Powered by Techcity

Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa


Nguồn lực văn hóa là “động lực nội sinh phát triển bền vững đất nước”, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt, khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóaKhu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) được quan tâm đầu tư trở thành trọng điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của tỉnh.

Thanh Hóa – “mảnh đất địa linh nhân kiệt” với những trầm tích văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Toàn tỉnh có 1.535 di tích lịch sử danh thắng, trong đó 856 di tích đã được xếp hạng (1 di sản văn hóa thế giới, 5 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích quốc gia và 711 di tích cấp tỉnh). Cùng với đó là hệ thống bảo tàng trong toàn tỉnh hiện đang bảo quản và trưng bày hơn 34.650 hiện vật các loại qua các thời kỳ lịch sử, trong đó có khoảng 120 trống đồng thuộc loại quý hiếm và hàng nghìn hiện vật, cổ vật quý có giá trị lịch sử, văn hóa cao. Đây là nguồn tài nguyên quý giá làm giàu bản sắc văn hóa xứ Thanh, đồng thời là động lực để phát triển ngành “công nghiệp không khói”, tạo điểm nhấn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và 7 năm thực hiện Kết luận số 82-KL/TU, ngày 30/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm, chú trọng. Đáng chú ý, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của tỉnh về bảo tồn, tu bổ chống xuống cấp các di tích từng bước được thực hiện có hiệu quả. Trong đó phải kể đến một số công trình trọng điểm như: Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân); Khu Di tích lịch sử đền Bà Triệu, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, đình làng Phú Điền (Hậu Lộc); đền Đồng Cổ (Yên Định); đình làng Đình Trung, đền thờ Lý Thường Kiệt (Hà Trung); Nghè Vẹt, đền thờ Trần Khát Chân (Vĩnh Lộc)… Những di tích được đầu tư trùng tu, tôn tạo đã, đang góp phần phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, phục vụ đời sống văn hóa tâm linh, hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh.

Toàn tỉnh có 1.535 di tích lịch sử danh thắng, trong đó 856 di tích đã được xếp hạng (1 di sản văn hóa thế giới, 5 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích quốc gia và 711 di tích cấp tỉnh). Cùng với đó là hệ thống bảo tàng trong toàn tỉnh hiện đang bảo quản và trưng bày hơn 34.650 hiện vật các loại qua các thời kỳ lịch sử, trong đó có khoảng 120 trống đồng thuộc loại quý hiếm và hàng nghìn hiện vật, cổ vật quý có giá trị lịch sử, văn hóa cao.

Cùng với đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số được các cấp, ngành, địa phương quan tâm. Đáng chú ý, những năm gần đây, nhiều lễ hội truyền thống, loại hình văn hóa dân gian đặc sắc đã được phục dựng và duy trì như: Lễ hội Mường Xia (Quan Sơn), lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), lễ hội Nàng Nga – Hai Mối (Cẩm Thủy); lễ cấp sắc của người Dao; mo, hát ru, lễ tục làm vía kéo si của dân tộc Mường; tục cầu mưa của dân tộc Khơ Mú; chữ viết, lễ cầu nước, khặp của dân tộc Thái; trang phục của dân tộc Thổ… Cùng với nhiệm vụ bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, công tác điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, điền dã tư liệu hóa các di sản văn hóa phi vật thể cũng được tập trung triển khai. Các lễ hội dân gian; trò chơi, trò diễn; các làng nghề truyền thống từng bước được phục hồi và phát triển. Nhiều công trình nghiên cứu về truyền thống lịch sử, cách mạng của quê hương, đất nước, các địa phương, đơn vị được công bố rộng rãi, phục vụ đời sống tư tưởng, tinh thần của Nhân dân.

Trong giai đoạn 2014-2024, cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương trong các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”, đồng thời, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án giai đoạn 2023-2025. Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở đạt chuẩn, đồng thời coi trọng việc duy trì, phát triển các hoạt động bên trong các thiết chế văn hoá sau khi hoàn thành. Bên cạnh đó, một số địa phương đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, do đó việc đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ngày càng được triển khai, thực hiện khá tốt, với tổng kinh phí huy động khoảng trên 2.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, những năm gần đây, nhiều lễ hội truyền thống, loại hình văn hóa dân gian đặc sắc đã được phục dựng và duy trì như: Lễ hội Mường Xia (Quan Sơn), lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), lễ hội Nàng Nga – Hai Mối (Cẩm Thủy); lễ cấp sắc của người Dao; mo, hát ru, lễ tục làm vía kéo si của dân tộc Mường; tục cầu mưa của dân tộc Khơ Mú; chữ viết, lễ cầu nước, khặp của dân tộc Thái; trang phục của dân tộc Thổ…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc đầu tư cho văn hóa đến nay chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu, nhất là thiết chế văn hóa cơ sở. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách của tỉnh chưa đủ mạnh để phát huy các nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực của Nhân dân một cách hiệu quả. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Nguyên Hồng thẳng thắn nhận định: “Là địa phương có số lượng di tích lớn, trong điều kiện ngân sách Nhà nước dành cho công tác quản lý, bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa còn hạn chế, nên nhiều di tích xuống cấp chưa được trùng tu, sửa chữa kịp thời. Trong khi đó, công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh có tiến bộ, song chưa rộng khắp, nguồn lực để đầu tư cho phát triển văn hóa còn hạn chế. Chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, mà trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản, cơ quan văn hóa có lúc, có nơi còn mang tính hình thức… Chính vì vậy, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, các địa phương cần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, tập trung phát triển văn hóa và phát triển con người. Đồng thời huy động nguồn lực hỗ trợ xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội. Đặc biệt là các thiết chế văn hóa, thể thao khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân ở các khu công nghiệp… Qua đó góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa đáp ứng thời kỳ CNH, HĐH đất nước”.

Bài và ảnh: Hoài Anh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/khoi-thong-nguon-luc-dau-tu-cho-phat-trien-van-hoa-228182.htm

Cùng chủ đề

Thanh Hóa sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước

Đó là thông tin nổi bật tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Gọi tắt là Nghị quyết 18), do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sáng nay (26/12).Huyện Đông Sơn chuẩn bị sáp nhập vào...

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa về việc tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị số 27-CT/TU về việc tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Dưới đây là toàn văn Chỉ thị.Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân đón mừng năm mới và vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tạo khí thế mới, động lực mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và...

Hỗ trợ người nghèo “an cư” đón tết

Từ sự chung tay, góp sức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa), những năm qua, nhiều gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ xây dựng nhà ở khang trang, ấm áp nghĩa tình.Agribank Nam Thanh Hóa khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Lò Thị Tư ở thôn Tân Thành, xã Thanh Hòa...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Ngành Nội vụ nỗ lực lớn, quyết tâm cao, triển khai kịp thời, hiệu quả nhiều nhiệm vụ quan trọng 

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;...

Cùng tác giả

Thanh Hóa sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước

Đó là thông tin nổi bật tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Gọi tắt là Nghị quyết 18), do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sáng nay (26/12).Huyện Đông Sơn chuẩn bị sáp nhập vào...

Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nông nghiệp Thanh Hóa “cán đích” năm 2024 với hàng loạt dấu ấn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa Cao Văn Cường, những kết quả đó chính là tín hiệu vui trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, theo xu thế và yêu cầu thực tiễn.Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh kiểm tra, trao đổi với đồng...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 26/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 26/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-26-12-2024-234841.htm

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

Tuyển Việt Nam: Dấu ấn ngôi sao và khát vọng hồi sinh, chinh phục AFF Cup

Dưới thời HLV Park Hang Seo, đội tuyển Việt Nam trải qua kỷ nguyên huy hoàng khi trở thành thế lực thống trị bóng đá Đông Nam Á. Sau kỳ tích giành ngôi á quân giải U23 châu Á 2018, “Những chiến binh sao vàng” tiếp tục lọt vào bán kết Asian Games. Chiến công của lứa đội tuyển trẻ là bản lề để đội tuyển quốc gia giành chức vô địch AFF Cup 2018, là đại diện duy nhất...

Cùng chuyên mục

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Du lịch Thanh Hóa có gì hút khách trong tháng cuối cùng của năm?

Từ trung tuần tháng 12, không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2024.Lễ thắp sáng cây thông Noel...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch đã, đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách. Trong đó, trọng tâm là hướng đến các thị trường có nguồn khách lớn, với mức tăng trưởng nhanh trong nước và quốc tế.Quảng bá du lịch Thanh Hóa tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024.Năm 2024, du lịch là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Gặp mặt cán bộ quân đội, công an nghỉ hưu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Sáng 19/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu, Anh hùng lực LLVT Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các...

Đọc sách cũ trong thời đại số

Khi mà sách, báo điện tử ngày càng lên ngôi, nhiều người vẫn giữ thói quen đọc và sưu tầm sách, báo cũ. Với họ, đây vừa là niềm vui, cũng là một nét đẹp văn hóa rất riêng giữa “nhịp sống số”.Nhiều cuốn sách và tài liệu quý đã nhuốm màu thời gian được gìn giữ cẩn thận tại Thư viện Hà Duyên Đạt.Thư viện Hà Duyên Đạt của gia đình ông Hà Duyên Sơn ở xã Xuân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất