Powered by Techcity

Khôi phục và tái hiện nghi lễ tế Nam Giao vương triều Hồ

Trong những năm qua, cùng với công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị Di sản Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc), việc nghiên cứu, hướng tới khôi phục các giá trị văn hóa phi vật thể tại đây được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc phục dựng lễ tế Nam Giao vương triều Hồ là nhiệm vụ cấp bách, góp phần phát huy giá trị của di sản, đồng thời tái hiện một phần truyền thống văn hóa cung đình đặc sắc từng chiếm vị thế đỉnh cao trong lịch sử Việt Nam.

Khôi phục và tái hiện nghi lễ tế Nam Giao vương triều HồHội thảo lễ tế Nam Giao vương triều Hồ – giá trị lịch sử, văn hóa và cơ sở khôi phục (tháng 12/2023) thu hút đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong cả nước.

Vương triều Hồ trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam là một vương triều tồn tại trong thời gian ngắn (1400-1407), nhưng dưới thời kỳ nhà Hồ đất nước ta đã có những thành tựu rất đáng tự hào. Đó là những công trình còn tồn tại cho đến ngày nay như: tòa thành xây bằng những khối đá lớn độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á; La thành bằng đất kết hợp trồng tre gai thể hiện thế phòng thủ quân sự độc đáo; Đàn tế Nam Giao với phần nền móng còn giữ được tương đối nguyên vẹn, được các nhà khoa học đánh giá cao về mặt lịch sử. Bên cạnh đó là những chính sách cải cách kinh tế – văn hóa – xã hội dưới thời Hồ đã góp phần xây dựng đất nước, chống lại giặc ngoại xâm và các chế độ phong kiến.

Theo các tài liệu lịch sử, lễ tế trời ở đàn Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất, đặc biệt với một triều đại vừa lên ngôi như nhà Hồ. Đây là lễ tế có ý nghĩa đặc biệt nhằm khẳng định tính chính thống của vương triều đối với Nhân dân và các nước ngoại bang, thể hiện uy quyền của hoàng đế, của chế độ quân chủ đối với các tầng lớp phong kiến và quan lại trong triều đình. Sách Việt sử thông giám cương mục, chép: “Nhâm Ngọ (1402), Hán Thương năm Thiệu Thành thứ 2. Tháng 8 mùa Thu, Hán Thương cử hành lễ tế Giao… Theo phép cũ, nghi vệ lễ giáo tế Giao rất long trọng, chia ra ba hạng lễ là: Lễ lớn, lễ trung bình, lễ nhỏ… Lễ tế Giao này, suốt đời nhà Trần chưa cử hành lần nào, đến nay Hán Thương mới đắp đàn Giao ở Đốn Sơn, chọn ngày lành đi xe Vân Long ra cửa Nam thành trăm quan và cung tần mạng phụ theo thứ tự đi sau…”.

Nhằm khẳng định tầm quan trọng của lễ tế Nam Giao vương triều Hồ, tháng 12/2023, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tổ chức Hội thảo khoa học Lễ tế Nam Giao vương triều Hồ – giá trị lịch sử, văn hóa và cơ sở khôi phục. Nhìn chung, ý kiến của các chuyên gia đều nhận định việc nghiên cứu, phục dựng lễ tế Nam Giao của vương triều Hồ tại núi Đốn Sơn là việc làm cần thiết, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân và góp phần phát huy giá trị của Di sản Thành Nhà Hồ. Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa: “Thành Nhà Hồ đã được ghi vào danh mục Di sản văn hóa thế giới của UNESCO, đàn tế Nam Giao ở núi Đốn Sơn là một bộ phận cấu thành của Di sản văn hóa thế giới, vì vậy mọi hoạt động phục dựng phải đảm bảo nguyên tắc giữ gìn sự toàn vẹn và tính xác thực của di sản. Trong đó, cần ưu tiên nghiên cứu, phục dựng lễ tế Nam Giao trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các địa phương đã tổ chức để tạo nên lễ tế không thoát ly khỏi truyền thống. Mặt khác, việc phục dựng lễ tế nên theo tinh thần vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, hoàn thiện dần qua từng năm để tránh những tác động không tốt đến di sản văn hóa và tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư địa phương”.

Bên cạnh đó, một số ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử cũng cho rằng, cần thận trọng trong việc đề xuất phục dựng lễ tế Nam Giao vương triều Hồ. Bởi, căn cứ vào các dữ liệu lịch sử, lễ tế Nam Giao vương triều Hồ trong lịch sử là một hoạt động chưa được tổ chức một cách hoàn thiện, trong điều kiện một nhà nước quân chủ chưa hoàn thiện về mặt thể chế chính trị. Quan điểm của ông Hồ Quang Sơn, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa và Cổ vật Thanh Hóa cho rằng: “Tuy mới chỉ thực hiện nghi lễ tế Giao một lần vào năm 1402, song những việc làm của vương triều Hồ đã được quốc sử chép biên, lưu truyền hậu thế. Việc vương triều Hồ không tiếp tục tiến hành nghi lễ tế Giao là do vương triều bị thất thủ chứ không phải tự làm gián đoạn nghi lễ này. Do vậy, cũng như các vương triều khác, nghi lễ tế Giao của vương triều Hồ cũng mang đầy đủ giá trị lịch sử đối với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Theo đó, cùng với việc khôi phục các hạng mục công trình của Đàn tế Nam Giao, cần phải đồng thời khôi phục nghi lễ tế Giao, có như vậy mới góp phần phát huy giá trị Di sản Thành Nhà Hồ”.

Cho đến nay, lễ tế Nam Giao vương triều Hồ bước đầu đã được khẳng định về mặt giá trị lịch sử, văn hóa, tuy nhiên cơ sở khôi phục vẫn còn gặp phải một số ý kiến trái chiều. Dẫu vậy, tựu trung lại các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, trong đời sống đương đại ngày nay, lễ tế Nam Giao được khôi phục sẽ vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa thể hiện truyền thống của dân tộc, đặc biệt là ý nghĩa về giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc với thế hệ trẻ. Mặt khác, việc phục dựng lễ tế phù hợp với định hướng và chủ trương chấn hưng và phát triển văn hóa dân tộc, góp phần đưa Di sản Thành Nhà Hồ trở thành điểm đến hấp dẫn của Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung.

Bài và ảnh: Hoài Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Tập huấn Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn liên quan cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh...

Ngày 27/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các chuyên gia của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế và Vụ Phát triển hạ tầng và Đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức tập huấn Luật Đấu thầu năm 2023 và các văn bản hướng dẫn liên quan cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.Các đại biểu tham dự tập huấn.Phát biểu khai mạc lớp...

Đại hội đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP Thanh Hóa lần thứ nhất

Sáng 27/10, Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP Thanh Hóa tổ chức đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029.Toàn cảnh đại hội.Dự đại hội có lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hóa, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo TP Thanh Hóa cùng 180 đại biểu là cán bộ, chiến sỹ quân tình nguyện và chuyên gia đã chiến đấu, công tác tại Campuchia.Các...

Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa

Nguồn lực văn hóa là “động lực nội sinh phát triển bền vững đất nước”, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt, khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) được quan tâm đầu tư trở thành trọng điểm du lịch văn hóa hấp...

Ký ức Hủa Phăn: Máu và hoa

Những cán bộ, kỹ sư, công nhân Ban C, thuộc Bộ Thủy lợi (cũ) tỉnh Thanh Hóa từng công tác tại Lào, nay mái đầu đã ngả bạc, người còn người mất, nhưng họ - đội quân không hàm, không hiệu đại diện cho hàng ngàn quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã cống hiến năm tháng tuổi xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng nước bạn Lào.Ông Đinh Phi Sơn và bà...

Vươn lên trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc gia

Thanh Hóa là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã, đang từng bước phát huy giá trị trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Đáng chú ý, sự thay đổi cả về “lượng” và “chất” trong hoạt động du lịch những năm gần đây giúp “ngành công nghiệp không khói” xứ Thanh có thêm những bước tiến mới, từng bước định vị thương hiệu “Du lịch Thanh...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất