Powered by Techcity

Kiên định sứ mệnh “tam nông”


Cùng với toàn hệ thống Agribank, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đã không ngừng lớn mạnh, trở thành những ngân hàng chủ lực dẫn vốn về khu vực nông thôn, góp phần đưa nghị quyết về “tam nông” (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn) của Đảng đi vào cuộc sống. Qua đó, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM.

Kiên định sứ mệnh “tam nông”Vốn tín dụng Agribank góp phần phát triển vùng chè Bình Sơn (Triệu Sơn).

Huyện miền núi Như Xuân vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội. Các cụm công nghiệp nhỏ lẻ; phần lớn các làng nghề sản xuất ở công đoạn gia công, dịch vụ thương mại hạn chế, lực lượng lao động trẻ không mặn mà với kinh tế nông nghiệp hay kinh tế hộ gia đình tại địa phương. Vì thế, sức hấp thụ vốn Agribank trên địa bàn còn hạn chế. Trước thực trạng trên, Agribank Như Xuân – Nam Thanh Hóa đã chỉ đạo phát triển mạng lưới tổ vay vốn, tăng cường bám sát địa bàn, tuyên truyền chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi về nông nghiệp đến từng thôn, xóm; hỗ trợ tối đa về thủ tục để khơi thông dòng vốn Agribank trên địa bàn huyện. Không chỉ cho vay vốn, Agribank Như Xuân còn hỗ trợ doanh nghiệp nhiều giải pháp thanh toán hiện đại của ngân hàng số như: trả lương, thanh toán dịch vụ công quốc gia, dịch vụ thiết yếu cuộc sống, VietQR… Tính đến hết tháng 12/2024, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt hơn 600 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt hơn 800 tỷ đồng.

Anh Đỗ Trọng Học, xã Cát Vân, cho biết: “Trong quá trình khởi nghiệp, tôi luôn nhận được sự đồng hành cung ứng vốn của Agribank. Được Hội Nông dân nhận ủy thác, tôi được ngân hàng cho vay vốn, đầu tư mua 300 cây mắc ca giống, chuyển đổi 1ha trồng sắn, mía kém hiệu quả sang trồng mắc ca. Tôi may mắn được Agribank Như Xuân luôn tạo điều kiện tiếp vốn vào các đợt cao điểm cần phải mở rộng mô hình, mua máy sấy để chế biến hạt mắc ca, nên việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Lãi suất ổn định, giải ngân vốn nhanh, kịp thời đáp ứng nhu cầu đầu tư của gia đình mô hình kinh tế của gia đình rất hiệu quả. Sau hơn 4 năm thử nghiệm, 1ha cây mắc ca cho thu hoạch với năng suất khoảng 3,5 tấn/ha, mang lại doanh thu khoảng 200 triệu đồng/ha/năm. Nhận thấy, cây mắc ca phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và mang lại giá trị kinh tế cao nên gia đình đã mở rộng diện tích trồng cây mắc ca lên 4ha với 1.500 gốc; toàn bộ diện tích đã cho thu hoạch ổn định, năng suất ước đạt 16 tấn/năm”.

Từ đầu năm 2024 đến nay, hệ thống Agribank trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực điều chỉnh lãi suất huy động và tiết giảm chi phí hoạt động nên có điều kiện thực hiện 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, bình quân lãi suất cho vay cuối năm 2024 giảm 1,75%/năm so với cuối năm 2023. Đồng thời, tích cực tuyên truyền các chương trình tín dụng ưu đãi của Agribank hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi, phát triển kinh tế như: Chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa quy mô 10 nghìn tỷ đồng với lãi suất thấp nhất 3,5%/năm; Chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh quy mô 50 nghìn tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 3%/năm; Chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống quy mô 10 nghìn tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4%/năm. Tính đến cuối năm 2024, tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh Agribank đạt 66.450 tỷ đồng, tăng 7.024 tỷ đồng, tốc độ tăng 11,8%, chiếm 31% thị phần tín dụng trên địa bàn. Việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của các chi nhánh Agribank đã góp phần phát triển đa dạng ngành nghề, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến đến đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn tại các địa phương. Nhờ tiếp cận được nguồn vốn Agribank, người dân có thêm điều kiện mở rộng quy mô, nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh; nhiều hộ nông dân đã áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển kinh tế hộ, đạt thu nhập cao; các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều khởi sắc trong kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách địa phương.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, trong năm, các chi nhánh Agribank đã tài trợ hơn 10 tỷ đồng cho hoạt động từ thiện và an sinh xã hội với các hoạt động nổi bật như: tài trợ an sinh xã hội cho y tế, giáo dục; tặng quà tết cho các gia đình chính sách và hộ nghèo; tài trợ các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3…

Bài và ảnh: Khánh Phương



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/kien-dinh-su-menh-tam-nong-236104.htm

Cùng chủ đề

Kỳ vọng ngành bán lẻ bứt phá trong năm 2025

Năm 2025 ngành bán lẻ Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nền tảng vững chắc của hệ thống phân phối, sự phục hồi của nền kinh tế trong và ngoài nước, cùng với sự mở rộng của các “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử và phương thức bán hàng đa kênh sẽ tạo ra những cơ hội tăng trưởng đầy...

Nghị quyết số 17-NQ/TU khơi dậy “nguồn lực nội sinh”, “sức mạnh mềm” cho xứ Thanh phát triển

Lịch sử là điểm tựa, văn hóa là nguồn sức mạnh nội sinh, con người là nguồn lực của mọi nguồn lực. Nhận thức sâu sắc điều đó, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đất được ví như “Việt Nam thu nhỏ”, ngày 4/7/2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới....

Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài 1)

Một bề dày truyền thống văn hóa được bồi tụ qua hàng ngàn năm; cùng phẩm giá con người mang những đặc trưng “rất Việt Nam”. Đó chính là nền tảng để định hình nên diện mạo văn hóa và con người xứ Thanh trong thời đại ngày nay.Các di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, góp phần làm đa dạng, phong phú kho tàng văn hóa truyền thống xứ Thanh. Ảnh: Khôi NguyênVăn hóa là hồn...

Năm 2024, ngành nông nghiệp giải quyết trước hạn, đúng hạn 18.443 hồ sơ

Chiều 9/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) của Sở NN&PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình (VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình); các Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh,...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh dự Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025 của Đảng ủy...

Thực hiện chương trình làm việc toàn khóa và Kế hoạch của Đảng ủy Quân khu 4, ngày 7/1, tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Đảng ủy Quân khu 4 tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ Quân khu năm 2025.Quang cảnh hội nghị.Đồng chí Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương,...

Cùng tác giả

Dấu ấn của Hoàng đế Quang Trung trên đất xứ Thanh

Trên đường thiên lý tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753-1792) cùng đoàn quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn ở mảnh đất xứ Thanh.Đền thờ Quang Trung (phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn). Theo sử sách ghi lại, vào cuối năm 1788, khi nhận được sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh đem 29 vạn quân ồ ạt tiến vào...

Thiệu Hóa có thêm 1 xã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V

UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành quyết định số 398/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn Hậu Hiền và khu vực dự kiến mở rộng, huyện Thiệu Hóa đạt tiêu chí đô thị loại V.Một góc trung tâm xã Thiệu Viên được xây dựng khang trang.Theo đó, đô thị Hậu Hiền bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Hậu Hiền và xã Thiệu Viên. Diện tích tự nhiên khoảng 1.534,6 ha (trong đó, thị trấn...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án giao thông lớn trọng điểm và công trình...

Ngày 7/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án giao thông lớn trọng điểm và một số công trình dự án dân dụng, văn hóa trên địa bàn tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh và các thành viên trong đoàn kiểm tra dự án giao thông đường nối 3 quốc lộ.Cùng đi có các đồng chí: Mai Xuân Liêm, Ủy viên...

Đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng trong năm 2025

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 6/2/2025 về triển khai lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2025 với tổng số 547 quy hoạch cần được tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt. Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Trong số 547 quy...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh kiểm tra việc thực hiện các dự án giao thông lớn trọng điểm và công trình dự...

Ngày 7/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra việc thực hiện các dự án giao thông lớn trọng điểm và một số công trình dự án dân dụng, văn hóa trên địa bàn tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh và các thành viên trong đoàn kiểm tra dự án giao thông đường nối 3 quốc lộ.Cùng đi có các đồng chí: Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn của Hoàng đế Quang Trung trên đất xứ Thanh

Trên đường thiên lý tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753-1792) cùng đoàn quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn ở mảnh đất xứ Thanh.Đền thờ Quang Trung (phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn). Theo sử sách ghi lại, vào cuối năm 1788, khi nhận được sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh đem 29 vạn quân ồ ạt tiến vào...

Đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng trong năm 2025

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 6/2/2025 về triển khai lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2025 với tổng số 547 quy hoạch cần được tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt. Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Trong số 547 quy...

Sức hút từ các sự kiện văn hóa, du lịch đầu xuân

Nói đến trải nghiệm du lịch đầu xuân xứ Thanh không thể không nhắc đến các lễ hội truyền thống và chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch hấp dẫn. Phát huy giá trị, nỗ lực sáng tạo và khẳng định bản sắc từ các sự kiện văn hóa, du lịch đã giúp Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch từ những ngày đầu xuân.Một góc chợ quê tại sự kiện “Tết xưa làng cổ” (TP Thanh...

Hỗ trợ vốn vay cho hội viên phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp hội LHPN trong tỉnh. Nhiều năm qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội thực hiện nhiều giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.Chị Doãn Thị Hiền, chi hội phụ nữ phố Dinh Xá, phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) được...

Kết nối Quốc lộ 45 với Quốc lộ 1A

Dự án tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đến xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa) có tổng chiều dài 14,6km với tổng mức đầu tư 1.417 tỷ đồng được UBND tỉnh khởi công xây dựng từ tháng 1/2023. Với sự quyết tâm của Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công, sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã thông xe kỹ thuật, đưa vào sử...

Quản lý trật tự xây dựng năm 2024

Năm 2024, công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng công trình vi phạm giảm còn 1,71% (93/5.437 công trình được kiểm tra), thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,98% của năm 2023 và 4,8% của năm 2022. Toàn tỉnh đã cấp được 7.587 giấy phép xây dựng, tăng 986 giấy phép so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số...

Ứng dụng KH&CN trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực miền núi

Trên địa bàn một số huyện miền núi xứ Thanh đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.Người dân xã Xuân Dương (Thường Xuân) áp dụng khoa học - kỹ thuật để chăm sóc cây trồng.Năm 2020, gia đình anh Lương Văn Tưởng ở thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) đã...

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

Trong năm qua, Thanh Hóa tiếp tục thu hút thêm 423 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đưa quy mô nguồn vốn FDI trên lên con số 173 dự án, với số vốn đăng ký 15,2 tỷ USD. Vượt qua nhiều khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp (DN) FDI duy trì hoạt động ổn định, đóng góp quan trọng cho tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho người lao động.Công ty TNHH...

Hàng tồn kho sau tết

Trước tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao khiến các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất, nhập hàng số lượng lớn để đáp ứng thị trường. Tuy nhiên, ngay sau kỳ nghỉ lễ, sức mua chững lại khiến hàng hóa tồn đọng nhiều, gây áp lực lớn lên tài chính, chi phí lưu kho và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của nhiều DN trong những tháng đầu năm.Thực phẩm, bánh, kẹo là những mặt hàng tồn...

Kỳ vọng ngành bán lẻ bứt phá trong năm 2025

Năm 2025 ngành bán lẻ Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nền tảng vững chắc của hệ thống phân phối, sự phục hồi của nền kinh tế trong và ngoài nước, cùng với sự mở rộng của các “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử và phương thức bán hàng đa kênh sẽ tạo ra những cơ hội tăng trưởng đầy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất