Powered by Techcity

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa

Ngày 24.1.1959, Tổng Tư lệnh ban hành nghị định thành lập Cục Không quân trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, trên cơ sở hợp nhất các tổ chức và lực lượng của Ban Nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 1.

Biên đội Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 935 (Sư đoàn Không quân 370) xuất kích

Năm 1960, đoàn học viên phi công tiêm kích đầu tiên của Việt Nam hoàn thành chương trình huấn luyện bay Mig-15 ở Trung Quốc. Sau đó, 31 học viên của đoàn được huấn luyện chuyển loại máy bay tiêm kích Mig-17.

Ngày 22.10.1963, Quân chủng Phòng không – Không quân được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân, gồm 3 binh chủng: Không quân, Pháo phòng không và Ra đa.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 2.

Các phi công tiêm kích Mig-21 trong chiến tranh thống nhất đất nước

Ngày 3.21964, tại căn cứ không quân Mông Tự, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Trung đoàn Không quân 921 – trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam.

Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 6.8.1964, Trung đoàn Không quân 921 được lệnh cơ động lực lượng về sân bay Nội Bài. Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện là người dẫn biên đội đầu tiên hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 3.

Phi công tiêm kích Trung đoàn Không quân 935 (Sư đoàn 370)

Ngày 3.4.1965, biên đội Mig -17 của Trung đoàn Không quân 921 (Sao Đỏ) xuất kích trận đầu bắn rơi 2 máy bay F-8 của Không quân Mỹ trên khu vực cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa. Ngày 3.4.1965, trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Bộ đội Không quân nhân dân Việt Nam.

Ngày 16.5.1977, Quân chủng Phòng không – Không quân được tách thành 2 quân chủng: Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân. Từ 1977, cả 2 quân chủng đã cùng các đơn vị đánh bại 2 cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 4.

3 bố con cùng là phi công tiêm kích, đó là: Đại tá Nguyễn Ngọc Hiển (giữa), Phó sư đoàn trưởng không quân 370 và 2 con trai Nguyễn Phi Long, Nguyễn Long Phi là phi công Su-30Mk2, thuộc Trung đoàn Không quân 935 (hình chụp năm 2018)

Ngày 3.3.1999, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh hợp nhất Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân thành Quân chủng Phòng không – Không quân. Ngày 1.7.1999, Quân chủng Phòng không – Không quân chính thức đi vào hoạt động.

Lực lượng không quân tiêm kích ban đầu được trang bị máy bay Mig-17. Đến cuối 1965, được bổ sung thêm Mig-21 từ Liên Xô (cũ) có tính năng kỹ thuật và trang bị vũ khí hiện đại hơn, nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn Không quân 921 và Trung đoàn Không quân 923 (thành lập tháng 8.1965).

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 5.

Máy bay Mig-21 số hiệu 5343 (Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn Không quân 371) trực chiến đấu tại sân bay Yên Bái, năm 2013

Cuối 1968, Trung Quốc viện trợ một số máy bay MiG-19 cho ta và được biên chế vào trung đoàn không quân tiêm kích thứ ba – Trung đoàn 925 thuộc Sư đoàn 371 (hiện nay, Trung đoàn 925 trực thuộc Sư đoàn Không quân 372).

Sau ngày thống nhất, Bộ Quốc phòng thành lập thêm Trung đoàn Không quân tiêm kích 935 sử dụng máy bay Mig-21 và F-5 và Trung đoàn 937 sử dụng máy bay cường kích A-37 (thu hồi từ VNCH).

Từ đầu những năm 80, máy bay tiêm kích Su-22 đã có mặt tại Việt Nam, bắt đầu thay thế các loại máy bay cũ. Từ tháng 4 – 12.1989, Không quân Việt Nam tổ chức tiếp nhận, lắp ráp và bay thử toàn bộ 32 máy bay tiêm kích bom Su-22M4 và 4 máy bay huấn luyện USu-22M4.

Đặc biệt, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa, ngày 7.11.1987, một phi đội Su-22M của Trung đoàn 923 đã cơ động từ Thanh Hóa vào Phan Rang để thực hiện chương trình huấn luyện bay biển xa.

Và để thực hiện nhiệm vụ bay bảo vệ Trường Sa, những phi công giỏi nhất của Trung đoàn 923 đã được chọn. 8 giờ sáng 10.3.1988, phi đội trưởng cơ động Vũ Xuân Cương và phi công Liên Xô Grigoriev điều khiển chiếc SU-22M số hiệu 8502 lần đầu tiên bay tuần tra ra tới quần đảo Trường Sa.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 6.

Phi công Vũ Xuân Cương (phải) và chiếc Su-22 số hiệu 8502 lần đầu tiên bay ra Trường Sa, ngày 10.3.1988

Ngày 25.4.1995, Trung đoàn Không quân 937 (Sư đoàn Không quân 370) tiếp nhận 6 máy bay tiêm kích Su-27 đầu tiên của Không quân Việt Nam.

Ngày 26.6.1995, trung tướng Phạm Thanh Ngân, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân thành lập Phi đội 3 sử dụng máy bay tiêm kích Su-27, làm nhiệm vụ xung kích trên hướng phòng thủ chiến lược của đất nước.

Ngày 4.8.1995, chuyến bay đầu tiên của Su-27 trên bầu trời Việt Nam, do phi công Võ Văn Tuấn (sau là Thượng tướng – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) và phi công Nguyễn Văn Thận thực hiện trên máy bay số hiệu 8521.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 7.

Phi công Võ Văn Tuấn (trái) và Đỗ Văn Đức (thứ 2 từ trái qua phải) cùng các chuyên gia Liên Xô (cũ) bên máy bay Su-27 lần đầu tiên ra Trường Sa, ngày 14.9.1997

Sáng 14.9.1997, biên đội gồm Trung đoàn trưởng 937 Võ Văn Tuấn và phi công Đỗ Văn Đức triển khai máy bay Su-27 tuần tiễu từ Phan Rang ra phía bắc quần đảo Trường Sa. Chuyến bay đánh dấu bước chuyển về chất của lực lượng không quân chiến đấu, khẳng định khả năng làm chủ bầu trời trên biển xa.

Gần 10 năm sử dụng hỗn hợp Su-22M4, Su-27 canh giữ Trường Sa, tháng 11.2004, toàn bộ máy bay Su-27 và lực lượng phi công, cán bộ nhân viên hàng không và phương tiện kỹ thuật bảo đảm Su-27 của Trung đoàn 937 được điều về Trung đoàn 935 (cùng Sư đoàn 370, đóng quân tại sân bay Biên Hòa).

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 8.

Su-30MK2 tại sân bay Biên Hòa

Đầu năm 2004, máy bay Su-30MK được đưa về Việt Nam. Ngày 19.8.2004, trung tướng Nguyễn Văn Thân (Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân) ký quyết định về việc tổ chức, tiếp nhận, lắp ráp, bay thử, nghiệm thu máy bay Su-30MK tại Sư đoàn 370. Trung đoàn 935 được giao nhiệm vụ tiếp nhận và đưa máy bay Su-30Mk vào huấn luyện – trực ban chiến đấu.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 9.

Su-30MK2 xuất kích

Hiện tại, lực lượng không quân tiêm kích Việt Nam đang làm chủ nhiều loại máy bay (Su-30MK2, Su-27, Su-22M4…) để đáp ứng với yêu cầu tác chiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn vùng trời, vùng biển đảo của Tổ quốc.

Một số hình ảnh về Không quân tiêm kích Việt Nam

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 10.

Kiểm tra an toàn bay

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 11.

Xuất kích ban đêm

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 12.

Trao đổi kinh nghiệm

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 13.

Bung dù giảm tốc khi hạ cánh

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 14.

Phi công trên máy bay tiêm kích

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 15.

Su-27 thực hành bắn ném bom

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 16.

Hạ cánh xuống sân bay Biên Hòa

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 17.

Biên đội Su-30MK2 bay tuần tiễu qua mốc chủ quyền đảo Trường Sa

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 18.

Biên đội Su-30MK2 nghiêng cánh chào Trường Sa

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 19.

Su-22 hạ cánh

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 20.

Su-22 cất cánh từ căn cứ không quân Phan Rang

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 21.

Su-30MK2 cất cánh từ sân bay Kép

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 22.

Su-30MK2 biểu diễn trên bầu trời Hà Nội

Nguồn: https://thanhnien.vn/khong-quan-tiem-kich-tu-so-khai-den-lam-chu-bau-troi-bien-xa-185241202185528825.htm

Cùng chủ đề

Tinh nhuệ hải quân đánh bộ

Những năm qua, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã tập trung xây dựng hải quân đánh bộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.  Trong số các đơn vị hải quân đánh bộ của Quân đội nhân dân Việt Nam, phải kể đến Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 (Vùng 4 Hải quân).  Nhân dân Campuchia vẫy chào tạm biệt chiến sĩ hải quân đánh bộ hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, trở về nước Tiền thân là Trung...

Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện năm 2024

"Chúng tôi sẽ xây dựng kênh thông tin trực tiếp với từng khách hàng có mức tiêu thụ điện lớn để kịp thời chia sẻ thông tin, phối hợp và triển khai các giải pháp nhanh chóng, phù hợp và hiệu quả trong việc cung ứng điện, đáp ứng tốt nhất nhu cầu điện phục vụ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị và nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân". Đó là chia sẻ của ông Hoàng...

Hiệu ứng từ những chuyến đi của bạn trẻ

Những chuyến đi không bị gò bó bởi lịch trình tham quan dày đặc, hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên và khám phá những điều thú vị, mới mẻ ở điểm đến... đã và đang là xu hướng du lịch được giới trẻ yêu thích. Các bài viết chia sẻ về những chuyến đi này trên các trang mạng xã hội thường thu hút đông đảo lượt xem, sự tò mò của nhiều người về những điểm đến...

Cùng tác giả

Thanh Hóa sắp xếp cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước, giảm gần 10 nghìn người

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Theo báo cáo tại hội nghị, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế, là địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, sáp...

Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các khâu trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng

Khẩn trương, trách nhiệm, quyết liệt, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên; sau sắp xếp phải bảo đảm bộ máy mới “tinh - gọn - mạnh”, phải vận hành tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả ngay lập tức, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; gắn với cơ...

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Thực hiện Nghị quyết số 18 với tư duy “vừa chạy vừa xếp hàng”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”

Vận động cán bộ nghỉ hưu trước tuổi để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đào Xuân YênPhát biểu tham luận tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên thống nhất với nội dung báo cáo được trình bày tại hội nghị, đồng thời đề nghị trong bốn bài học mà dự thảo báo cáo đã nêu, cần bổ sung thêm một bài học về việc bố trí...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân khách hàng 110kV

Không chỉ phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các khách hàng 110kV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giảm tình trạng lưới điện quá tải, đồng hành cùng ngành điện bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.Công ty Điện lực Thanh Hóa thăm,...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa sắp xếp cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước, giảm gần 10 nghìn người

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Theo báo cáo tại hội nghị, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế, là địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, sáp...

Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các khâu trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng

Khẩn trương, trách nhiệm, quyết liệt, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên; sau sắp xếp phải bảo đảm bộ máy mới “tinh - gọn - mạnh”, phải vận hành tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả ngay lập tức, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; gắn với cơ...

Thực hiện Nghị quyết số 18 với tư duy “vừa chạy vừa xếp hàng”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”

Vận động cán bộ nghỉ hưu trước tuổi để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đào Xuân YênPhát biểu tham luận tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên thống nhất với nội dung báo cáo được trình bày tại hội nghị, đồng thời đề nghị trong bốn bài học mà dự thảo báo cáo đã nêu, cần bổ sung thêm một bài học về việc bố trí...

Tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18). Đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp...

Nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp

Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Hồng Đức, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức diễn đàn khoa học “Những vấn đề đặt ra đối với KH&CN vươn lên trở thành động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2025-2030”.Các đại biểu dự diễn đàn.Theo báo...

[E-Magazine] – Những anh hùng trên xứ sở của những bản hùng ca Thanh Hóa

(Baothanhhoa.vn) - Ở cái tuổi "xưa nay hiếm", trí nhớ đã mai một nhưng ký ức về chuỗi ngày cùng đồng đội trải qua “mưa dầm, cơm vắt” của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Xuân Sinh vẫn còn vẹn nguyên. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/e-magazine-nhung-anh-hung-tren-xu-so-cua-nhung-ban-hung-ca-thanh-hoa-234875.htm

Thanh Hóa sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước

Đó là thông tin nổi bật tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Gọi tắt là Nghị quyết 18), do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sáng nay (26/12).Huyện Đông Sơn chuẩn bị sáp nhập vào...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 26/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 26/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-26-12-2024-234841.htm

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

Tuyển Việt Nam: Dấu ấn ngôi sao và khát vọng hồi sinh, chinh phục AFF Cup

Dưới thời HLV Park Hang Seo, đội tuyển Việt Nam trải qua kỷ nguyên huy hoàng khi trở thành thế lực thống trị bóng đá Đông Nam Á. Sau kỳ tích giành ngôi á quân giải U23 châu Á 2018, “Những chiến binh sao vàng” tiếp tục lọt vào bán kết Asian Games. Chiến công của lứa đội tuyển trẻ là bản lề để đội tuyển quốc gia giành chức vô địch AFF Cup 2018, là đại diện duy nhất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất