Powered by Techcity

Khu di tích lịch sử Lam Kinh – điểm đến tâm linh “níu chân” du khách (Bài 1): Lam Kinh

Lam Kinh trầm mặc và linh thiêng của khối kiến trúc nghệ thuật hài hòa, giàu giá trị. Lam Kinh sống động và huyền hoặc trong những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn và chưa thể lý giải… Và suy cho cùng thì sự tồn tại của Lam Kinh ngót 6 thế kỷ qua là để khẳng định tầm cao và chiều sâu của lịch sử, của văn hóa, của sức sáng tạo tuyệt vời từ bàn tay con người.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh - điểm đến tâm linh “níu chân” du khách (Bài 1): Lam Kinh - trầm mặc và linh thiêngNghinh môn Lam Kinh. Ảnh: Khôi Nguyên

Lam Kinh nép mình dưới một không gian khoáng đạt, ngập tràn nắng gió và rợp bóng cây xanh. Bước qua cầu Bạch cong cong vắt ngang dòng sông Ngọc, dòng sông mùa nước cạn có thể thấy cả những viên sỏi đá dưới đáy sông – tròn trịa, lung linh ánh lên màu nắng, tục truyền rất quý, rất thiêng. Lam Kinh đón du khách bằng nét chao nghiêng vừa trang nghiêm, vừa duyên dáng, nhưng cũng đầy phóng khoáng của Nghinh môn ba gian ba cửa. Qua Nghinh môn là sân Rồng, còn được gọi là sân chầu trải rộng suốt bề ngang Chính điện, tiến sát vào thềm của hai tòa nhà Tả Vu và Hữu Vu.

Sân chầu được lát gạch nung ánh đỏ như ráng chiều pha. Qua sân Rồng là thềm Rồng với chín bậc lên xuống, còn được gọi là Cửu trùng. Ở đây có những tượng rồng đá tạc tròn, thân uốn khúc với hoa văn hình đao lửa theo đường sóng xoắn. Tất cả hướng mặt ra ngoài theo cốt cách Nho giáo vừa uy nghi vừa dữ tợn, thể hiện cho sức mạnh, sự thịnh vượng và hào khí vương triều Hậu Lê. Theo tài liệu nghiên cứu thì bậc thềm rồng tại Lam Kinh có niên đại cùng với bậc thềm rồng tại điện Kính Thiên (Thăng Long, năm 1467). Đôi rồng ở Lam Kinh thuộc dòng rồng đế vương, có 5 móng biểu tượng cho quyền lực của nhà vua.

Qua chín bậc Cửu trùng, du khách hãy dành một phút “mặc niệm”, để tâm hồn lắng lại trước khi bước vào khối kiến trúc đồ sộ nhất, cũng là không gian linh thiêng bậc nhất trong Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Chính điện Lam Kinh. Toàn bộ Chính điện gồm ba tòa trung tâm, hằn lên những đường nét vô cùng tao nhã, với bố cục hình chữ Công (I). Đời vua Lê Nhân tông (năm 1456), khi trở về bái kiến tổ tông, nhà vua đã đặt tên 3 tòa Chính điện bằng 3 cái tên mang hàm ý tôn thờ đạo đức, gia phong, gồm Quang Đức (tiền điện), Sùng Hiếu (trung điện) và Diên Khánh (hậu điện). Công năng của chính điện là nơi để vua nghỉ ngơi, thiết triều nghị bàn việc nước.

Chính điện có tổng diện tích 1.662 m2, là một trong những công trình quan trọng, bề thế nằm giữa khu trung tâm di tích Lam Kinh. Theo các nguồn tài liệu thì quá trình xây dựng và tồn tại, Chính điện Lam Kinh đã bị cháy tới 3 lần. Sau nhiều thế kỷ hoàn toàn là phế tích, những gì hậu thế còn biết về Chính điện là những chân tảng đá lớn, nằm trơ trọi trên nền móng cũ. Dấu mốc quan trọng phải kể đến là năm 2010, khi Nhà nước cho khởi công phỏng dựng lại 3 tòa Chính điện. Nhờ đó, diện mạo toàn bộ Chính điện mới được “sống lại” trước mắt Nhân dân và du khách như hiện nay. Chính điện được xây dựng từ gần 3.000 m3 khối gỗ lim, với ngoại thất tương đối đã hoàn thiện, nội thất được dát vàng lộng lẫy. Với lối kiến trúc mang đậm phong cách nhà Lê, Chính điện là công trình tôn tạo được đánh giá là lớn nhất hiện nay. Với kết cấu khung gỗ lim 6 hàng cột, vì chồng rường giá chiêng. Trang trí hoa văn trên bề mặt cấu kiện gỗ hình rồng, các linh vật và hoa lá thời Lê, chạm nổi, chạm bong một và một số lớp, độ sâu khác nhau…

Năm 1430, Lê Thái tổ cho đổi Lam Sơn thành Lam Kinh (hay Tây Kinh). Với mục đích nâng cao vị thế và tầm vóc của vùng đất quê hương trong thời kỳ đất nước giành được độc lập; đồng thời, nhằm để phân biệt với Đông Kinh – Kinh đô của đất nước. Đây là mốc quan trọng, mở đầu cho sự phát triển của trung tâm Lam Kinh, một vùng đất “căn bản”, với vai trò của một “kinh đô thứ hai” – “kinh đô tưởng niệm” hoàng tộc nhà Lê, nơi thờ phụng tổ tiên, các bậc tiên đế, hoàng đế, hoàng hậu của vương triều Lê Sơ. Năm 1433, sau khi vua Lê Thái tổ băng hà, thi hài được đem về an táng ở Lam Kinh. Từ đây các điện miếu cũng bắt đầu được xây dựng. Đồng thời, các vua thời Lê Sơ đã giao các quan đầu triều và Cục Bách tác cho xây dựng ở Lam Kinh nhiều điện miếu và các công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy.

Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú đã mô tả bức tranh tổng thể các công trình kiến trúc trong khu miếu điện Lam Kinh như sau: “Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên non xanh nước biết, rừng rậm um tùm. Vĩnh Lăng của Lê Thái tổ, Thiệu Lăng của Lê Thái tông và các lăng của vua nhà Lê đều ở đây cả. Lăng nào cũng có bia. Sau điện lấy Tây hồ làm não, giống như hồ Kim Ngưu. Hồ rất rộng lớn, nước các ngả đều chảy cả vào đó. Có con sông phát nguyên từ hồ ấy, chạy vòng trước mặt, lòng sông có những viên đá nhỏ, tròn và nhẵn trông rất thích mắt nhưng không ai dám lấy trộm. Lại có lạch nước nhỏ, chảy từ bên tay phải qua trước điện, ôm vòng lại như cánh cung. Trên lạch có cầu giống như Bạch Kiều ở giảng đình điện Vạn Thọ Đông Kinh, đi qua cầu mới tới điện. Nền điện rất cao, hai bên mở rộng, dưới chân điện có làn nước phẳng, giống như trước điện nhà vua coi chầu. Ngoài cửa Nghi môn có hai con chó ngao bằng đá, tục truyền là rất thiêng. Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ Công, mẫu mực theo đúng kiểu các miếu ở kinh sư. Theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trông xuống thì thấy núi khe hai bên Tả, Hữu, cái nọ, cái kia vòng quanh thật là một chỗ để xây dựng cơ nghiệp”.

Song, trải qua gần 600 năm tồn tại, với không ít biến thiên lịch sử, toàn bộ di tích Lam Kinh đã bị tàn phá nặng nề. Mãi đến năm 1962, Khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Và đến năm 1994, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Dự án phục hồi, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Lam Kinh. Từ các nguồn đầu tư lớn của ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, hàng chục hạng mục công trình kiến trúc nghệ thuật trong khu di tích đã được tu bổ, phục hồi, tôn tạo. Nhờ đó, di tích Lam Kinh đã từng bước “hồi sinh”.

Lam Kinh ngày nay đã có được diện mạo tương đối hoàn chỉnh, với các công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc mang dấu ấn cung đình. Quy mô của khối kiến trúc nghệ thuật ở Lam Kinh là rất lớn, với Chính điện, Nghi môn, sân Rồng, cầu Bạch, Thái miếu…; cùng hệ thống bia ký, lăng mộ. Tất cả đã tạo nên diện mạo của một phong cách kiến trúc tiêu biểu, đặc sắc, đánh dấu một giai đoạn phát triển của nền kiến trúc dân tộc. Đồng thời, mang đậm bản sắc văn hóa – văn hóa Lam Sơn mà những giá trị nhân văn và sinh thái của tư duy kiến trúc độc đáo ấy vẫn còn lan tỏa cho tới hôm nay. Với những giá trị to lớn và đặc biệt quan trọng đó của khu miếu điện, ngày 27-9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng di tích Lam Kinh là di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Đây là niềm vinh dự, cũng là trách nhiệm lớn lao, đang đặt ra cho hậu thế hôm nay trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản quý giá của cha ông.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh khởi phát là nơi an táng, thờ cúng và tôn vinh các vua và hoàng hậu nhà Lê Sơ; nơi nghỉ ngơi, hành tại của các vua Lê và triều thần trong những dịp về bái yết sơn lăng. Trải qua thời gian, ngày nay Lam Kinh trở thành biểu tượng của lòng tôn kính đối với cội nguồn tổ tiên. Để rồi, từ cái tổng thể “kiến trúc xanh” độc đáo đa tầng – vốn dĩ là sự hòa quyện tuyệt vời của thiên nhiên xanh tươi và kiến trúc đậm sắc đỏ trầm mặc – dường như hậu thế vẫn cảm nhận được tinh thần, cốt cách của cha ông ta từ gần sáu thế kỷ trước, đã đi qua thác ghềnh mà “ký thác” vào Lam Kinh, để mãi trường tồn cùng dân tộc…

Khôi Nguyên

Bài 2: Những bảo vật quốc gia vô giá.

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo vệ môi trường góp phần thúc đẩy du lịch phát triển

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) tại các di tích lịch sử - văn hóa, khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ đó, góp phần tạo không gian cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, khám phá.Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) chú...

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Dưới chân núi Chiếu Bạch

Cho đến tận ngày hôm nay, khi thời gian cùng biến ảo thời cuộc đã làm mất đi nhiều giá trị thì sự hiện diện của những ngôi chùa, đình, đền, bia đá cổ... trên nền bức tranh sơn thủy hữu tình vẫn đủ sức vẽ nên một vùng danh lam thắng cảnh, lịch sử - văn hóa tiêu biểu, độc đáo dưới chân núi Chiếu Bạch (nay thuộc xã Yến Sơn, Hà Trung).Đền thờ Đô thống Thượng tướng...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Cùng tác giả

Chỉ thị của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan:a) Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, ổn...

Phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Ngọc Lặc

Những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã có nhiều giải pháp bảo vệ, trồng rừng mới, từng bước hình thành các chuỗi liên kết trồng, chế biến, tiêu thụ lâm sản, qua đó góp phần tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.Sản xuất ván bóc và băm dăm xuất khẩu tại Nhà máy Chế biên gỗ Đăng Sơn ở thôn Quan Thái Bình (xã Quang Trung).Huyện Ngọc Lặc hiện có gần 23.000ha...

Thẩm định xã biên giới Mường Chanh đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng 28/12, Văn phòng điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã tổ chức đoàn thẩm định kiểm tra thực tế, tổ chức hội nghị thẩm định đạt chuẩn NTM cho xã Mường Chanh (Mường Lát).Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại trường THCS Mường Chanh.Tại đây, đoàn thẩm định đã đi kiểm tra tình hình phát triển các mô hình sản xuất, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng hệ thống...

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh thăm, chúc tết doanh nghiệp và tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 28/12 đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh do đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn, đã đến thăm, tặng quà, chúc tết một số doanh nghiệp (DN) có đông công nhân, lao động trên địa bàn tỉnh.Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Võ Mạnh Sơn tặng quà Công ty TNHH Sakurai Việt Nam.Đoàn đã đến thăm, tặng quà và chúc...

Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.Sản xuất phân bón tại Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông.Thời điểm này, 2ha đất lúa của...

Cùng chuyên mục

Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025, nhằm tạo ra một “đường ray” thu hút các đoàn tàu đưa du khách đến với xứ Thanh.Theo đó, trong số 150 sự kiện công bố tại hội nghị dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hóa, 25 sự kiện thể thao và...

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Du lịch Thanh Hóa có gì hút khách trong tháng cuối cùng của năm?

Từ trung tuần tháng 12, không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2024.Lễ thắp sáng cây thông Noel...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch đã, đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách. Trong đó, trọng tâm là hướng đến các thị trường có nguồn khách lớn, với mức tăng trưởng nhanh trong nước và quốc tế.Quảng bá du lịch Thanh Hóa tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024.Năm 2024, du lịch là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Gặp mặt cán bộ quân đội, công an nghỉ hưu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Sáng 19/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu, Anh hùng lực LLVT Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất