiệm cao. Nhờ đó, năm 2024, kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển với nhiều dấu ấn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.Mô hình trồng hoa của...

Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất với những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình trồng nho của gia đình ông Hà Thịnh Hưng ở thôn 12, xã Nga An (Nga Sơn).Trang trại của gia đình ông Hà Thịnh...

Hiệu quả từ tập trung đất đai và liên kết bao tiêu sản phẩm

Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Đình Lĩnh ở thôn Lộc Nham, xã Đồng Lợi đã tích tụ được 4ha đất lúa bằng hình thức thuê lại của các hộ trong thôn không có điều kiện sản xuất để trồng lúa thương phẩm cung cấp cho doanh nghiệp.2,3ha trồng đào cảnh của gia đình anh Trần Sỹ Toàn ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) được tích tụ từ diện tích đất của gia đình và 6...

Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nông nghiệp Thanh Hóa “cán đích” năm 2024 với hàng loạt dấu ấn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa Cao Văn Cường, những kết quả đó chính là tín hiệu vui trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, theo xu thế và yêu cầu thực tiễn.Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh kiểm tra, trao đổi với đồng...

Tiến Nông được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024

Tối 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông (Tiến Nông) đã được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024. Đây là lần thứ 6 Tiến Nông ghi tên trong danh sách những thương hiệu xuất sắc nhất cả nước, minh chứng cho hành trình không ngừng đổi mới và cống hiến hơn 30 năm qua.Ông Nguyễn Trung Trụ, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Phục...

Phối hợp tuyên truyền thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nông dân 

Được sự thống nhất của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chiều 24/12, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tổ chức hội nghị đánh giá công tác phối hợp tuyên truyền giữa các chi nhánh Agribank với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh năm 2024; tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.Toàn cảnh hội...

Nỗ lực ngăn chặn khai thác IUU

Khắc phục và giải quyết các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các cấp, ngành, lực lượng, địa phương có biển. Đây cũng là nội dung được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa hết sức coi trọng, quyết liệt triển khai thực hiện, với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất