Powered by Techcity

Khởi sắc ngành may mặc, giày da


Từ cuối năm 2023 trở lại đây, sự phục hồi của thị trường tiêu thụ quốc tế là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực may mặc, giày da khôi phục lại sản xuất và việc làm cho người lao động. Không ít DN thời gian qua liên tục phải tuyển dụng lao động mới để kịp tiến độ các đơn hàng đã ký kết. Cộng đồng DN may mặc, giày da cũng đang có những nỗ lực mới nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn sản xuất ngày càng khắt khe của thị trường, hướng tới tối ưu hóa lợi nhuận DN.

Khởi sắc ngành may mặc, giày daTổng Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn là một trong những đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh sản xuất các đơn hàng theo phương thức FOB.

Đơn hàng tăng, việc làm bảo đảm

Công ty TNHH may Thiệu Đô có trụ sở tại thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa) với tổng diện tích nhà xưởng 3,8ha. DN hiện có 10 dây chuyền may áo sơ mi và 6 dây chuyền may quần áo vest sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu. Theo đại diện DN này, đón trước nhu cầu phục hồi của thị trường, năm 2023 DN đã tập trung nguồn vốn mở rộng nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc hiện đại. Từ đầu năm đến nay, công ty sản xuất được gần 1,4 triệu áo sơ mi, 240 bộ vest, với doanh thu đạt 4,3 triệu USD. Đơn hàng trong thời gian tới cũng đã được ký kết bảo đảm công việc tới tháng 5/2025. DN hiện đang tạo việc làm ổn định cho 1.100 lao động, với mức thu nhập bình quân đạt gần 8 triệu đồng/tháng.

Theo thống kê của Sở Công Thương, toàn tỉnh hiện có gần 300 DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may, tạo việc làm cho khoảng 150.000 lao động. Cùng với đó, trong lĩnh vực giày da có 27 DN giải quyết việc làm cho khoảng 133.000 người.

Mặc dù từ nửa cuối năm 2022 đến nay thị trường tiêu thụ chính của ngành may mặc, giày da Thanh Hóa là Hoa Kỳ và các nước EU suy giảm mạnh, song các DN đã chủ động tiếp cận thêm một số thị trường mới như châu Á, nhất là Đông Nam Á… Đồng thời đa dạng hóa mặt hàng; chấp nhận đơn hàng giá thấp để duy trì việc làm cho người lao động. Từ những giải pháp linh hoạt đã mang lại những kết quả khả quan cho các ngành công nghiệp này trong năm 2024.

Điển hình như tại Công ty TNHH May 888 (Quảng Xương), từ cuối năm 2022 khi thị trường Mỹ và EU sụt giảm sản lượng tiêu thụ, cùng với chấp nhận thêm các đơn hàng nhỏ, đơn hàng giảm giá, DN đã phát triển thêm và thành công khi chinh phục thêm 8 khách hàng ở châu Á, mang lại sản lượng tăng 20% so với năm 2023.

Theo số liệu từ Cục Thống kê, 7 tháng năm 2024 trong lĩnh vực may mặc, các DN đã sản xuất được 391,7 triệu sản phẩm, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Đặc biệt, càng về cuối năm, sản lượng sản xuất tăng trưởng cao và ổn định hơn so với những tháng đầu năm. Trong lĩnh vực giày da, sản lượng sản xuất trong 7 tháng cũng đạt 153,6 triệu đôi, tăng 16,7% so với cùng kỳ.

Thay đổi để tồn tại

Bên cạnh những tín hiệu khởi sắc về số lượng đơn hàng, ngành may mặc, giày da Thanh Hóa vẫn đối diện với nhiều thách thức, như giá đơn hàng hiện chưa khôi phục so với trước thời điểm suy thoái năm 2022, trong khi các chi phí đầu vào đều tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN. Cùng với đó, gần đây các nước nhập khẩu lớn liên tiếp đưa ra những yêu cầu mới về việc nhập khẩu các sản phẩm đáp ứng tiêu chí sản xuất xanh, tuần hoàn, bảo đảm trách nhiệm xã hội và môi trường của DN. Đây là những thách thức mới và sẽ liên tục cập nhật theo xu thế mà các DN phải nỗ lực nghiên cứu, đầu tư để thích ứng.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa Trịnh Xuân Lâm, dù là “trung tâm may mặc, giày da” của Bắc Trung bộ, nhưng ngành may mặc Thanh Hóa mới đáp ứng tốt tiêu chí về giải quyết việc làm. Lợi nhuận sản xuất đối với DN chưa cao do chủ yếu sản xuất theo phương thức CMT (gia công), phụ thuộc vào đơn vị nhập khẩu từ mẫu thiết kế đến nguyên phụ liệu và phương thức vận tải. Trong hiệp hội, hiện đã có một số DN đi đầu trong chuyển đổi sản xuất may mặc sang sản xuất FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) hay số ít đã “thử nghiệm” sản xuất theo tiêu chuẩn cao hơn là ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm), như: Tổng Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn, Công ty TNHH may Huệ Anh… với lợi nhuận các đơn hàng này tăng gấp 3 lần so với sản xuất gia công.

Tiến dần tới đáp ứng tiêu chí sản xuất xanh, tuần hoàn, bền vững và thân thiện với môi trường, theo yêu cầu của các đối tác nhập khẩu, một số DN đã chủ động trang bị các tiêu chuẩn nhà máy từ trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường.

Giám đốc điều hành Công ty TNHH May 888 Lê Văn Bắc, cho biết: “Một số khách hàng khó tính từ Nhật Bản luôn có những yêu cầu cao trong sản xuất xanh, sạch, an toàn cho người lao động. Vì vậy, từ khuôn viên nhà máy tới hệ thống đèn, các tiêu chuẩn an toàn về không khí luôn được DN chú trọng bố trí. Cùng với đó, DN cũng đầu tư hệ thống tiết kiệm năng lượng đầu vào trong sản xuất. Ngoài ứng dụng năng lượng mặt trời, chúng tôi còn nghiên cứu thêm các giải pháp lò hơi đốt vải để tái tạo năng lượng, phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác”.

Với quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 10 – 15% trong năm 2024, các DN đang tiếp tục tăng cường tương tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, công nghệ để hợp tác các đơn hàng phù hợp với năng lực sản xuất của các nhà máy; đầu tư máy móc, công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Về lâu dài, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Trịnh Xuân Lâm chia sẻ: Chúng tôi đang khuyến khích DN nghiên cứu, khắc phục các thách thức từ nguồn nguyên liệu tới vốn, trình độ quản lý, nguồn nhân lực để tiếp cận với trình độ sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất ngày càng cao hơn. Theo đó, trước mắt DN cần nhanh chóng tham gia vào các chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu trong nước và nội khối các nước tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để được hưởng các ưu đãi thuế. Đồng thời, nhanh chóng chuyển dần từ phương thức gia công xuất khẩu sang sản xuất FOB hay cao hơn là ODM, thậm chí mạnh dạn làm OBM (xây dựng thương hiệu cho đến tạo mẫu thiết kế, tìm nguyên liệu đầu vào, gia công sản phẩm và chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng) phù hợp quy mô và năng lực của từng DN”.

Bài và ảnh: Minh Hằng



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/khoi-sac-nganh-may-mac-giay-da-222972.htm

Cùng chủ đề

Doanh nhân vượt khó tích cực tham gia an sinh xã hội

Với bản lĩnh của một doanh nhân, anh Lê Trí Kỳ, Giám đốc Công ty CP Xây dựng hạ tầng Hồng Kỳ, thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) đã tạo dựng cho mình một nền tảng vững chắc, đó là doanh nghiệp tiên phong trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và tích cực tham gia công tác an sinh xã hội trên địa bàn.Anh Lê Trí Kỳ (bên trái) trao đổi công việc với...

Sản phẩm OCOP vươn xa nhờ công nghệ số

Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay Thanh Hóa đã có 537 sản phẩm OCOP. Ngoài tiêu thụ qua các kênh truyền thống, việc quảng bá, kết nối tiêu thụ qua ứng dụng công nghệ số đã và đang khẳng định là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, HTX, các chủ thể lan tỏa thương hiệu trên môi trường không biên giới.Sản phẩm OCOP của huyện Hoằng Hóa được giới thiệu tại Khu...

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhiều doanh nghiệp, HTX và nông dân ở các địa phương trong tỉnh đang tích cực ứng dụng đưa các sản phẩm nông nghiệp an toàn lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội để mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.Các TikToker tổ chức phiên livestream bán hàng và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Lê HợiBên...

Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp tăng năng suất lao động

Công nghệ lạc hậu, quy trình sản xuất chưa tối ưu, đội ngũ lao động vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng... Đó là những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động ngành dệt may tỉnh Thanh Hóa vẫn thấp hơn so với nhiều địa phương trong cả nước. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp (DN) dệt may cần tìm ra những giải pháp hiệu quả, để vừa nâng cao năng suất lao động, vừa góp...

Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Ngày 17/10, tại tỉnh Thanh Hóa, Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam tổ chức toạ đàm nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của HND trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho lao động nông thôn.Toàn cảnh buổi toạ đàm.Trong những năm qua, HND Việt Nam đã tích cực tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

Vừa qua, đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do ông Vũ Thế Nam - Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) về việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp theo chương trình mục tiêu giai đoạn 2021-2025.Toàn cảnh buổi làm việc.Trọng tâm là nêu rõ việc...

Đáp ứng nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án

Trước tình hình nguồn cung vật liệu xây dựng (VLXD) khan hiếm, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng, khai thác cung ứng VLXD cho các dự án, công trình lớn, trọng điểm trên địa bàn.Thực hiện khai thác vật liệu xây dựng ở mỏ đá của Công ty TNHH Hoàng Tuấn...

Thu hút khách từ thị trường các tỉnh Tây Bắc đến với Thanh Hóa bằng lợi thế và sự khác biệt

Một trong những mục tiêu của “ngành công nghiệp không khói” Thanh Hóa là đưa các tỉnh Tây Bắc trở thành thị trường khách quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách. Theo đó, nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đến thị trường này đã và đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả.Đoàn famtrip các tỉnh Tây Bắc khảo sát tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (tháng 3/2024).Các tỉnh...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất công nghiệp

Ngày 6/11, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - thương mại.Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, Ban...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất